Tổng thống Nga Valadimir Putin (giữa) bàn thảo với Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel về tình hình Ukraine. Ảnh: Reuters |
Theo CNN, tình hình chiến sự leo thang tại miền đông Ukraine được cho là nhân tố quan trọng khiến chính phủ Mỹ đang bước gần hơn tới khả năng tiến hành một cuộc "chiến tranh ủy nhiệm" với Nga, điều mà Washington luôn muốn tránh kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất từ sau Chiến tranh Lạnh nổ ra. "Chiến tranh ủy nhiệm" thường được chỉ cuộc chiến do một cường quốc chủ mưu nhưng không trực tiếp tham gia.
Nguy cơ trên càng trở nên gần với hiện thực sau khi Mỹ đưa ra các cáo buộc nghiêm trọng rằng Nga gửi binh lính và xe tăng vượt biên giới tiến vào miền đông Ukraine, để hỗ trợ lực lượng ly khai tại đây. Tuy nhiên, Moscow cực lực phản đối các cáo buộc trên. Hiện nay, chính phủ của Tổng thống Barack Obama thậm chí còn tỏ ý đang tính đến khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí phòng vệ cho Kiev.
Tại cuộc điều trần hôm 4/2, ông Ashton Carter, ứng viên được Obama đề cử cho chức bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, công khai tỏ thái độ ủng hộ kế hoạch trên. "Chúng ta cần phải hỗ trợ Ukraine trong việc bảo vệ chính bản thân mình", ông nói.
Các nhà phân tích cho rằng, một số nhà hoạch định chính sách tại Washington hy vọng thông qua việc giúp đỡ quân đội chính phủ Ukraine giành phần thắng tại chiến trường miền đông, sẽ gây sức ép buộc Tổng thống Putin phải nhượng bộ, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh tế do các lệnh trường phạt của phương Tây.
"Họ muốn thông qua việc này để hai bên ngồi xuống đàm phán, từ đó đi đến đình chiến và buộc Tổng thống Putin phải dè dặt hơn nhằm tránh sự phản ứng ngược trong nước", Financial Times dẫn lời ông Thomas Graham, cựu chủ quản vấn đề Nga của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết. "Nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm".
Kế hoạch trên được cho là sẽ đẩy cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây vào một ngõ cụt khác với những nhân tố bất ổn không thể dự đoán trước, và cũng không thể giúp giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.
"Điều này sẽ không giúp gì cho Ukraine, mà còn kéo dài sự thống khổ của quốc gia này. Và nó cũng sẽ khiến Mỹ bước gần thêm một bước nữa với cuộc đối đầu quân sự trực diện với Nga", ông Graham bình luận.
Cùng chung quan điểm trên, ông Eugene Rumer, cựu chuyên gia về Nga và châu Âu thuộc Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, cho rằng việc vũ trang cho quân đội Ukraine chỉ làm kéo dài hơn cuộc xung đột mà Kiev không thể nào giành phần thắng. "Cho đến nay, ông Putin chứng minh thái độ sẵn sàng bất chấp quan hệ căng thẳng với phương Tây, dù phải hứng chịu các hậu quả kinh tế do lệnh trừng phạt và giá dầu giảm", chuyên gia này cho hay.
Hiện nay, người dân Nga vẫn rất ủng hộ Tổng thống Putin. Kết quả một cuộc thăm dò do Trung tâm nghiên cứu Công chúng công bố hồi tháng 12/2014, 81% số người Nga được hỏi đều ủng hộ ông.
Khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong nước vẫn là quân bài đắc dụng mà ông chủ Điện Kremlin sẽ dùng nếu như Washington cung cấp vũ khí cho Kiev. Đây cũng là chiến thuật mà ông từng sử dụng để trấn an dư luận trong nước, khi quy kết trách nhiệm cho phương Tây trước những khó khăn kinh tế mà nước Nga đang đối diện.
"Không có dấu hiệu gì cho thấy người dân Nga không còn tin vào Điện Kremlin. Họ sẽ không bao giờ bỏ mặc ông Putin trong cuộc đối đầu với phương Tây", chuyên gia Rumer bình luận.
Nga cũng có các biện pháp trả đũa khác như gây trở ngại trên cuộc đàm phán hạt nhân Iran, vấn đề cần sự nhất trí của cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà Moscow là một thành viên có quyền phủ quyết.
Các lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng khác cũng sẽ phải đối đầu với các yếu tố bất định. Mỹ phụ thuộc vào tên lửa của Nga nếu muốn ra vào Trạm Không gian Quốc tế (ISS), và phải bay qua không phận của Nga nếu muốn tiến vào Afghanistan. Cơ quan tình báo hai nước có cơ chế chia sẻ thông tin về các tổ chức khủng bố. Các chuyên gia Mỹ giúp Nga giải trừ vũ khí hạt nhân.
Đây là các sách lược ông chủ Điện Kremlin từng vận dụng khi căng thẳng song phương lên cao trào sau vụ sáp nhập Crimea hồi tháng 3/2014. Khi đó, trong vòng đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran tại Geneva, các quan chức ngoại giao Nga ban đầu đe dọa ngăn cản công việc của các nhân viên điều tra Mỹ được quy định trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START mới) do Tổng thống Obama ký duyệt, nhưng sau đó lại thông báo một cách phi chính thức rằng công việc kiểm soát vẫn sẽ được tiến hành.
Phương Tây bất đồng nội bộ
Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa) phản đối kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ảnh: Reuters |
Kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine cũng không nhận được sự đồng thuận trong nội bộ các nước phương Tây. Pháp và Đức, hai nước chủ chốt trong Liên minh châu Âu (EU) công khai phản đối kế hoạch trên.
"Sự tiến bộ mà Ukraine cần không thể đạt được bằng nhiều loại vũ khí hơn", Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết. Bà cho rằng các viện trợ quân sự cho Kiev là nguy hiểm, đồng thời kêu gọi các nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Nga và lực lượng ly khai chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn.
Ngày 6/2, Thủ tướng Merkel cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có chuyến công du chớp nhoáng đến Moscow để bàn thảo với Tổng thống Putin về tình hình Ukraine. Ba nhà lãnh đạo đã họp thâu đêm suốt gần 5 tiếng đồng hồ, mà kết quả được một số quan chức của các bên miêu tả là "thực chất và mang tính xây dựng".
Tại Hội nghị Munich, Thủ tướng Merkel không đề cập đến việc cuộc hội đàm ba bên có đạt được tiến bộ nào hay không, nhưng khẳng định các biện pháp quân sự sẽ khiến thêm nhiều người thiệt mạng và dẫn đến các hậu quả mà phương Tây không mong muốn.
Bà cũng cho rằng tiếp tục các lệnh trừng phạt trong thời gian dài có lẽ là chiến lược tốt nhất. Tuy nhiên, nữ thủ tướng Đức cũng thừa nhận điều này chưa chắc sẽ có kết quả. "Chúng ta không thể đảm bảo rằng Tổng thống Putin sẽ làm những gì mà chúng ta muốn", bà Merkel nói.
Trong khi đó, một số quan chức Mỹ tỏ ra hoài nghi về khả năng thành công của chiến lược trên. "Tôi không cho rằng chúng ta biết được khả năng thành công của nỗ lực này là bao nhiêu", New York Times dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine, Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân sự của Thượng viện Mỹ, cho rằng Tổng thống Putin sẽ không dừng lại nếu như phương Tây không tăng cường hỗ trợ cho Kiev. "Tôi có thể đảm bảo rằng ông ấy sẽ không bao giờ dừng lại nếu không phải trả một cái giá đắt hơn", chính trị gia này nói.
Các nhà phân tích nhận định bất đồng trong cách tiếp cận giữa Mỹ và các nước đồng minh chủ chốt trong EU sẽ làm giảm khả năng phương Tây đưa ra được một chiến lược thống nhất và hiệu quả trong việc thuyết phục Nga quay lại thỏa thuận ngừng bắn ký tại Belarus hồi tháng 9/2014.
Trong khi đó, phương Tây tỏ ra rất dè dặt trong việc cung cấp các gói viện trợ kinh tế cho Ukraine. Washington hứa cho Kiev vay 3 tỷ USD, nhưng cũng không thể đủ cho tiến trình tái thiết quốc gia Đông Âu này. " Kế hoạch tăng cường viện trợ quân sự sẽ chỉ càng làm phân tán hơn nữa nhiệm vụ then chốt này", chuyên gia Thomas Graham kết luận.
Trích: Vnexpress
nói chung là cũng chả nói trước được điều gì cả! có thể chính phủ Mỹ thì đang phải còng lưng lên để chống đỡ với những hành động ngang ngược khó chịu của phiến quân Ukraina, nhưng một bộ phận quan chức nào đấy lại đang ngấm ngầm ủng hộ thì biết làm sao được! Mỹ thì khó đoán trước lắm và Nga phải dè chừng và chủ động đề phòng là đúng!
Trả lờiXóaviệc Mỹ đứng sau mấy vụ ở Ukraina có lẽ cũng đã nhiều người biết tới! thậm chí là các hoạt động khủng bố, hay phá hoại cũng là do Mỹ giật dây cũng nên ấy chứ! ngoài mặt thì luôn nói là bảo vệ hòa bình nhưng ai mà biết Mỹ đang toan tính những gì! cứ cẩn thận không thừa, phải có những biện pháp để đề phòng là an toàn nhất!
Trả lờiXóathực tế thế nào về tình hình ở Ukraina thì mọi người đều biết cả rồi! một bên là Nga một bên là Mỹ, cũng chưa biết đi theo ai thì có lợi hơn, nhưng cứ nhìn bây giờ ở Ukraina đang thế nào thì cũng đáng để lo ngại rồi! giờ mà lại được một bên hỗ trợ vũ trang cho nữa thì đúng là còn nhiều chuyện đáng quan tâm và còn nhiều chuyện rắc rối nữa!
Trả lờiXóaCó thể nói xung đột tại Ukraina hiện nay nó chỉ là cái cớ để Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục thực hiện một cuộc chiến tranh lạnh với Nga mà thôi. Và tình hình nếu cứ theo đà như thế này thì kết quả sẽ chẳng có lợi cho bên nào cả mà khổ nhất vẫn là người dân Ukraina mà thôi.
Trả lờiXóaNếu như Mỹ thực hiện kế hoạch vũ trang cho Ukraina hay trang bị hệ thống phòng vệ cho quốc gia Đông Âu này thì đó có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình hình tại Ukraina thêm căng thẳng, và quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ-Nga sẽ xấu đi rất nhiều, và Putin sẵn sàng đáp trả phương tây một cách thích đáng.
Trả lờiXóaMọi chuyện đều có thể xảy ra và chúng ta không thể đoán trước được điều gì, nhưng nếu như Mỹ và phương tây vẫn có những cáo buộc Nga đưa quân và vũ khí vào Ukraina để hỗ trợ lực lượng ly khai và Mỹ sẽ vũ trang cho Ukraina để đáp trả những cáo buộc đối với Nga thì việc Putin có những động thái làm gia tăng căng thẳng là hoàn toàn có thể.
Trả lờiXóaNhững vấn đề liên quan đến ukraine trong thời gian gần đây luôn là một điều thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Ở đó, thể hiện hai đầu thái cực của những quốc gia có sức mạnh hàng đầu thế giới về vũ trang. Ai là người thắng cuộc thì sẽ có tầm ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đối với thế giới.
Trả lờiXóaHiện nay, người dân Nga vẫn rất ủng hộ Tổng thống Putin. Kết quả một cuộc thăm dò do Trung tâm nghiên cứu Công chúng công bố hồi tháng 12/2014, 81% số người Nga được hỏi đều ủng hộ ông. Điều đó thể được cái uy của một người cầm đầu nước nga, nhưng với những chính sách hết sức khắt khe như vậy, thì chúng ta có thể thấy rõ những hệ lụy khi mà nước mỹ thực hiện chính sách cấm vận đối với nước nga.
Trả lờiXóaphương Tây tỏ ra rất dè dặt trong việc cung cấp các gói viện trợ kinh tế cho Ukraine. Washington hứa cho Kiev vay 3 tỷ USD, nhưng cũng không thể đủ cho tiến trình tái thiết quốc gia Đông Âu này. ” Những động thái này cho chúng ta thấy những sự dè dặt và thận trọng của phương tây trong việc này.
Trả lờiXóaNếu mỹ vũ trang cho Ukraina thì quả thực cũng không biết là tình hình ở Ukraina sẽ đi theo chiều hướng nào nữa. Thực sự là mình ghét chiến tranh quá, sao mọi người không ngồi lại với nhau để giải quyết bằng lời nói, sao cứ phải giết lẫn nhau làm gì. Sau rồi thì ai sẽ là người chiến thắng đây
Trả lờiXóaCho dù Nga có hành động gì thì cũng không thể tránh được một cuộc nội chiến đẫm máu ở Ukraina được. Bên nào cũng muốn giành chiến thắng và không muốn nhường bên nào. Người chịu thiệt chỉ là những người dân vô tội mà thôi. Thật là tội nghiệp cho họ, khi là nạn nhân của việc tranh chấp quyền lực đó
Trả lờiXóathực sự thì tôi nghĩ mỹ và phương Tây không nên xen vào chuyện của Ukraina, chuyện của họ thì nên để họ tự giải quyết. Cả Nga cũng thế, nếu người dân Ukraina họ nhờ thì mới giúp đỡ chứ không nên can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của họ. Như thế là không tôn trọng họ đó
Trả lờiXóaĐiều tôi mong muốn nhất vào lúc này là Mỹ hay các nước phương tây đừng có nhũng tay vào chuyện của Ukraina nữa, như thế này thì chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Khiến cho tình hình tại đây càng thêm bất ổn hơn, và chiến tranh sẽ càng kéo dài hơn đó
Trả lờiXóaThực sự thì việc Mỹ vũ trang cho Ukraina thì sẽ chỉ càng làm cho tình hình thêm căng thẳng thôi chứ có lợi ích gì đâu. Sẽ càng có nhiều người dân vô tội phải ngã xuống, người dân Ukraina sẽ còn phải trải qua nhiều ngày bom đạn nữa, và đất nước thì mãi chìm trong khủng hoảng thôi.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ cho thủ tướng đức, đó là sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraina. Việc làm này chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng, chứ có giải quyết được gì đâu. Nếu muốn giúp người ta thì giúp theo kiểu khác đi, giúp cho đất nước không còn chiến tranh đi. Như thế thì người dân sẽ biết ơn hơn đấy
Trả lờiXóaPutin sẽ làm gì nếu Mỹ vũ trang cho Ukraina ư, theo tôi thì chẳng phải làm gì cả, vì Mỹ sẽ chẳng dám đầu tư nhiều cho Ukraina đâu. hoặc là nếu đầu tư thì cũng phải nắm phần chuôi thì họ mới tiến hành. Còn không thì họ quan tâm làm gì, bây giờ họ còn đang phải đối mặt với IS nữa kia kìa
Trả lờiXóaNếu Mỹ vũ trang cho Ukraina thì sẽ càng đẩy cuộc chiến này đi xa hơn mà thôi, sẽ chẳng bao giờ có hồi kết cả, và người dân Ukraina sẽ phải sống trong cảnh chiến tranh này còn dài lắm, tổn thất mà chiến tranh gây ra sẽ ngày càng lớn. Nói chung là Mỹ không nên tham gia vào vụ này nữa
Trả lờiXóaThực sự thì không hiểu sao Mỹ ở đâu cũng có mặt thế nhỉ? Hầu như ở cuộc chiến nào cũng có người Mỹ tham gia. Ai chẳng biết là Mỹ là nước số một thế giới về kinh tế, quân sự. Nhưng có cần thiết phải như thế không, có cần thiết cuộc chiến nào cũng tham gia không vậy?
Trả lờiXóaPhải công nhận là tham vọng của Mỹ lớn thật đấy, hết trung đông, châu á, rồi lại cả đông âu nữa. Chỗ nào cũng có dấu chân của Mỹ. Cũng phải nói là Mỹ cũng hùng mạnh đi, chỗ nào đi cũng kiểm soát được. Nhưng điều mà thế giới cần không phải là quân sự, mà là một thế giới hòa bình nhé
Trả lờiXóaCòn làm gì được nữa ngoài việc tăng cường thêm cho phần còn lại chứ. nếu thế thì tình hình sẽ càng căng thẳng hơn, và người chịu thiệt thì lúc nào cũng chỉ là người dân mà thôi, họ sẽ càng mất mát nhiều thứ hơn, thậm chí là cả tính mạng nữa. Các bên cần phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề khó khăn này
Trả lờiXóaNhìn đi nhìn lại thì cứ ở đâu có chiến tranh là ở đó có Mỹ và các nước đồng minh của mình. có vẻ như Mỹ đã đi quá xa rồi đấy, đừng có lúc nào cũng kích động cho chiến tranh như thế. Nếu mỹ tiếp tay cho Ukraina thì sẽ chỉ làm cho cuôc chiến thêm căng thẳng mà thôi
Trả lờiXóaViệc Mỹ vũ trang cho Ukrainan là không thể chấp nhận được, đây là những việc làm không đúng đắn của Mỹ và nó chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi mà thôi. CÁi người dân Ukraina cần là sự hòa giải giữa hai bên, và đi đến một sự thống nhất là ngừng chiến. Chứ không phải việc mà Mỹ đang làm đây
Trả lờiXóaMỹ cứ thích hay lo chuyện bao đồng nhỉ? Đến lúc nào thì người mỹ mới chịu dừng tham gia vào những chuyện như thế này đây. Làm thế này thì Mỹ được lợi gì chứ, mà cũng chẳng ai có lợi cả. Chỉ khổ cho người dân Ukraina phải chịu tổn thất nặng nề hơn thôi
Trả lờiXóaTheo tôi thì mỹ không nên nhũng tay vào việc này, bởi nó sẽ không giúp ích được gì cho người dân ukraina mà chỉ làm cho mâu thuẫn giữa hai phe gia tăng thêm mà thôi. Hơn nữa việc làm này sẽ càng đẩy mối quan hệ giữa Nga và Mỹ tăng thêm mà thôi chứ không giải quyết được việc gì đâu
Trả lờiXóanước Mỹ hy vọng thông qua việc giúp đỡ quân đội chính phủ Ukraine giành phần thắng tại chiến trường miền đông, sẽ gây sức ép buộc Tổng thống Putin phải nhượng bộ khi mà Nga đang lâm vào tình cảnh khủng hoảng kinh tế do lện trừng phạt đến từ các nước phương Tây
Trả lờiXóathực sự Mỹ làm như vậy sẽ chẳng giúp gì cho việc giải quyết tình hình ở Ukraina cả , chẳng khác nào đổ thêm dầu vào chảo lửa đang sôi sùng sục , khi mà tình hình bạo lực tại Ukraina vẫn đang leo thang và số người chết cũng như di tản đang ngày càng nhiều thì việc tiếp ứng vũ khí sẽ chỉ làm tình hình thêm nóng mà thôi
Trả lờiXóachưa có vũ khí của Mỹ thì tình hình bạo lực ở Ukraina đã căng thẳng như hiện nay rồi , số người dân thường phải chết và đi di tản ngày 1 nhiều mà gần như vẫn chưa có biện pháp nào làm hạ nhiệt tình hình , thế mà Mỹ còn tính bơm vũ khí vào nữa thì khác gì đổ thêm dầu vào lửa
Trả lờiXóatình hình chiến sự tại Ucraina ngày càng căng thẳng, một thỏa thuận ngừng bắn đã được kí kết, nhưng trước khi thỏa thuận đó được thực hiện thì tiếng súng vẫn còn nổ trên miền đông Ucraina, người dân rất bất bình với những hành động mang tính khiêu khích của hai bên, chiến sự ở đây đã cướp đi biết bao tính mạng của người dân vô tội.
Trả lờiXóađúng là thế giới vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chiến tranh với những bất bình như thế này, tình hình Ucraina trong vài năm gần đây là một điển hình, rất tiêu biểu, nó diễn ra rất tự nhiên theo một phong cách khác hoàn toàn với các cuộc chiến tranh, khủng bố khác.
Trả lờiXóanhững tưởng tình hình chiến sự tại Ucraina đã dịu bớt đi, nhưng trong những ngày gần đây, tình hình đó lại càng ngày càng căng thẳng, Ucraina vẫn không thoát khỏi tình trạng chiến tranh, nó không giải quyết được việc gì mà chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về người và vật chất.
Trả lờiXóacho đến nay, một thỏa thuận ngừng bắn đã được kí kết giữa chính phủ Ucraina và lực lượng ly khai, nhưng tiếng súng vẫn chưa ngừng cho đến khi thỏa thuận được thực hiện và theo đó thì hậu quả thì vẫn tiếp tục tăng, số người dân thiệt mạng vẫn không ngừng tăng.
Trả lờiXóaO đâu có người mỹ o đó có chiến tranh
Trả lờiXóaNgười mỹ cứ mang dân chủ của mình đi áp đặt cho đất nước khác, ai ko nghe là đánh. Nhưng chỉ dám bắt nạt những nước yếu hơn hẳn mình thôi còn với nga thì hoàn toàn khác. Mỹ ko dại gì đối đầu quân sự với nga mà chỉ xui nước khác phá nga thôi.
Trả lờiXóaThời gian qua chiến sự ở Ukraine diễn ra rất phức tạp mà tôi nghĩ xung đột ở Ukraine thự chất là nơi giải quyết mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga, theo tôi đây là vấn đề của Ukraine với Nga nên để hai nước này tự giải quyết và theo ý của nhân dân nên Mỹ không nên tham gia vào cuộc chiến này thì chiến sự sẽ chấm rứt ngay.
Trả lờiXóaTất cả mọi người đều không mong muốn chiến tranh nhưng giữa những các quốc gia trên thế giới luôn có những xung đột. Và nếu bế tắc trên con đường hòa bình thì tất nhiên là phải giải quyết bằng chiến tranh. Tiếng súng vẫn chưa ngừng cho đến khi thỏa thuận được thực hiện .
Trả lờiXóaMỹ và Nga, hai nước cùng tranh giành ảnh hưởng và lợi ích. Trong khi đó những người dân vô tội lại tiếp tục phải hứng chịu chiến tranh. Hiện nay nó chỉ là cái cớ để Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục thực hiện một cuộc chiến tranh lạnh với Nga mà thôi. Hậu quả là người dân Ukraina phải gánh chịu mà thôi.
Trả lờiXóa