Một ngôi chùa Nam tông Khmer đẹp
Những ngày vừa qua, Phật tử rất quan tâm đến câu chuyện thay đổi con dấu của một số ngôi chùa Khmer. Trong khi thực hư câu chuyện chưa được giải thích một cách rõ ràng thì trên RFA, đã có bài viết gây hoang mang trong dư luận; đặc biệt là trong Phật tử miền Tây Nam Bộ.
Liên hệ với những người trong cuộc, tác giả đã gặp và thực hiện một cuộc phỏng vấn đối với một số nhà sư tại một ngôi chùa Khmer về vấn đề này va được biết; thực chất là việc chủ trương thay đổi con dấu ở một số chùa Khmer là có thật; đó là chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xuất phát từ việc:
Trước đây, các ngôi chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ sử dụng con dấu riêng của mình (con dấu của Hội đoàn kết sư sãi); trong đó, có những ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer nằm trong hệ thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thấy rằng, dùng con dấu đó là một việc có thể gây chia rẽ, tạo nên một sự phân biệt trong nội bộ Phật giáo trong nước; do đó, các nhà lãnh đạo Giáo hội đã thống nhất việc thống nhất con dấu trong hệ thống chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trong đó có các chùa Khmer. Thời kỳ đầu khi mới đưa ra yêu cầu của Giáo hội, những chùa của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer vẫn dùng cả hai con dấu của Giáo hội và con dấu riêng (cũ). Việc sử dụng lẫn lộn cả hai con dấu đã dẫn đến những bất cập; đặc biệt là trong các công việc mang tính hệ thống trong toàn Giáo hội. Chính vì vậy, Giáo hội lại tiếp tục yêu cầu một số chùa Khmer sử dụng thống nhất con dấu; và đặc biệt là dùng con dấu của Giáo hội trong các hoạt động Phật sự có tính liên hiệp.
Ấy vậy mà trên trang RFA, mọi chuyện lại được nêu ra với bản chất hoàn toàn khác. Nội dung câu chuyện này đã bị tác giả bài viết: “Khmer Krom phản đối việc thay đổi con dấu của Chùa” xuyên tạc một cách trắng trợn rằng: “Nhà sư và Phật tử Khmer Krom ở các tỉnh đồng bằng Sông Cữu Long cho biết phía chính quyền đang ra sức ép buộc các chùa phải bỏ con dấu cũ và sử dụng con dấu mới theo mẫu nhà nước. Điều này khiến người Khmer Krom lo ngại bởi theo họ chính quyền cộng sản Hà Nội đang cố gắng xóa bỏ văn hóa của mình”.
Có hay không chuyện đó, chắc hẳn những người viết bài này hẳn sẽ hiểu. Ở Việt Nam, chính sách của Đảng, Nhà nước là tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng và luôn thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc được phát triển, phát huy khả năng của mình trong quá trình phát triển của mái nhà chung dân tộc Việt Nam.
Quá dễ để nhận thấy, đây là bài viết mang tính chất xuyên tạc sự thật, muốn hướng dư luận theo suy nghĩ tiêu cực từ những sự việc rất đơn giản. Trong nội dung bài viết chỉ chăm chăm nói xấu Nhà nước là đang muốn xóa bỏ nền văn hóa Khmer bằng những giọng văn hết sức chung chung, không đưa ra hình ảnh về những nhân vật cụ thể; vậy thì sao có thể thuyết phục người đọc cho dù đó là những người không mấy quan tâm đến chính trị, xã hội. Bài viết là hình mẫu tiêu biểu cho việc mượn hình ảnh tôn giáo để kích động vấn đề dân tộc; cố tình làm phức tạp tình hình miền Tây Nam Bộ.
Cũng cần phải khẳng định rằng chỉ một số chùa Khmer trong hệ thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới được phía Giáo hội yêu cầu chứ không phải tất cả chùa Khmer; những chùa Khmer độc lập thì vẫn dùng dấu riêng.
Nói thêm về Hội đoàn kết sư sãi:
“Năm 1964, trong bối cảnh phong trào đấu tranh của Phật giáo khắp Việt Nam lên cao, sự kỳ thị và đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngụy quyền đã kéo theo sự trỗi dậy của phong trào đòi tự do sinh hoạt Phật giáo.
Tại Trà Vinh, nơi tập trung đông nhất sư sãi và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, các vị cao tăng của Phật giáo Nam tông Khmer đã thành lập tổ chức Hội đoàn kết sư sãi khu Tây Nam bộ do sư cả Suvannathera Thạch Som làm Chủ tịch. Đây là tổ chức tiền thân của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ sau này.
Hội đoàn kết sư sãi khu Tây Nam bộ là bộ phận nằm trong Ủy ban mặt trận giải phóng khu Tây Nam bộ thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Hội có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, ủng hộ cách mạng, đấu tranh giành độc lập và giải phòng dân tộc. Kể từ khi được thành lập đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Hội đoàn kết sư sãi khu Tây Nam bộ đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, vận động chức sắc, tín đồ tham gia cách mạng, nhiều sư sãi hưởng ứng lời kêu gọi của cách mạng đã “cởi áo cà sa, khoác chiến bào”, cùng các tầng lớp nhân dân đấu tranh đi đến thắng lợi cuối cùng.
Trong các năm tiếp theo, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước lần lượt được thành lập tại một số địa phương ở khu vực Tây Nam bộ (Ba Xuyên, sau này là Sóc Trăng và Bạc Liêu; An Xuyên, sau này là Cà Mau; Kiên Giang; Vĩnh Bình, sau này là Trà Vinh...). Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tại những địa phương này đã góp phần đáng kể cùng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ, đoàn kết, tập hợp chức sắc, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer cũng như đồng bào các dân tộc cùng sinh sống trong khu vực, đi theo cách mạng, vận động các nhà sư, Ban Quản trị các chùa và đông đảo đồng bào dân tộc Khmer tham gia kháng chiến. Hội cũng tham gia vận động các chùa xây dựng cơ sở bí mật ngay tại chùa, một số chùa là những cơ sở cách mạng tin cậy, nuôi giấu cán bộ trong suốt thời chiến tranh.
Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ cũng như Hội đoàn kết sư sãi yêu nước các địa phương khu vực Tây Nam bộ tiếp tục là lực lượng tập hợp, đoàn kết sư sãi tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer vào các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong vùng đồng bào Khmer.
Năm 1981, thể theo nguyện vọng của đông đảo chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật giáo cả nước, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ là một trong 09 tổ chức, hệ phái Phật giáo lúc bấy giờ đã thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Từ đây, hoạt động của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ, tổ chức đại diện cho Phật giáo Nam tông Khmer chính thức nằm trong hoạt động chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vai trò và sứ mệnh của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã hoàn thành. Tuy Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ ra đời và hoạt động trong thời gian ngắn nhưng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Phật giáo Nam tông Khmer vẫn là một bộ phận không thể tách rời của của ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sau năm 1981, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ chính thức không còn hoạt động, tuy nhiên do điều kiện lịch sử khách quan, mà tổ chức này vẫn còn tồn tại ở các địa phương và vẫn giữ một vị trí quan trọng đối với chức sắc và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer.
Hiện nay, tại khu vực Tây Nam bộ, có 08 địa phương vẫn giữ mô hình hoạt động của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước sau khi Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ tham gia thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tên gọi chung là Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, thành phố. Các địa phương đó là: Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Trong đó Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đã qua 7 kỳ đại hội, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long mới được thành lập năm 2009”
Nguyễn Nga
thứ nhất là nghe mấy cái câu phát biểu của bọn RFA là đã không thể chấp nhận được rồi! làm gì có cái gì gọi là chính quyền cộng sản Hà Nội? chỉ cần đọc như thế thôi, những người có hiểu biết chút ít sẽ quay lưng và không thèm quan tâm tới mầy bài lá cà lá cải của cái trang RFA ấy nữa ngay thôi!
Trả lờiXóavề luận điệu thì có lẽ qua bài viết này mọi người cũng có thể thấy ngay được những chiêu trò của bọn rận chủ phản động ở trong và ngoài nước đang cố gắng chống phá Đảng và nhà nước ta rồi! thực hư câu chuyện thế nào cũng đã được làm rõ, chỉ mong thông tin này được phổ biến rộng để mọi người tránh bị các thế lực thù địch kích động, lợi dụng!
Trả lờiXóachỉ là một sự thống nhất về con dấu để mọi chuyện có thể dễ dàng hơn thôi! làm việc thì cái gì chả vậy, ở đâu chả vậy, cần phải có một sự thống nhất để đỡ bị nhầm lẫn hay nhiều vấn đề phức tạp rắc rối khác! vấn đề chính ở đây chỉ là sự chống phá, xuyên tạc của bọn RFA cũng như bọn rận chủ trong và ngoài nước ta thôi!
Trả lờiXóasự thật thì luôn luôn khác với những gì mà bọn báo đài lá cà lá cải kiểu như RFA đã đăng tin! chỉ có điều là phải làm sao để những thông tin chính xác nhất có thể tiếp cận được với bà con quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người có liên quan, chứ không thể để họ nghe những lời lẽ xuyên tạc bịa đặt kia được!
Trả lờiXóacó lẽ trước khi ban hành chủ trương nào đấy, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng nên tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân, tránh để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc kiểu như thế! đặc biệt có liên quan tới vấn đề tôn giáo tín ngưỡng thì càng phải làm cẩn thận!
Trả lờiXóabọn rận chủ phản động là những kẻ cơ hội bậc nhất ở thế giới này! bất cứ đâu có những câu chuyện còn chưa được mọi người biết đến là y như rằng chúng sẽ xuyên tạc, bịa đặt thêm vào để lừa gạt quần chúng nhân dân, tuyên truyền để nói xấu Đảng, nói xấu nhà nước, nói xấu chế độ ta! vô cùng nguy hiểm!
Trả lờiXóaThiết nghĩ việc thay đổi con dấu cho thống nhất trong giáo hội Phật giáo là điều cần thiết không có gì cần phải bàn cãi cả. Việc thống nhất con dấu không chỉ giúp cho việc quản lý hồ sơ sổ sách, các vấn đề có liên quan một cách thuận tiện và đồng nhất hơn.
Trả lờiXóaViệc thống nhất một con dấu là điều đáng làm và làm triệt để. Nó không có ảnh hưởng gì tới truyền thống tôn giáo của người Khmer hết mà đó thể hiện sự công bằng và hòa đồng không phân biệt tôn giáo.
Trả lờiXóaNhững ngày vừa qua, Phật tử rất quan tâm đến câu chuyện thay đổi con dấu của một số ngôi chùa Khmer. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với không chỉ bà con giật tử mà là uy tín, uy nghiêm của cả một ngôi chùa bậc nhất Việt Nam. Chúng ta cần có những nhận định thực sự khách quan và chính xác.
Trả lờiXóaĐây mới chính là sự thật, là điều mà chúng ta nên tin. Con dấu không phải là điều muốn thì thay đổi được. Nó liên quan đến nhiều vấn đề mang tính chất nhạy cảm, nên chúng ta cần có những cái nhìn, những nhận định thực sự mang tính chất khách quan và không được nóng vội.
Trả lờiXóa"Nhà sư và Phật tử Khmer Krom ở các tỉnh đồng bằng Sông Cữu Long cho biết phía chính quyền đang ra sức ép buộc các chùa phải bỏ con dấu cũ và sử dụng con dấu mới theo mẫu nhà nước" ư. Đúng là xuyên tạc hoang đường. Trong khi Nhà nước ta không muốn có sự phân biệt đối xử giữa các chùa thì có những kẻ lại rắp tâm lợi dụng để chia rẽ tôn giáo. DÙ thế nào thì mục đích xấu xa của chúng cũng không thể đạt được
Trả lờiXóakhông còn lạ với RFA, nếu tin những gì RFA nói thì đất nước, dân tộc VIệt Nam đã không còn viễn cảnh tươi đẹp như ngày hôm nay. Không còn lạ với những thủ đoạn bôi nhọ cán bộ cấp cao, nói xấu nhà nước, xuyên tạc chính sách, chủ trương của Nhà nước. Dù đã bị vạch trần nhưng hết lần này đến lần khác, RFA không chịu dừng lại. Âm mưu lợi dụng tôn giáo này tất sẽ không thành.
Trả lờiXóađây chính là những sự thật cần phải bàn tới, chứ không phải những thứ phù phếm . những thứ chẳng ra cái gì hết, nói cho công bằng là tức giận cái gì cũng phỉa xem được lí do, nguyên nhân, chứ không nghiêm nhiên cho người ta thế này thế khác
Trả lờiXóanếu như không biết sự thật thì cúng có thể hiểu nhầm, nhưng khi đã biết nhưng sự thật như thế này thì tôi tin nhiều người sẽ hiểu và thông cảm, chứ không nên vì những cam xúc nhất thời mà làm những việc không đâu vào đâu
Trả lờiXóa@nhan dan: ý kiến của bạn : "Thiết nghĩ việc thay đổi con dấu cho thống nhất trong giáo hội Phật giáo là điều cần thiết không có gì cần phải bàn cãi cả. Việc thống nhất con dấu không chỉ giúp cho việc quản lý hồ sơ sổ sách, các vấn đề có liên quan một cách thuận tiện và đồng nhất hơn." rất hay
Trả lờiXóaViệc thay đổi con dấu ở những ngôi chùa Khmer là theo chủ trương của giáo hội phật giáo Việt Nam nhưng các thế lực thù đich RFA lại xuyên tạc việc thay đổi con dấu để nhằm nói xấu giáo hội phật giáo Việt Nam chúng ta không nên tin những thông tin đó.
Trả lờiXóa