ĐẰNG SAU "BỨC THƯ" GỬI BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015
Tui đánh giá cao sự hư cấu của em
Vẫn vậy, một khi đã lên tiếng thì ầm ĩ và lố bịch hết mức.
Đó là tôi đang nhắc tới những “anh hùng” ảo tưởng sức mạnh vẫn luôn tự cho mình cái trọng trách là “đấu tranh vì nền dân chủ tuyệt đối” của đất nước này. Trước hết, cũng cần xâu chuỗi lại những việc mà ông “Tổ chức Xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam” đã làm.
Về cơ bản, cái gọi là “Tổ chức xã hội dân sự” ở Việt Nam thực bản chất là của mấy ông anh ảo tưởng sức mạnh; chuyên gây rối trật tự, chống Nhà nước để tạo cái danh hão chứ chẳng có cái gì mà gọi là vì đất nước. Những việc các ông này làm, không chống cái này thì chống cái kia, không xuyên tạc chủ trương, chính sách thì cũng tụ tập đám đông gây rối… rồi còn vô vàn những điều tai quái khác khó mà kể hết.
Âu thì cũng là cái liễn, chẳng cần nói nhiều thì chúng ta cũng hiểu; chỉ là những tên gọi khác nhau còn bản chất của những tổ chức như vậy; vẫn là bản chất chống đối Nhà nước.
Khi mà không thể tác động tiêu cực tới người dân; và những âm mưu ngày càng bị vạch mặt thì số người này lại chuyển sang những mảng lĩnh vực khác của xã hội để thu hút sự chú ý là đánh bóng thương hiệu không mấy làm sạch sẽ của mình.
Vừa qua, trên một số trang mạng trong nháy nháy; đã cho lưu hành bài viết với tựa đề: “Thư ngỏ của các Tổ chức Xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang” với nội dung là lăng mạ lực lượng thi hành pháp luật; và cho rằng, cái cách lực lượng công an thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình (đảm bảo an ninh trật tự) trước những hành động gây rối, phá hoại của những kẻ tự xưng “nhà dân chủ” là sai; chúng cho rằng, công an chỉ là công cụ của Đảng, Nhà nước chứ không vì nhân dân. Và đặc biệt là mỗi khi bị công an giải tán các vụ việc tụ tập, gây rối thì “các nhà zân chủ” lại quay ra “chửi” công an.
Xin thưa với các ngài rằng dân trí người Việt Nam không thấp như các “ngài” vẫn đang nghĩ đâu.
Những gì các “ngài” đã và đang làm sao có thể che dấu được bản chất. Cho nên, một lời nhắn nhủ tới những “nhà zân chủ” của chúng ta rằng đừng mượn cái danh của người dân; đừng mượn cái tiếng của số đông quần chúng để làm trò hèn hạ; cũng đừng đánh bùn sang ao, rằng những tiêu cực trong ngành công an vẫn còn đó nhưng không đồng nghĩa với việc họ giải tán những nhóm “zân chủ cuội, giải danh yêu nước, giả danh các tổ chức xã hội dân sự”. Nếu không có lực lượng thực thi pháp luật thì chính cuộc sống bình yên của người dân đã bị chính “các ngài” phá hỏng; và tương lai đất nước không biết sẽ đi đến đâu; và nếu không có công an thì chính “các ngài” – “các nhà zân chủ dỏm của Việt Nam” sẽ lĩnh hậu quả rất nặng nề từ những người yêu nước chân chính; những người mà cuộc sống và tương lai của họ đang bị ảnh hưởng từ những hành động thiếu IQ của “các ngài”.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về cái gọi là “Tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam” qua bài viết của TS. Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước:
Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự
Trong khi thừa nhận sự tồn tại khách quan và vai trò, tác dụng của các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta trong việc tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích, giới tính… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân như học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ các mặt, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, tham gia sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch, xã hội, từ thiện…, cần lưu ý một số vấn đề sau:
1- Xã hội dân sự ở Việt Nam cũng như trên bình diện quốc tế là một vấn đề còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thật sự có sự thống nhất từ nội hàm của khái niệm đến bản chất, vai trò của nó.
Do bối cảnh lịch sử và các mối quan hệ nhà nước – xã hội khác nhau, có những cách tiếp cận và quan điểm lý luận khác nhau về xã hội dân sự. Hiện có ít nhất ba cách tiếp cận đối với xã hội dân sự là: Thuyết tự do “mới” cho rằng xã hội dân sự tồn tại một cách độc lập và có phần đối trọng với nhà nước, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu vực tự nguyện”, ở đó các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua đối thoại “dân sự” và biện pháp phi bạo lực. Vai trò của các tổ chức này là kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Theo mô hình Xã hội tốt lành (Good Society), xã hội dân sự là một bộ phận cấu thành xã hội, không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà nằm ở khu vực giao nhau của ba bộ phận này; ranh giới của nó cũng không rạch ròi, luôn có sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tổ chức xã hội nhằm đem lại sự đồng thuận tốt lành cho mọi người. Mô hình Hậu hiện đại (Postmodern) xem xã hội dân sự thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẽ, thông cảm và liên kết, hợp tác giữa các bên tham gia đối thoại, thảo luận.
Liên quan đến phạm vi và bản chất của xã hội dân sự, còn những “điểm mờ” thường gây tranh cãi như tiêu chí xác định các loại hình, tổ chức xã hội dân sự và ranh giới không thật rõ ràng giữa tổ chức xã hội dân sự với tổ chức kinh tế cũng như tổ chức nhà nước và đảng, phái chính trị.
Ở nước ta, xã hội dân sự là vấn đề mới được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhưng còn nhiều quan niệm chưa thống nhất, ngay việc sử dụng thuật ngữ “xã hội dân sự” hay “xã hội công dân”, hai thuật ngữ này có đồng nghĩa hay không, cũng còn có ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến đồng nhất nội hàm của 2 khái niệm này, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, trong nghĩa ban đầu của nó, xã hội dân sự đồng nhất với xã hội công dân nhưng dần dần ý nghĩa và nội dung khái niệm xã hội dân sự biến chuyển và tách khỏi xã hội công dân và cho đến nay thì đó là hai khái niệm khác nhau, hai thực tiễn khác nhau, không nên nhầm lẫn.
Do đó, khi nói đến vai trò và các giá trị của xã hội dân sự, cần phải định vị rõ cách tiếp cận và phạm vi, tiêu chí xác định loại hình tổ chức xã hội dân sự cũng như bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể của một quốc gia nhất định.
Theo đó, xã hội dân sự ở nước ta bao gồm các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức cộng đồng theo dòng tộc, sở thích, câu lạc bộ,…; các tổ chức dịch vụ công và các quỹ không phải do Nhà nước lập ra, hoạt động phi lợi nhuận, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật và tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2- Với tính chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự quản, không thuần nhất, bản thân xã hội dân sự có không ít những hạn chế và thách thức nhất định.
Là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hoá luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các “lệ” riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế – xã hội.
Chính Ngân hàng Thế giới, khi đề cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tạo ra cơ chế để người dân tham gia vào công việc của chính phủ cũng đã không quên cảnh báo rằng “Không phải mọi tổ chức của xã hội công dân đều có tinh thần trách nhiệm đầy đủ, hoặc là với những thành viên riêng của họ hoặc là với công chúng nói chung. Và mặc dù một số nhóm có thể rất to mồm, những lợi ích mà họ đại diện có thể không được phân chia một cách rộng rãi”. Và “Có một số tổ chức NGO được tạo ra một cách cơ hội, để tiến cử những lợi ích hẹp hòi và những thành viên có cùng đặc quyền đặc lợi, thường làm thiệt hại cho những người không có tiếng nói và yếu thế” (Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.1998. tr 139 và tr 144).
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á “Các tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc, và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng” (Ngân hàng Phát triển châu Á: Phục vụ và duy trì, cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh.NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.2003. tr 613). Thực tế, bên cạnh vai trò tích cực của đa số các tổ chức xã hội dân sự, vẫn có một số tổ chức, trong những trường hợp nhất định có xu hướng chính trị hóa, can thiệp sâu, thậm chí lũng đoạn các hoạt động chính trị không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, vượt quá phạm vi, giới hạn cho phép, trái với tôn chỉ, mục đích đã được xác định khi thành lập. Một số tổ chức xã hội dân sự hoạt động chưa thực sự đại diện cho giới, ngành nghề, nhóm, cộng đồng dân cư… mà mình đại diện; không tuân thủ nguyên tắc phi lợi nhuận.
Ở nước ta hiện nay, một số tổ chức xã hội hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn viên, hội viên, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước; có xu hướng “hành chính hoá” về mặt tổ chức và hoạt động, do đó khả năng thu hút, tập hợp hội viên bị hạn chế. Việc tham gia cung ứng dịch vụ công trong một số trường hợp chưa được triển khai đúng với tôn chỉ và mục đích đã đăng ký, thậm chí có trường hợp chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức phi lợi nhuận để trốn thuế, gây tổn hại đối với lợi ích xã hội.
Vì vậy, cần nhận thức khách quan, toàn diện về vai trò, tác dụng cũng như những hạn chế, thách thức của các tổ chức xã hội dân sự đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; từ đó bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.
3- Trong khi sự hình thành xã hội dân sự tại các nước tư bản phát triển là kết quả khách quan của quá trình phát triển xã hội, thì việc phát triển xã hội dân sự tại nhiều quốc gia khác lại bị tác động từ bên ngoài, dưới hình thức tài trợ “bà đỡ” của một số thế lực chính trị ở một số nước phương Tây.
Tính không tự nhiên, bị áp đặt với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá là một trong những nguyên nhân gây ra bất ổn tại một số quốc gia. Mục tiêu của một số thế lực chính trị phương Tây “thúc đẩy” xã hội dân sự để phổ biến các “giá trị phương Tây” và với ý đồ thay đổi chế độ chính trị ở một số quốc gia. Thực tế lịch sử các sự kiện “cách mạng nhung”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở một số quốc gia gần đây cho thấy sự tham gia tích cực của một số tổ chức xã hội dân sự có quan hệ chặt chẽ với các thế lực chính trị phương Tây.
Các thế lực chính trị phương Tây thường viện dẫn các quy định về quyền tự do lập hội của mỗi người trong Tuyên bố chung về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước châu Âu về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, nhưng cố tình lờ đi các quy định về hạn chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong chính các văn bản này. Cụ thể là, Điều 29 Tuyên bố chung và Điều 22 Hiệp ước quốc tế, Điều 11 Công ước châu Âu nêu trên cho phép luật pháp có thể đưa ra những hạn chế cần thiết đối với quyền thành lập và tham gia hội “trong một xã hội dân chủ nhằm phục vụ lợi ích an ninh quốc gia và sự bình yên trong xã hội, nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng mất trật tự và tội phạm, bảo vệ sức khỏe và nhân phẩm hay bảo vệ quyền lợi và tự do của những người khác”. Hơn nữa, Điều 16 Công ước châu Âu còn quy định cả chuẩn mực mà theo đó, các bên tham gia Công ước có thể đưa ra những hạn chế đối với hoạt động chính trị của người nước ngoài trong các trường hợp liên quan đến quyền tự do lập hội.
Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều tổ chức xã hội dân sự được thành lập và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có một số tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các tổ chức xã hội đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy dân chủ, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chủ động tham gia cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ cho hoạt động của Chính phủ trong việc phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo,… góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, bằng thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động quốc tế và thù địch luôn muốn tạo ra các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản ngay trong lòng xã hội Việt Nam. Rất cần cảnh giác với xu hướng này, vì các tổ chức xã hội dân sự kiểu này sẽ đối lập và thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước ta. Bằng các hình thức tài trợ khác nhau cho một số tổ chức xã hội dân sự, các thế lực thù địch nhằm mục đích chính trị là hậu thuẫn cho các thế lực hoạt động chống phá cách mạng nước ta; lợi dụng vấn đề tự do lập hội để tập hợp lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước ta, gây sức ép và đòi đa nguyên chính trị, đa đảng nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Âm mưu của các thế lực phản động quốc tế là hòng tạo ra các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trong lòng xã hội Việt Nam nên chúng tác động cho ra đời những tổ chức xã hội dân sự kiểu phương Tây để từ “phản biện” hướng đến “phản đối” và cuối cùng thành tổ chức “phản động, chống đối” Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất là các thế lực phản động phương Tây đang muốn sử dụng các tổ chức xã hội dân sự như một phương thức để “Diễn biến hòa bình” tiến tới “Diễn biến không hòa bình” (cách mạng màu) lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh nghiệm sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu với vai trò tập hợp lực lượng đối lập, xây dựng “ngọn cờ” của các tổ chức xã hội dân sự đã chứng minh điều này.
Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài thường “quan tâm” nhiều đến các địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị – xã hội hoặc đang xảy ra các sự kiện “nhạy cảm“ liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Trong bối cảnh đó, một mặt phải nâng cao cảnh giác, phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu lợi dụng vấn đề xã hội dân sự của các thế lực thù địch, mặt khác cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức xã hội.
4- Để các thể chế của xã hội dân sự có thể phát huy tốt vai trò, tác dụng của mình đối với hội viên, thành viên và xã hội, nhất thiết phải có sự quản lý và định hướng bằng pháp luật của Nhà nước nhằm tạo ra một môi trường dân chủ lành mạnh cho sự phát triển hài hoà của toàn xã hội.
Nhìn chung phần lớn các quốc gia trên thế giới, có thể theo những chuẩn mực khác nhau, nhưng đều thực hiện việc quản lý tổ chức xã hội dân sự thông qua các quy định khá chặt chẽ và cụ thể về việc thành lập hội, tổ chức phi chính phủ. Theo đó, thường có một số nội dung như: điều kiện thành lập hội, tổ chức phi chính phủ; yêu cầu tối thiểu về điều lệ; các quy định về nghiêm cấm tư lợi trực tiếp hoặc gián tiếp; điều kiện nhận tài trợ hoặc được miễn, giảm thuế; các quy định về gây quỹ, quảng cáo v..v… Các cơ quan hữu trách của nhà nước không can thiệp trực tiếp, cụ thể vào việc xây dựng điều lệ hội, tổ chức phi chính phủ nhưng thường đưa ra quy định khung chung cho nội dung điều lệ bao gồm: tên gọi, mục đích, lĩnh vực, phạm vi hoạt động, tiêu chuẩn hội viên v.v… của các hội, tổ chức phi chính phủ. Luật pháp về hội của các nước quy định rõ ràng và cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động, nhất là về phương diện tài chính của các hiệp hội.
Ngoài các quy định pháp luật riêng về tổ chức, hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ, các hội còn chịu sự điều chỉnh của luật dân sự, luật thuế, luật hoạt động công ích, luật sở hữu trí tuệ, luật đăng ký kinh doanh v.v.
Đối với nước ta, thể chế quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự phải phù hợp và đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Thể chế quản lý các tổ chức xã hội kết hợp chặt chẽ giữa tự quản của các tổ chức xã hội với quản lý của Nhà nước đối với tổ chức xã hội; phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, đồng thời hạn chế tính tự phát hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức xã hội để hoạt động kinh doanh kiếm lời, thậm chí vì mục đích chính trị, gây mất ổn định chính trị – xã hội.
Khánh Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Họ vốn chỉ là một bầy cá thể nhỏ lẻ trong xã hội, nhưng làm việc gì, động tới cái gì họ cũng cho mình cái danh là số đông nhân dân, họ lấy cái gọi là số đông mà họ tự huyễn hoặc mình ra làm bình phong che đậy cho những việc làm bẩn thỉu của mình. Những việc làm ấy rồi cũng sẽ bị nhân dân thật sự lật tẩy và phanh phui mà thôi.
Trả lờiXóaNhững rận chủ ở Việt Nam làm xấu mặt khái niệm xã hội dân sự. Họ đấu tranh vì mục đích khác nhưng lại đội lốt tổ chức dân sự để hợp thức hóa. Đó là hành động không thể chấp nhận.
Trả lờiXóanhững người này lấy cái tư cách gì mà gửi thư cho bộ trưởng chứ nhỉ, nhiều lúc thấy cũng buồn cười nhưng mà không biết nên nói cái gì nữa, nếu như muôn thể hiện ý kiến thì cũng theo cấp bậc, đi lên từ cơ sở chứ, ai lại có những suy nghĩ như thế được
Trả lờiXóađằng sau đó lại là những con rận mà thôi, cũng là những con người vô tích sự, suốt nagyf chỉ có nhởn nhớn cái mặt ra, chờ cơ hội để chống lại chính quyền, làm thể thế giới biệt được những thứ không sự thật mà htooi, điều đó là đáng thất vọng lắm
Trả lờiXóaLuôn rêu rao về xã hội dân sự này nọ, thế nhưng liệu họ có hiểu cặn kẽ về xã hội dân sự. VIệt Nam liệu có cần những tổ chức như thế? Sự hơp pháp hóa về xã hội dân sự sẽ không bao giờ xảy ra, bởi nếu đó là sự thật đồng nghĩa với việc trang bị cho những kẻ phản động một công cụ đắc lực.
Trả lờiXóaThực sự mà nói thì trong thời buổi hiện nay, thật giả lẫn lộn nên xét cho cùng, trước những thông tin được đặt ra, chúng ta cần có những cái nhìn khách quan, thể hiện sự tỉnh táo trước bất cứ tin đồn nào, chỉ có vậy thì chúng ta mới không bị lợi dụng để thực hiện các hành động chống phá nhà nước ta.
Trả lờiXóaÂu thì cũng là cái liễn, chẳng cần nói nhiều thì chúng ta cũng hiểu; chỉ là những tên gọi khác nhau còn bản chất của những tổ chức như vậy; vẫn là bản chất chống đối Nhà nước. Dù với vỏ bọc nào thì bản chất, hành động của những nhà rận chủ lông mu đều là những hành động quấy phá, hạ thấp uy tín của chính quyền nhân dân ta. Đó là một điều không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaThời buổi này, cái gì cứ chướng ta gai mắt, cứ không hợp ý mình là cứ đơn này đơn nọ, gửi cấp này cấp nọ. không cần biết đó là đúng hay sai. âu nó cũng thành cái thông lệ, nhưng mà có ai biết được rằng, không ít những thế lực thù địch, chống phá nhà nước ta lợi dụng chính điều này để thực hiện các hành vi nhằm hạ thấp uy tín của Đảng , của nhà nước và kích động quần chúng nhân dân. Đó là một điều khó có thể chấp nhận được.
Trả lờiXóamột lời nhắn nhủ tới những “nhà zân chủ” của chúng ta rằng đừng mượn cái danh của người dân; đừng mượn cái tiếng của số đông quần chúng để làm trò hèn hạ; Đó chính là bản chất rận chủ, là những hành động thực sự gây nên sự phẫn nộ đối với người dân, những người có đủ nhận thức để hiểu ra vấn đề.
Trả lờiXóaNếu cho rằng : cái cách lực lượng công an thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình (đảm bảo an ninh trật tự) trước những hành động gây rối, phá hoại của những kẻ tự xưng “nhà dân chủ” là sai; thì như thế nào mới gọi là đúng. Chả nhẽ cứ chống mắt lên để nhìn lũ rận thối làm gì thì làm hay sao, hay dẹp đường để chúng hoạt động dễ dàng?
Trả lờiXóaĐây gọi là vơ đũa cả nắm, đất nước hơn 90 triệu dân , quyền lợi của đông đảo nhân dân phải được đảm bảo, những tiếng nói của những bọn này chỉ đòi quyền lợi cho chúng, im ỉm như thế, chỉ coi lợi ích của mình là trên hết không coi ai ra gì cả, đúng là hoang tưởng hão huyền
Trả lờiXóaNhững hành động như của bọn chúng ngoài đánh bóng tên tuổi, hay phục vụ mục đích xấu xa mà bí ẩn nào đó mà thôi, những kiểu như thế này thật hài hước, tôi chỉ nhớ đến lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư là hợp lý mà thôi, còn những kiểu như nhà rận chủ này thì chẳng bao giờ nghĩ cho đất nước ,phục vụ lợi ích "rận chủ" của bọn chúng mà thôi.
Trả lờiXóaCũng là điều dễ hiểu mà thôi, khi mà lực lượng công an nhân dân Việt Nam với người đứng đầu ngành là bộ trưởng Trần Đại Quang luôn làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho đó là phá tan những âm mưu phá hoại, chống lại nhà nước Việt Nam chúng ta. Cho nên không có gì làm lạ khi những tổ chức phản động ấy có thư ngỏ bộ trưởng đối với lực lượng thực thi pháp luật ấy.
Trả lờiXóaMấy cái tổ chức mang tên có vẻ hay ho lắm, giống như kiểu "Tổ chức xã hội dân sự” ở Việt Nam thực bản chất là của chúng là chuyên gây rối trật tự, chống Nhà nước để tạo cái danh hão chứ chẳng có cái gì mà gọi là vì đất nước và giờ đây lại còn ảo tưởng sức mạnh hơn khi mà gửi thư tới bộ trưởng Bộ Công an, Trần Đại Quang với nội dung là lăng mạ lực lượng thi hành pháp luật. Đúng là những kẻ ngáo đá mà thôi.
Trả lờiXóaSự phát triển của xã hội dân sự tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác bị tác động từ bên ngoài, dưới hình thức tài trợ “bà đỡ” của một số thế lực chính trị ở một số nước phương Tây, không hề xuất phát từ số đông quần chúng nhân dân. Đòi thành lập các tổ chức xã hội dân sự chỉ là cách để những kẻ cơ hội chính trị có thêm cơ sở để hoạt động chống nhà nước mà thôi.
Trả lờiXóaBản chất của những kẻ giận chủ luôn là những kẻ phá hoại, chứ chẳng có kẻ nào là tốt đẹp cả, là có lợi cho đất nước, cho dân tộc hết. Vậy mà chúng còn có thể viết tâm thư gửi bộ trưởng bộ công an cơ chứ. Chúng đúng là những kẻ mặt dày đây mà. Chúng cứ ảo tưởng sức mạnh làm như chúng tốt đẹp nữa chứ, ảo tưởng sức mạnh.
Trả lờiXóathư từ gì mà gửi bộ trưởng bộ công an với nội dung nói lực lượng công an là cái lực lượng công an thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình (đảm bảo an ninh trật tự) trước những hành động gây rối, phá hoại của những kẻ tự xưng “nhà dân chủ” là sai, quả thật là chúng đang ảo tưởng vào mơ mộng điều vô lý gì sẽ xảy ra đây?
Trả lờiXóalúc nào cũng là thư ngỏ , cũng núp dưới danh nghĩa nhân dân nhưng thực sự là lợi dụng cái danh nghĩa đó để ném đá giấu tay , chửi bới xuyên tạc lung tung mà ở đây là lực lượng công an , xin thưa với các nhà rận chủ rằng người dân hiểu hơn ai hết sự dối trá trong những thứ chúng viết ra , sự láo lếu và vô học của đám rận chủ bán nước
Trả lờiXóanhững tổ chức xã hội dân sự đó thực chất là công cụ của âm mưu thực hiện "diễn biến hòa bình" của Mỹ và đồng minh đối với nước ta mà thôi , chúng luôn muốn lập ra những cái gọi là tổ chức "xã hội dân sự" nằm tách rời sự quản lí của nhà nước , mặt trận để hình thành lực lượng chính trị đối lập , nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không để chúng lợi dụng những tổ chức đó
Trả lờiXóanhân dân tiếp xúc với lực lượng công an hàng ngày và sẽ phản ánh qua cách xử sự , qua mối quan hệ đó với công an , chứ không phải như mấy kẻ rận chủ bán nước mượn danh nhân dân để chửi bừa , xuyên tạc lung tung , lăng mạ danh dự của lực lượng chấp pháp như thế , đúng là đám khuyết tật về đạo đức
Trả lờiXóaxuyên tạc , bịa đặt , dựng chuyển để chửi bới , vu khống chính quyền và lực lượng công an có lẽ đã trở thành nghề nghiệp chính của đám rận chủ mất rồi , cũng vì công việc đó đem lại cho chúng nguồn thu nhập chính , cũng là vì chúng cả ngày chỉ có ngồi mà nghĩ xuyên tạc các như việc liên quan đến chính trị -xã hội dù chẳng liên quan gì những cứ đem ra để chửi , nực cười thật
Trả lờiXóatổ chức xã hội dân sự với bản chất của nó là rất tốt đẹp đối với sự phát triển của xã hội. Thế nhưng với âm mưu và thủ đoạn của mình, các đối tượng thù địch với đảng và nhà nước đã biến những tổ chức xã hội dân sự này làm công cụ để phục vụ cho mục đích chống phá của chúng
Trả lờiXóathứ nhất là việc mấy cái tổ chức dân sự gì gì ấy ở Việt Nam làm gì được công nhận đâu! tổ chức dân sự chỉ đơn giản là một nhóm những kẻ đầu óc có vấn đề, tụ tập lại với nhau để thực hiện những hành động chống phá Đảng và nhà nước ta thôi! rồi còn cái bức thư kia thì chắc chắn chả cần đọc nội dung mọi người cũng có thể đoán được rồi, toàn là những trò lố bịch!
Trả lờiXóabức thư có nội dung phải nói là không thể chấp nhận được! mấy tổ chức dân sự ấy, chúng chả có tiếng nói gì trong xã hội này cả, đơn giản vì chúng chỉ là một lũ cặn bã và mục đích những hoạt động của chúng chỉ là nhắm vào các cơ quan chức năng, hạ uy tín của họ, góp phần chống phá Đảng và nhà nước ta thôi!
Trả lờiXóamục đích của bọn rận chủ phản động hiện nay nhắm tới lực lượng công an là nhằm hạ thấp uy tín, hình ảnh của người công an nhân dân trong lòng quần chúng nhân dân, từ đó cô lập lực lượng công an! tuy nhiên thì những trò mà chúng dùng tới thì quá cũ rồi, người dân thừa hiểu cái bản chất thật của bọn rận chủ phản động trong và ngoài nước ta rồi!
Trả lờiXóagửi thư gì mấy cái thằng ngu dốt rận chủ phản động ấy chứ! tổ chức dân sự gì cái bọn ngu dốt ấy chứ, chỉ là một lũ vô công dồi nghề ngồi nghĩ đủ thứ chuyện trên đời để nói xấu người này người khác, tuyên truyền xuyên tạc để bôi xấu hình ảnh của Đảng và nhà nước ta thôi! mọi người đọc xong bức thư ấy chắc sẽ buồn cười mà không nhặt được răng lên mất!
Trả lờiXóabọn rận chủ đội lốt mấy cái tổ chức dân sự ấy thì ai chả biết tới mặt, những kẻ chỉ lấy cớ để đi phá hoại đất nước như thế thì không sớm rồi muộn cũng sẽ bị người dân lôi ra tẩn cho trận thôi! bức thư với nội dung xuyên tạc như thế chắc chắn sẽ được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm và có biện pháp xử lí thích đáng thôi!
Trả lờiXóanhững năm gần đây mấy thằng rận chủ phản động trong nước lại nghĩ ra cái trò thành lập những tổ chức dân sự và mục đích của những tổ chức dân sự này thì chắc chắn là không thể nào tốt đẹp được rồi! chính vì thế nên bức thư lần này chúng gửi bộ trưởng bộ công an cũng với mục đích xấu xa thôi, chúng cố gắng xuyên tạc để nói xấu lực lượng công an!
Trả lờiXóamong rằng các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm có những biện pháp nhằm ngăn chặn ngay những hành động ngông cuồng này của bọn rận chủ phản động trong nước, không thể để chúng lợi dụng danh nghĩa của một vài tổ chức dân sự( mà thực chất không được công nhận) để thực hiện những hành động không thể chấp nhận như thế này được!
Trả lờiXóanội dung bức thư chỉ là những lời bịa đặt trắng trợn và dùng nó để vu khống lực lượng công an, quá đó nói xấu lực lượng công an, hạ uy tín, bôi xấu hình ảnh của họ trong lòng quần chúng nhân dân! đúng là càng ngày chúng lại càng có nhiều chiêu trò để thực hiện những hoạt động chống phá! cần phải hết sức cảnh giác với những thủ đoạn mới của chúng!
Trả lờiXóabọn này thực chất là bọn muốn chống phá đất nước núp dưới danh nghĩa của tổ chức xã hội dân sự để dễ bề hội họp, thảo luận, tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền, chống phá đất nước. Những tổ chức núp danh như thế này cần xóa bỏ triệt để để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước
Trả lờiXóalúc nào các đối tượng thù địch với đảng và nhà nước cũng lấy những tiêu cực của ngành công an ra để trì triết mà không bao giờ chịu thừa nhận những công lao mà họ mang lại cho đất nước. Đồng thời chúng cũng xuyên tạc nói công an luôn trấn áp những tổ chức xã hội dân sự. Điều này hoàn toàn sai sự thật
Trả lờiXóanếu thực chất những tổ chức xã hội dân sự này mà hoạt động đúng với mục đích của mình, hoạt động với mục đích tốt đẹp, xây dựng đất nước Việt Nam ngày một phát triển thì công an không rảnh mà đi ngăn cấm họ. Nhưng thực chất các tổ chức này chỉ núp danh nghĩa hợp pháp để chống phá đất nước
Trả lờiXóaCái gọi là “Tổ chức xã hội dân sự” thực chất chỉ là tấm bình phong che đậy được rận và bè lũ phản động sử dụng cho 2 mục đích: thứ nhất, đó là nơi tụ tập, bàn tính chuyện phá hoại đất nước, nói xấu chế độ; thứ hai, đó là công cụ để chúng “thu hút vốn đầu tư” từ các tổ chức phản động và những kẻ thù địch với Việt Nam để trục lợi cá nhân.
Trả lờiXóa