CỐ Ý HAY VÔ TÌNH TUYÊN TRUYỀN SAI LỆCH NỘI DUNG DỰ THẢO LUẬT TÍN
NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
Nói tới tôn giáo, những hoạt động của tôn giáo và pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, về cơ bản mọi người đều có thể hiểu một cách rõ ràng. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng các tôn giáo cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân. Điều này không chỉ được thể hiện ở những văn bản pháp luật quy định về các hoạt động tôn giáo như: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định 92… mà còn được hiện thực hóa bằng những việc thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền như việc thăm hỏi chức sắc, đồng bào các tôn giáo vào các dịp lễ hoặc sự kiện lớn của mỗi tôn giáo. Và ngược lại, chính quyền các cấp cũng nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của đồng bào va chức sắc các tôn giáo. Chính điều này đã tạo nên một mối liên hệ mật thiết, gắn bó trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Thực tế mà nói, tôn giáo, cũng như những lĩnh vực văn hóa xã hội khác đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo sự thống nhất và nghiêm minh của pháp luật thiết lập một trật tự xã hội văn minh, công bằng và dân chủ. Tuy nhiên, việc quản lý ở đây cũng giống như những lĩnh vực khác đó là quản lý phát hiện và loại trừ những yếu tố cực đoan, mê tín và vi phạm pháp luật; đặc biệt là việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện những âm mưu đen tối. Với những đồng bào tín đồ, những chức sắc trong các tôn giáo có sự hiểu biết, họ hiểu và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật bên cạnh việc tu hành của mình mà như quần chúng tín đồ có câu “tốt đời, đẹp đạo”.
Tuy nhiên, bên cạnh đa số tín đồ, chức sắc là những người như vậy thì vẫn có một số (một bộ phận thiểu số) chức sắc trong một số tôn giáo mà chủ yếu là Thiên chúa giáo còn có những suy nghĩ sai lệch (nếu như không muốn xem như là cực đoan). Những người này cho rằng Nhà nước muốn gây khó khăn cho các tôn giáo nhằm “tiêu diệt tôn giáo” bằng việc đưa ra những cơ sở pháp lý; hạn chế hoạt động các tôn giáo… rồi còn cô vàn những lời lẽ khác thực sự hết sức mơ hồ.
Gần đây, trong khi Nhà nước đang tiến hành quá trình góp ý Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo (một mức độ nâng cao của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo) để có thể đưa những hoạt động của các tôn giáo vào quy củ hơn cũng như việc bảo vệ những quyền lợi tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân và những nghĩa vụ của họ được bảo vệ và thực thi, chế tài ở mức độ cao hơn. Thì một số chức sắc trong đạo Thiên chúa đã có những hành động cho rằng Dự thảo tín ngưỡng, tôn giáo là sự lập lại cơ chế “xin-cho”.
Một bản nhận định, góp ý đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ là ý kiến của Giám mục 04 Giáo phận là Bắc Ninh, Kontum, Vinh và Xuân Lộc. 04 Giám mục này cho rằng: “bản Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo chưa đảm bảo quyền con người cũng như tạo sự bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, đem lại bình an cho xã hội cùng cộng đồng dân tộc”.
Có thể khẳng định rằng đây chỉ là ý kiến thiểu số của một số Giám mục chứ không phải của Hội đồng Giám mục Việt Nam về bản Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đây chỉ là ý kiến của 04/26 Giám mục ở Việt Nam và là 04 người có suy nghĩ lệch lạc về mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo; một trong số họ không chỉ có những suy nghĩ lệch lạc về tình hình tôn giáo trong nước mà còn thường xuyên tỏ thái độ cực đoan đối với chính quyền, Nhà nước. Ví dụ như Giám mục Giáo phận Vinh (một trong 4 người góp ý, là người đã chủ trì vụ việc gây rối trật tự, kích động giáo dân bắt cán bộ xã và đánh bị thương họ)
Những chức sắc có quan điểm sai lệch đó đã không biết rằng trong quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các nhà hoạt động tôn giáo, chức sắc các tôn giáo và đưa vào nội dung dự thảo tới lần thứ 3. Ban soạn thảo đã tập trung vào một số vấn đề như: Phải thể chế hóa và luật hóa quan điểm của Đảng và đưa quan điểm đó vào cuộc sống; phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; xây dựng bộ luật đảm bảo công ước và quy ước quốc tế; tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo; sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam…
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
nói về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam thì đất nước chúng ta là một quốc gia với rất nhiều tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau, tuy nhiên thì cũng chỉ có một số lượng nhất định được chính quyền công nhận và cũng có rất nhiều các tà giáo khác tự xưng mình là tín ngưỡng tôn giáo để chống phá Đảng và nhà nước ta!
Trả lờiXóathứ nhất tôn giáo và tín ngương chính thống ở Việt Nam hiện nay đều được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm cũng như có những chính sách hỗ trợ đắc lực nhất có thể! bản dự thảo sửa đổi luật về tín ngưỡng tôn giáo lần này thậm chí còn tối ưu hóa hơn nữa những công việc ấy! thế mà vẫn còn nhiều kẻ thiển cận đang cố xuyên tạc về dự thảo sửa đổi này!
Trả lờiXóakhông phải hoàn toàn tất cả những người chức sắc tôn giáo đều có được những tư tưởng tiến bộ hay có được những nhận thức đúng đắn về cái gọi là lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia! chính vì thế nên nhiều ông chức sắc vẫn thường xuyên có những phát biểu sai lệch về vấn đề tin giáo tín ngưỡng ở đất nước ta!
Trả lờiXóaSáng ngày 25 tháng 10 năm 2015, tại Hà Nội, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức Hội thảo về việc sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng. và dự thảo này có lẽ đang là đích ngắm của rất nhiều thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và nhà nước ta!
Trả lờiXóađôi khi mấy ông chức sắc, chức việc trong mấy cái tôn giáo tín ngưỡng không có được những nhận thức sâu sắc nhất về luật pháp đất nước Việt Nam, chính vì thế mà rất hay có những phát ngôn lệch lạc, và đó cũng chính là cơ hội để cho các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, chống phá Đảng và nhà nước ta!
Trả lờiXóaNgày 6-2, tại hội thảo xây dựng dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, do Bộ Nội vụ tổ chức, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chức tôn giáo đã đánh giá cao và hoan nghênh việc soạn thảo dự án luật này, thể hiện bước tiến lớn về khung pháp lý, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của công dân!
Trả lờiXóaTôn giáo, tín ngưỡng hay bất kì một cái gì khác muốn hoạt động hiệu quả và theo đúng quy củ của nó đều phải cần có Pháp luật điều chỉnh. Vì vậy mà luật tín ngưỡng tôn giáo là thứ cần thiết hiện nay, nó không chỉ định hướng, chấn chỉnh các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đi vào nề nếp mà còn giải quyết được những kẻ lợi dụng tôn giáo gây hại cho đất nước.
Trả lờiXóaTôn giáo là một phần không thể thiếu đối với một bộ phận nhân dân, là vấn đề tồn tại lâu dài của xã hội. Hiểu được điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có những chính sách, chủ trương hợp lí, tạo điều kiện tối đa để tôn giáo phát triển, bên cạnh đó tất nhiên phải có cơ chế quản lí để đảm bảo an ninh tôn giáo. Luật Tôn giáo tín ngưỡng không phải do cá nhân thảo ra, áp đặt tất cả thực hiện theo mà được sự đóng góp, tham luận của mọi thành phần, Vì vậy, đừng lấy nó ra để xuyên tạc
Trả lờiXóaTrong vấn đề gì thì cũng thế cả mà thôi , không chỉ có ở trong tôn giáo thôi đâu , chuyện gì thì cũng cần thiết phải có giới hạn của nó chứ , chứ không thì muốn làm gì thì làm , thích làm gì thì làm chắc , như vậy là không được , còn đâu là đất nước , là pháp luật nữa
Trả lờiXóaĐúng là có rât nhiều những trường hợp lợi dụng tôn giáo , lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng , tự do tôn giáo để mà làm bây , thực sự thì những trường hợp như vậy thì chúng ta cũng không còn lạ lẫm gì nữa cả , thế cho nên cũng cần phải có gì đó để mà quản lí tôn giáo chứ đúng không
Trả lờiXóaThế không quản thì để ông giết người , ông cướp của ông làm mấy cái chuyện vô đạo đức , vô văn hóa , vi phạm pháp luật xong sau đó lôi cái vỏ tôn giáo ra thì không bận gì hết à , có thiếu những trường hợp những kẻ xấu lợi dụng tôn giáo để mà làm chuyện xấu đâu cơ chứ
Trả lờiXóaHài , nói chung là chuyện gì thì cung vậy cả thôi mà , làm sao mà có thể thỏa mãn , đáp ứng hết được yêu cầu của tất cả mọi người được , bản thân tôn giáo chẳng có gì là sai trái cả , sai trái hay không thì là do cách con người sử dụng nó cơ mà , đâu có phải ở bản chất của nó đâu
Trả lờiXóachính sách pháp luật về tôn giáo là để nhằm phát hiện và loại trừ những yếu tố cực đoan, mê tín và vi phạm pháp luật; đặc biệt là việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện những âm mưu đen tối như chống phá Đảng và nhà nước , gây rối trật tự công cộng , chứ không phải như những gì chúng cố ý xuyên tạc
Trả lờiXóamục đích của Luật tôn giáo sẽ là đưa những hoạt động của các tôn giáo vào quy củ hơn cũng như việc bảo vệ những quyền lợi tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân và những nghĩa vụ của họ được bảo vệ và thực thi, chế tài ở mức độ cao hơn ,
Trả lờiXóatôn giáo và dân tộc là vấn đề rất nhạy cảm , thường xuyên bị lợi dụng vào các hoạt động chống đối chính quyền , phá hoại tình hình trật tự an toàn xã hội , do đó việc xây dựng dự thảo luật tín ngưỡng , tôn giáo là cần thiết và hợp lí trong thời điểm này , tuy nhiên để xây dựng được luật đó cần phải lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân , đặc biệt là bà con giáo dân .
Trả lờiXóacần phải thảo luận và xây dựng hệ thống pháp lí về tín ngưỡng, tôn giáo càng sớm càng tốt nhưng cũng cần phải hết sức thận trọng , không được vội vàng mà gây bức xúc trong bà con giáo dân , phải đảm bảo chính sách được bà con giáo dân đón nhận tích cực nếu không hậu quả sẽ bị xuyên tạc là đàn áp tôn giáo như chơi ,
Trả lờiXóaNhư chúng ta vẫn biết rằng, các vấn đề dân tộc, tôn giáo hiện nay đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các quốc gia, các thế lực, tổ chức bên ngoài nước ta. Vì đó là một vấn đề nhạy cảm, mang tính chất tâm linh cao nên rất dễ để kẻ xấu lợi dụng thực hiện những hành vi chống phá, xuyên tạc. Đó là một điều hết sức nguy hiểm.
Trả lờiXóaNhững chức sắc có quan điểm sai lệch đó đã không biết rằng trong quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các nhà hoạt động tôn giáo, chức sắc các tôn giáo và đưa vào nội dung dự thảo tới lần thứ 3.Đây là một vấn đề thực sự nhạy cảm, mang tính chất hết sức quan trọng, là nền tảng, là tiền đề cho việc hình thành và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo.
Trả lờiXóađúng là những ý kiến hoàn toàn sai lệch của 4 vị giám mục.các vị phải biết rằng để đưa ra một luật thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã đưa ra lấy ý kiến và đóng góp của đông đảo mọi người.một khi được thông qua nó sẽ đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.vậy nên các vị hãy suy nghĩ lại đi.
Trả lờiXóamột luật nào khi được thông qua nó đã được đưa ra lấy ý kiến và góp ý của đông đảo của các cơ quan chức năng cũng như đông đảo người dân.vậy nên 4 vị dám mục này hãy nên hiểu nó một cách cặn kẽ.đừng phát biểu mang tính chất chống đối như vậy.
Trả lờiXóaNhững cái kiểu lan truyền những cái tư tưởng sai lệch và chính sách của nhà nước thế này đúng là cái tội lớn đấy
Trả lờiXóaCái tội đó khác nào phản quốc đâu chứ ... tín ngưỡng thì cũng phải đúng mức chứ như cái kiểu mê tín dị đoan đồng bóng vớ vẩn thì ai mà chấp nhận được
Bản chất của bất kì thứ tôn giáo, tin ngưỡng chính thống nào cũng đều hướng con người đến chân, thiện, mĩ, cũng đều mong muốn tìm con đường giải thoát cho con người khỏi những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống và hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Chính vì thế tôn giáo, tín ngưỡng không phải là để phá hoại hay chống phá bất kì thể chế chính trị nào. Chỉ có những kẻ lợi dụng tôn giáo để mưu cầu, trục lợi cho bản thân mà thôi. Việc đưa ra luật để định hướng và kiểm soát được những vấn đề đó.
Trả lờiXóaĐảng Nhà Nước ta luôn có những chính sách phát triển tôn giáo và có hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển thế nhưng hiện nay có một số các thế lực thù địch chúng lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc chống lại Đảng Nhà Nước ta chúng ta cần cảnh giáo với những luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa