Ngọn đuốc sống - Thích Quảng Đức
Năm nào cũng vậy, vào thời gian này, cả nước ta cùng trải những ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn của đất nước như giải phóng miền Nam (30.4), ngày thương binh liệt sĩ (27.7). Trong niềm hân hoan và bồi hồi đó, có cả những Phật tử và các chức sắc Phật giáo, những người cũng đã từng trải qua những biến cố đầy thăng trầm của dân tộc; trải qua biết bao gian khổ cùng đất nước đứng lên dành độc lập, tự do. Hơn ai hết, những người tôn thờ đức Phật cũng hiểu rõ cái giá của chiến tranh.
Nói như vậy để thấy rằng, trong chiến thắng năm đó và đất nước được độc lập, tươi đẹp như ngày nay có công đóng góp rất lớn của những người Phật tử nói riêng và Phật giáo nói chung.
Có thể, nhiều người trong chúng ta biết đến Hòa thượng Thích Quảng Đức và vụ việc tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Vă Duyệt. Nhưng chắc không nhiều người biết được bối cảnh lịch sử đất nước khi đó và những nguyên nhân dẫn đến vụ việc nổi tiếng này. Từ sự tìm tòi, nghiên cứu tham khảo từ nguồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bài viết sau đây xin giới thiệu về bối cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam trong quãng thời gian xảy ra vụ việc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Điều này giúp ích cho chúng ta hiểu biết hơn về kiến thức lịch sử nước nhà; đồng thời, nó đặc biệt quan trọng khi những ngày qua đang có một số luận điệu tìm cách xuyên tạc nguyên nhân dẫn đến vụ tự thiêu cũng như cố tình nói sai bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam khi đó.
Cụ thể, trên trang RFA tiếng Việt (một trang mạng thường xuyên có những bài viết với quan điểm chống Việt Nam) vừa qua có đăng tải một đoạn video mang tựa đề “Việt Nam quê hương tôi” với nội dung cố tình xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc nguyên nhân dẫn đến vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức năm 1963 với hàm ý sự kiện này do chính quyền miền Bắc tiến hành nhằm dùng Phật giáo để phá hoại chế độ miền Nam Việt Nam.
Đây có thể là câu chuyện xuyên tạc lịch sử một cách hết sức nghiêm trọng và trắng trợn của những kẻ có dã tâm xấu. Từ sự xuyên tạc này, chúng muốn viết lại lịch sử theo hướng để người đọc (đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay hiểu sai về bản chất của sự việc xảy ra trong lịch sử đất nước). Điều này càng thực sự nguy hiểm khi hiện nay, với những nguyên nhân khác nhau mà nhiều người trẻ tuổi kém sử hay có sự hiểu biết hạn chế về lịch sử đất nước.
Đối với sự việc Hòa thượng Thích Quảng Đức là một sự kiện lớn, có tầm ảnh hưởng không chỉ đối với cách mạng giải phóng dân tộc mà nó còn là tiếng nói của chức sắc, tín đồ Phật tử phản đối chính sách muốn đưa Thiên chúa giáo lên làm quốc giáo ở miền Nam Việt Nam của gia đình nhà Ngô Đình Diệm và đàn áp các tôn giáo khác.
Hãy cùng sống lại bối cảnh lịch sử miền Nam khi đó, để thấy rõ hơn vấn đề này:
Theo dõi quá trình vận động chính trị của Ngô Đình Diệm và chủ thuyết “nhân vị” do Ngô Đình Nhu chủ xướng, ngay từ tháng 6-1954, khi Ngô Đình Diệm vừa mới được Nhà Trắng đưa về làm thủ tướng bù nhìn “Quốc gia Việt Nam”, giới lãnh đạo Phật giáo miền Nam đã khẳng định rằng: “Dưới chế độ Diệm cuộc sống sẽ trở nên hiểm nghèo hơn so với bất cứ thời gian nào dưới thời Pháp thuộc. Chúng ta chắc chắn phải trải qua những ngày tháng khó khăn hơn.
Đúng như giới lãnh đạo Phật giáo miền Nam đã nhận định, sau khi nắm chính quyền, Ngô Đình Diệm với sự hỗ trợ của Mỹ đã ra sức phá hoại hiệp định Genève, ngăn chặn hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đi liền với chính sách đó, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành chính sách đàn áp, khủng bố hết thảy mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, ác liệt nhất là chính sách “tố Cộng, diệt Cộng”, rồi Luật 10/59, ... Đối với Phật giáo, cũng từ khi mới lên cầm quyền, Ngô Đình Diệm và tay chân đã đẩy mạnh chính sách kỳ thị trên tất cả các lãnh vực từ tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội đến văn hoá - giáo dục. Chính sách này ngày càng được tăng cường nhằm thực hiện âm mưu loại Phật giáo ra khỏi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân miền Nam. Dưới chế độ Diệm mâu thuẫn xã hội biểu hiện qua “lăng kính tôn giáo” rất đậm nét. Điều này giải thích tại sao, Tăng Ni, Phật tử đã cùng với toàn thể nhân dân miền Nam liên tục tiến hành đấu tranh chống chế độ độc tài, gia đình trị, giáo trị Ngô Đình Diệm, mà đỉnh cao là phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963.
Những cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo địa phương.
Trong âm mưu đẩy lùi những hoạt động kinh tế của tín đồ Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tìm cách vu khống họ là hoạt động chính trị. Nạn nhân bị bắt, bị tra tấn, có người bị tịch thu gia sản, kết án khổ sai, có người bị giết. Để chống lại việc chính quyền Ngô Đình Diệm cưỡng bức về Vĩnh Long “thụ huấn nhân vị”, nhiều cán bộ viên chức đã phản ứng bằng cách này hoặc cách khác để lẫn tránh. Tại các “khu dinh điền” ở Tây Nguyên, có tín đồ Phật giáo tuy đã bị buộc cải đạo qua Thiên Chúa giáo để tránh được những khó khăn do chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra trong cuộc sống, thế nhưng sự đề kháng cá nhân của họ trước chính sách kỳ thị của chính quyền Ngô Đình Diệm được biểu hiện qua việc họ vẫn giữ vững niềm tin đối với tôn giáo của mình.
Sự phản kháng của tín đồ Phật giáo đối với chính sách áp bức của chính quyền Ngô Đình Diệm có lúc được thể hiện ngấm ngầm, nhưng không kém phần quyết liệt để bảo vệ tôn giáo truyền thống của họ. Điều này được thể hiện trong việc phát triển hệ thống chùa làng. Có thể nói rằng dưới chế độ Ngô Đình Diệm chùa chiền được xây dựng nhiều nhất. Số tín đồ Phật giáo cũng gia tăng với tốc độ cao. Chính Ngô Đình Diệm cũng thừa nhận có tới 80% dân số miền Nam là Phật giáo.
Giải thích như thế nào về hiện tượng trên đây khi mà chúng ta biết rằng chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách kỳ thị Phật giáo hết sức khắc nghiệt. Một nhà sư trong giới lãnh đạo Phật giáo miền Nam lúc đó cho chúng ta một sự giải đáp hết sức thú vị: “Những năm ông (Ngô Đình Diệm) trị vì, chùa được làm nhiều nhất... Nhưng sự làm nhiều chùa dưới chế độ ông Diệm thì qủa thực là hiện tượng “áp lực cao thì phản lực cường”. Mặt khác, dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, những ai không theo một tôn giáo là vô thần. Mà vô thần dưới chế độ Ngô Đình Diệm bị xem là cộng sản, bị đặt ngoài vòng pháp luật, tức là sẽ bị khủng bố, tù đày, bắn giết. Do đó, để phản đối việc Diệm bắt ép vào Thiên Chúa giáo, nhất là phản đối việc vu cáo là cộng sản, người dân miền Nam đa số tìm đến với Phật giáo “với ý thức tỏ lòng yêu nước, mến mộ một thứ đạo đã ăn sâu vào tâm linh dân chúng từ bao đời nhờ phẩm chất cao quý đó, thứ phẩm chất kết hợp được Đạo pháp và Dân tộc, kết hợp được cả tình yêu Tổ quốc và lòng thiết tha thương quý đồng bào, đồng loại của mình
Những cuộc đấu tranh được sự lãnh đạo của Tổng hội Phật giáo Việt Nam.
Cuộc đấu tranh “đòi ngày Phật đản”. Dưới thời Pháp thuộc, số ngày nghĩ lễ của Phật giáo hằng năm bằng một nửa so với Thiên Chúa giáo. Năm 1955, Tổng hội Phật giáo Trung Phần đã gởi văn bản “thỉnh cầu” chính quyền Ngô Đình Diệm huỷ bỏ quy định bất công về số lễ và ngày nghĩ lễ tôn giáo. Sự “thỉnh cầu” không được đáp ứng, mà còn dẫn đến hậu quả ngược lại. Ngày 9-1-1956, Ngô Đình Diệm ra Dụ số 4 huỷ bỏ ngày lễ Phật đản trong danh sách những ngày nghỉ lễ tôn giáo dành cho công chức và binh sĩ. Hành động trên đây chứng tỏ chính quyền Ngô Đình Diệm đã vượt xa hơn cả thực dân Pháp trong chính sách kỳ thị Phật giáo và lập tức gây nên sự công phẫn trong dư luận xã hội nói chung và Tăng Ni, Phật tử miền Nam nói riêng. Ngày 13-1-1956, Hoà thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam gởi kháng thư đến Ngô Đình Diệm: “Chúng tôi rất xúc động thấy báo Tin Điển số 380 ra ngày 12-1-1956, nơi trang nhất, dưới đầu đề “Những ngày lễ được nghỉ và lảnh lương” có đăng Dụ số 4 ngày 9-1-1956 ấn định ngày khánh tiết hàng năm, nội dung có 13 ngày nghỉ mà Phật giáo chỉ có 01 ngày, ... Sự công bằng đúng bản tâm và chính sách Ngài Tổng thống chúng tôi không được thấy mà các ngày nghỉ đã có lại bị giảm đi, nhất là giảm ngày lễ Đản sanh của Đức giáo chủ tôn giáo chúng tôi, một ngày lễ quốc tế. Điều đó gây cho chúng tôi một sự xúc động và kinh ngạc cực độ. Chúng tôi nghĩ báo Tin Điển đã lầm, chúng tôi không thể tin sự thật có như thế”.
Sau kháng thư của Hoà thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, nhiều đại hội Phật giáo các cấp được tổ chức và đã gởi kháng thư đến Ngô Đình Diệm đòi công nhận ngày Phật đản là ngày lễ quốc gia. Đại hội Hội Phật học Nam Việt họp tại chùa Phước Hoà (Sài Gòn) từ 15 đến 17-1-1956 gởi thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền Ngô Đình Diệm:
1. Tái lập ngày lễ Khánh đản (Phật giáng sinh) ngày 8-4 âm lịch, được nghỉ trọn ngày).
2. Cho phép nghỉ sớm mai ngày Trung nguyên (rằng tháng 7 âm lịch) thay cho buổi chiều”.
Ngày 20-1-1956, Chủ tịch Hội Tăng già miền Bắc tại miền Nam gởi Ngô Đình Diệm kháng thư yêu cầu “xét lại vấn đề này một cách công bình, hầu đem lại sự vui mừng cho 90% dân số Việt Nam tin Phật đang mong muốn” . Trước sự phản kháng mạnh mẽ của các tổ chức Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm các cấp cho đây là một mối nguy hại đe doạ đến sự sống còn của chế độ nên đã có những kiến nghị gởi Ngô Đình Diệm yêu cầu thoả mãn những đòi hỏi của Phật giáo, như ngày 3-2-1956, Toà Đại biểu Chính phủ tại Trung Việt gởi cho Ngô Đình Diệm công điện đề nghị: “Trước ngày bầu cử Quốc hội, chúng tôi kính xin Tổng thống cho sửa sắc lệnh gấp để gây ảnh hưởng tốt trong giới Phật giáo” hoặc Công văn ngày 13-4-1956 của Toà đại biểu Chính phủ tại Nam Việt gởi cho Ngô Đình Diệm viết: “Nhận thấy vấn đề này liên quan đến mối tín ngưỡng của đa số đồng bào, chúng tôi kính xin Tổng thống chấp nhận điều thỉnh cầu của Hội Phật giáo Việt Nam”. Vấp phải sự chống đối cả từ nhiều phía, kể cả một bộ phận chính quyền Sài Gòn, Ngô Đình Diệm trong cái thế “chẳng đặng đừng” phải chấp nhận những đòi hỏi của Phật giáo. Song Ngô Đình Diệm không ban hành dụ mới thay cho Dụ số 4 mà chỉ thị cho Đổng lý Văn phòng Phủ Tổng thống ra Thông báo số 5-TTP/TTK “quyết định cho các công sở nghỉ việc trọn ngày Phật đản”.
Tuy vậy, năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn loại bỏ ngày Phật đản ra khỏi ngày nghỉ chính thức trong năm. Trong bản kê những ngày lễ chính thức của năm 1957 do chính quyền Sài Gòn công bố ngày 14-12-1956 vẫn không có ngày nghỉ của lễ Phật đản. Điều này khiến dư luận xã hội và phía Phật giáo tiếp tục phản đối.
Cuộc đấu tranh chống chính sách khủng bố của quyền Ngô Đình Diệm. Do chính sách khủng bố của chính quyền Ngô Đình Diệm, mà nổi bật nhất là việc bắt ép tín đồ Phật giáo cải đạo qua Thiên Chúa giáo với nhiều biện pháp tàn nhẫn, cuộc đấu tranh chống chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình DiệmTrước lúc phong trào Phật giáo năm 1963 bùng nổ là vào cuối năm 1961, đầu năm 1962, hàng loạt đơn khiếu nạn của tín đồ Phật giáo cũng như các cấp Phật giáo từ khuôn hội, quận hội, tỉnh hội, tổng hội gởi các cấp của chính quyền Ngô Đình Diệm từ địa phương đến trung ương. Nội dung các đơn khiếu nại vạch rõ nỗi thống khổ của tín đồ Phật giáo trước sự khủng bố của chính quyền Ngô Đình Diệm ở các địa phương, đòi chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo, tập trung nhất là ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi.
Ngày 20-2-1962, hội Phật giáo Trung phần đã gởi kháng thư cho Ngô Đình Diệm và Quốc hội y vạch rõ chính sách khủng bố, áp bức, giết hại Phật giáo đồ của chính quyền Ngô Đình Diệm đang diễn ra khắp nơi: “Những kẻ chủ động vừa có quyền hành tại các xã, vừa là nhân viên ban truyền giáo công giáo tiến hành, đã lợi dụng quyền hành nhà chức trách để bắt nạt, khủng bố dân lành. Có người bị chôn sống như trường hợp ông Nguyễn Chuyển, thôn Mậu Lâm, mà toà án Tuy Hoà đã chứng kiến khi thân nhân bới lên, có kẻ bị hành hạ bị tắt thở tại Phú Yên, có người đập đầu vào nhà để chết vì uất ức hay tự tử vì bất công ở Bình Định. Cho đến việc lợi dụng sự bất an để sát hại hội viên thuần thành của chúng tôi như ở Quế Sơn, Quảng Nam”. Kháng thư khẳng định: “Hằng ngày chúng tôi nhận được thư từ kêu van từ nhiều nơi gởi về tỏ sự khủng bố, áp bức, bất công ở hạ tầng đối với Phật giáo chúng tôi không kể xiết” và yêu cầu Ngô Đình Diệm “công minh xét đoán gấp những nguyện vọng khẩn thiết trên cho hàng Phật tử”.
Trong kháng thư gởi Quốc hội Diệm, sau khi vạch rõ những nỗi thống khổ của tín đồ Phật giáo do chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Diệm gây nên, giới lãnh đạo Hội Phật giáo Trung Phần cho hay đã đến lúc tôn giáo của họ cần phải được bảo vệ: “Tình trạng giết chóc, bắt bớ, đàn áp bất công ở hạ tầng đã gây nên sự hoang mang, khủng khiếp trong hàng Phật tử chúng tôi và làm cho họ gần như mất hết tin tưởng cần thiết.
Đỉnh điểm của những phản kháng đó là sự việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11/6/1963 tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đinh Diệm.
Những sự kiện trên đây cho chúng ta thấy rằng trước lúc bùng nổ phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 (7-5-1963), cùng với các tầng lớp nhân dân miền Nam, cuộc đấu tranh của Tăng Ni, Phật tử miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm dưới hình thức bình thường, ẩn hiện, âm ỉ đã diễn ra liên tục. Thời gian càng đi tới, sự công phẫn càng được tích luỹ, do đó mà đối với Tăng Ni, Phật tử, họ thấy “đã đến lúc tôn giáo của họ cần phải được bảo vệ”.
Cho đến trước khi phong trào Phật giáo miền Nam bùng nổ năm 1963, cùng với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, cuộc đấu tranh của Tăng Ni, Phật tử miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm, lúc bình thường, lúc ẩn hiện và ở những mức độ khác nhau nhưng đã diễn ra khá liên tục. Tuy chưa tiến đến một cao trào đấu tranh trên quy mô rộng lớn, song những cuộc đấu tranh của Tăng Ni, Phật tử miền Nam đã góp phần làm suy yếu thế đứng chính trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, làm cho nội bộ chúng mâu thuẫn, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng miền Nam phát triển. Trong điện chào mừng Đại hội các nhà sư, họp ngày 18-10-1961, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam miền Đông Nam Bộ khẳng định: “Từ 7 năm qua, giới Tăng Ni và Phật tử đã luôn anh dũng xả thân vì nguyện hoà bình, độc lập, thống nhất của nhân dân, đã cùng với tầng lớp đồng bào đấu tranh chống kẻ thù xâm lược là bọn đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm. Nhiều vị đã anh dũng hy sinh. Thành tích đó đã làm rạng rỡ giới Phật giáo và góp phần quan trọng vào việc mở rộng đoàn kết giáo lương, dân tộc, đưa đến sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày nay”. Mặt khác, thông qua những cuộc đấu tranh, Tăng Ni, Phật tử miền Nam càng nhận rõ bản chất độc tài, phản dân tộc của chính quyền Ngô Đình Diệm, bước đầu hình thành, chuẩn bị đội ngũ, đón thời cơ cho một phong trào đấu tranh rộng lớn và quyết liệt hơn.
Đạo Việt
Bài viết có sử dụng nguồn dữ liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ lớn trong lòng nhân dân, phật tử, một vị Hòa thượng vốn đã trút bỏ hồng trần, bỏ qua thời thế về với cửa Phật, nhưng trước những gì miền Nam đang phải chịu đựng, ông cũng không thể ngồi yên được.
Trả lờiXóaPhản đối chiến tranh, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm thì đã có nhà sư tự thiêu. Đó là khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm và sự phản đối diễn ra kịch liệt
Trả lờiXóaChắc ai học lịch sử chắc đều biết việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu là để phản kháng đối với chính sách áp bức của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với những người theo Phật giáo nói riêng và các tôn giáo khác ngoài Công giáo nói chung. Việc làm này thể hiện ý chí đấu tranh giai cấp đến cùng của vị sư thầy đáng kính này. Không biết kẻ ngứa mồm, chân tay nào lại nghĩ ra và xuyên tạc lịch sử đến vậy, không có lương tâm vs những người đã khuất
Trả lờiXóaNhư đã thành truyền thống, Phật giáo và các tín đồ của tôn giáo này luôn có tinh thần yêu nước và đồng hành vs dân tộc qua các thời kỳ. Họ những vị Tăng Ni, Phật tử đã cùng với tầng lớp đồng bào đấu tranh chống kẻ thù xâm lược là bọn đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm. Chúng ta nên tự hào về truyền thống yêu nước đó và cùng nhắc nhở vs thế hệ mai sau rằng sự hy sinh của Phật giáo cho quá trình cách mạng là vô cùng to lớn
Trả lờiXóaDù theo hay không theo tôn giáo nào thì mỗi con người mang dòng máu Việt đều là con dân Việt Nam, khi đất nước cần thì không phân biệt ai cả, tất cả đều phải đứng lên để đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Góp phần vào chiến thắng vẻ vang ấy, không thể không kể đến những phật tử anh hùng. Họ cũng xứng đáng là những anh hùng liệt sĩ của đất nước.
Trả lờiXóaTrong chiến thắng năm đó và đất nước được độc lập, tươi đẹp như ngày nay có công đóng góp rất lớn của những người Phật tử nói riêng và Phật giáo nói chung.
Trả lờiXóaPhật tử cũng lên tiếng phản đối chế độ cũ. Chế độ mà tôn giáo còn không có cơ hội để được tự do và coi như một công dân trong nước
Trả lờiXóaKhông thể quên sự việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11/6/1963 tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đinh Diệm. Sự việc đã gây tiếng vang lớn trên cả nước, nói lên sự ác độc của chính quyền Ngô Đình Diệm và sự cần thiết phải bảo vệ phật giáo nói riêng cũng như các tôn giáo khác nói chung.
Trả lờiXóaSự kiện hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đó là một hành đông thể hiện tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam qua sự kiện này nhân dân ta đã đồng loạt đứng lên chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm qua sự kiện này chúng ta cũng thấy được tinh thần và lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaCho dù có xuyên tạc thế nào thì những kẻ ngụy quân ngụy quyền còn sót lại và đám cuồng tư bản chống cộng cực đoan ngày nay vẫn không thể che giấu được tội ác của chúng nó, vấn đề là có những thứ nó là sự thật mà chỉ hư cấu lên một tí thôi nghe nó cũng khác hẳn bản chất và không thể lọt tai được, nên chúng càng xuyên tạc thì càng thất bại
Trả lờiXóaChính quyền miền Nam khi đó phải có những chính sách tàn ác và bị người dân phản đối thế nào thì mới đến mức một vị đại sư phải tự thiêu ngay giữa đường phố chứ. Cứ nghĩ đến việc này thì mình không thể tin được bất kỳ lời bịa đặt thanh minh nào của đám rận và đám cờ vàng về nhân đức của những kẻ ngụy quân và chính quyền Việt Nam cộng hòa xưa
Trả lờiXóaChính xác thì dưới thời chính quyền ngô đình diệm, phật giáo đã bị đàn áp rất nhiều, còn thiên chúa giáo thì nhờ đó mà phát triển lớn mạnh, chứ phật giáo vốn du nhập vào Việt Nam từ lâu rồi, người dân cũng rất tin vào phật giáo với bao nhiêu đền chùa cổ từ các đời vua trước.
Trả lờiXóaTôn giáo luôn là ngòi nổ trong các mâu thuẫn bạo lực diễn ra ở trên khắp thế giới. Còn ở Việt Nam lại có một sự đoàn kết đặc biệt trong mọi hoàn cảnh. Lịch sử kháng chiến chống Pháp và Mỹ luôn có đóng góp to lớn của cộng đồng tôn giáo mà đặc biệt là các phật tử với tinh thần yêu nước bất khuất. Chúng ta mãi mãi khắc ghi công ơn của Hòa thượng Thích Quảng Đức, tình thần yêu nước đó sẽ mãi trường tồn với thời gian.
Trả lờiXóaPhật giáo là tôn giáo đồng hành cùng dân tộc. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của đất nước những Phật giáo đã đóng góp rất nhiều công lao cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu cũng là một minh chứng rõ nét nhất.
Trả lờiXóaNgô Đình Diệm đã thực hiện một chinh sách "Duy linh" đối với miền Nam Việt Nam nghĩa là người dân nào cũng phải theo một tôn giáo nếu không theo thì sẽ bị quy chụp là Cộng sản. Và Ngô Đình Diệm làm mọi cách để xây dựng Thiên chúa giáo thành quốc giáo; đàn áp tất cả các tôn giáo khác trong đó có Phật giáo. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu là đỉnh điểm của phong trào phản kháng Ngô Đình Diệm của Phật giáo miền Nam
Trả lờiXóaBọn RFA lại xuyên tạc lịch sử. Đài này chuyên gia có những bài viết theo quan điểm chống phá Việt Nam. Đoạn clip về vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức trên đây cũng là một ví dụ. RFA đã xuyên tạc bản chất dẫn đến việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thật là vô liêm xỉ!!!
Trả lờiXóaNhững đóng góp và công lao không nhỏ của tăng ni, phật tử của Phật giáo nước nhà trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước cùng với cả dân tộc Việt Nam ta, đó là những đóng góp không hề nhỏ, và họ được lịch sử ghi nhận cũng như dân tộc ta biết ơn, chứ không phải như những gì mà bọn phản động chúng vẫn xuyên tạc, bịa đặt.
Trả lờiXóa