NÉT GỢN…!
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015
Học sử phải khơi gợi cho người học tình yêu quê hương, đất nước
Cuộc sống có những nét gợn khiến người ta phải suy nghĩ nếu nét gợn ấy ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai con em chúng ta. Câu chuyện về sự thiếu hiểu biết lịch sử trong một đoạn clip do chương trình Chuyển động 24 thực hiện trên VTV1 những ngày qua đang khiến cho xã hội một lần nữa phải nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề học môn lịch sử và hiểu biết lịch sử trong xã hội hiện nay; đặc biệt là các em nhỏ.
Có lẽ, câu chuyện thiếu hiểu biết về lịch sử, không thích học sử và những câu trả lời ngây ngô về lịch sử không phải là vấn đề quá xa lạ với chúng ta. Và câu chuyện Quang Trung – Nguyễn Huệ vừa qua cũng là một ví dụ. Khi hầu hết những em nhỏ trong đoạn Clip được phỏng vấn đề trả lời sai kiến thức lịch sử.
Một lần nữa, dư luận xã hội lại xôn xao, người ta lại bàn tán về môn học lịch sử ở Việt Nam hiện nay; có cả những ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước nhưng về cơ bản thấy rằng những lý lẽ được đưa ra giải thích đều đúng cả nhưng thiếu đi một thứ quan trọng nhất đó là giải pháp, hay là cách làm; phải làm như thế nào để hiện thực hóa những phân tích của các chuyên gia để chất lượng môn lịch sử được nâng cao hơn?
Theo ý kiến cá nhân tác giả thấy rằng, để dẫn đến tình trạng kém kiến thức lịch sử như hiện nay xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau đây:
Đầu tiên, là chương trình sách giáo khoa và cách dạy môn lịch sử thiếu cuốn hút học sinh; dẫn đến tâm lý học sinh học đối phó, học vẹt hơn là cảm thấy thích thú khi học lịch sử.
Tiếp đến, việc học kém môn lịch sử một phần quan trọng xuất phát từ tác động của xã hội; khi mà tư tưởng học thực dụng dẫn đến học sinh chỉ quan tâm đến những môn học để thi (học lệch); những môn học ở các khối thi có nhiều sự lựa chọn khi thi đại học mà trong đó không có lịch sử…
Ngoài ra, cũng cần phải nói đến là ảnh hưởng từ phía gia đình, khi cha mẹ là những người không hiểu biết lịch sử hoặc không truyền cảm hửng và xác định cho con mình giá trị to lớn khi học lịch sử.
Một lý do khác nữa là việc tuyên truyền, truyền bá các giá trị, bài học, kiến thức lịch sử trên các phương tiện truyền thông đại chúng có nhưng nội dung và hình thức thiếu đã dạng và cuốn hút. (Ví dụ như chúng ta cần hơn những bộ phim về lịch sử hay, sâu sắc, nhưng cũng cần phải cuốn hút về hình thức…)
Và còn nhiều lý do khác nữa trong xã hội hiện nay đã tác động đến hiệu quả của việc học môn lịch sử và kiến thức lịch sử kém của các em. Tất cả những lý do đó cần có giải pháp để khắc phục; đó là những giải pháp phải mang tính cụ thể. Cho dù là giải pháp nào đi chăng nữa, nội dung cốt lõi vẫn phải khơi gợi được tình yêu quê hương đất nước của người học khi học lịch sử cùng với những vấn đề mang tính thời sự về tình hình đất nước, khu vực và thế giới hiện nay từ đó để người học thấy được vai trò quan trọng của việc hiểu biết lịch sử. Hai yêu cầu này không thể tách rời nhau. Nếu thiếu một trong hai điều trên thì người học sẽ cảm thấy học lịch sử rất khô khan và gần như chuyện học để đối phó hay những sự sáng tạo lịch sử tất lẽ sẽ diễn ra.
Kết lại, câu chuyện học lịch sử cần sự chung tay của cả xã hội, không chỉ nhà trường, người học, mà còn cả gia đình, bạn bè và xã hội; có như vậy vai trò của môn lịch sử mới xứng đáng với vì trí quan trọng của nó.
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
CHUYÊN MỤC KHÁC
Có lẽ đây cũng là một tình trạng đáng báo động về giới trẻ hiện nay thật, nếu cứ tình trạng như này thì liệu rằng bao nhiêu năm nữa, con cháu chúng ta sẽ không còn biết đến bác Hồ là ai nữa hay không ? một người đã đành, đằng này cả một thế hệ thì có lễ lỗi này thuộc về nhà giáo dục.
Trả lờiXóa"Em nghĩ là hai anh em".."...hai ông ấy là bố con.." xem xong cái đoạn cái đoạn clip trả lời của các em học sinh về Nguyễn Huệ hay còn gọi là vua Quang Trung thì mình chẳng biết nên cười hay khóc nữa, có lẽ là cười ra nước mắt mất, ngày xưa đi học mình cũng không thích sử lắm, khối C nói chung nhưng cũng đâu đến nỗi như này.
Trả lờiXóaĐoạn clip do chương trình Chuyển động 24 thực hiện trên VTV1 những ngày qua đang khiến cho cả xã hội và những bậc phụ huynh lẫn các nhà quản lý giáo dục phải đau đầu, không hiểu vì sao tình trạng học sinh không thích học môn lịch sử trong hệ thống các bậc học phổ thông. Phải chăng đã đến lúc chúng ta phải cải tổ lại cách thức và phương pháp giáo dục môn lịch sử nói riêng và các môn khác nói chung. nếu không muốn mọi chuyện quá muộn
Trả lờiXóaBác Hồ dạy "Dân ta phải biết sử ta - cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Bác dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai.
Trả lờiXóaBây giờ những nhà quản lý giáo dục cần có giải pháp để khắc phục; đó là những giải pháp phải mang tính cụ thể. Cụ thể để định hướng cho học sinh học yêu thích môn lịch sử. Phải đả thông tư tưởng cho các em, học không chỉ lấy kiến thức mà học để biết lịch sử dân tộc, từ đó tăng lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các e
Trả lờiXóaVà còn nhiều lý do khác nữa trong xã hội hiện nay đã tác động đến hiệu quả của việc học môn lịch sử và kiến thức lịch sử kém của các em. Tất cả những lý do đó cần có giải pháp để khắc phục; đó là những giải pháp phải mang tính cụ thể. Cho dù là giải pháp nào đi chăng nữa, nội dung cốt lõi vẫn phải khơi gợi được tình yêu quê hương đất nước của người học khi học lịch sử cùng với những vấn đề mang tính thời sự về tình hình đất nước, khu vực và thế giới hiện nay từ đó để người học thấy được vai trò quan trọng của việc hiểu biết lịch sử. Hai yêu cầu này không thể tách rời nhau. Nếu thiếu một trong hai điều trên thì người học sẽ cảm thấy học lịch sử rất khô khan và gần như chuyện học để đối phó hay những sự sáng tạo lịch sử tất lẽ sẽ diễn ra.
Trả lờiXóacâu chuyện học lịch sử cần sự chung tay của cả xã hội, không chỉ nhà trường, người học, mà còn cả gia đình, bạn bè và xã hội; có như vậy vai trò của môn lịch sử mới xứng đáng với vì trí quan trọng của nó
Trả lờiXóaHọc lịch sử hay học môn nào đi chăng nữa thì cũng cần phải có sự đam mê, yêu thích, chí ít là hứng thú và không cảm thấy nhàm chán. Để có được điều này cũng cần phải có sự vào cuộc của nhiều bên: gia đình - xã hội - bản thân học sinh
Trả lờiXóa