TRUNG QUỐC CŨNG SỢ GÓT CHÂN ASIN
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015
Trung Quốc - Philippines và cán cân pháp lý
Tưởng chừng câu chuyện Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc và những hành động vi phạm nghiêm trọng Công ước về luật biển 1982 không làm cho Trung Quốc sợ, nhưng sự thực lại không phải như vậy. Người ta nghĩ rằng, khi Trung Quốc không tham gia phiên tòa và tuyên bố tòa án trọng tài quốc tế không có thẩm quyền xét xử vụ kiện, có nghĩa là với quan điểm sử dụng sức mạnh quân sự, ngoại giao, sức ép nước lớn Trung Quốc sẽ vô tư không sợ cho dù kết quả có ra sao. Tuy nhiên, hành động của người phát ngôn Bộ Ngoại giáo Trung Quốc Hoa Xuân Doanh vừa qua là đã chứng minh điều ngược lại.
Không thể bình tĩnh trước những động thái đầy quyết liệt và những bằng chứng sát thực của Philippines đưa ra trước phiên tòa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có một hành động không giống với những gì Trung Quốc đã từng làm đó là kêu gọi Philippines từ bỏ vụ kiện Biển Đông và đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh.
Thật bất ngờ, một Trung Quốc đang xưng hùng xưng báo trên biển Đông, bất chấp đạo lý và pháp luật để đạt được tham vọng bá chủ vùng biển này thì nay lại phải phát ra những ngôn từ không mấy là dễ chịu đối với chính họ. Lời phát biểu của bà Hoa Xuân Doanh cho thấy, dường như những động thái mạnh mẽ của Philippines trong vụ kiện đường chín đoạn đã dẫm lên chính “gót chân Asin” của Trung Quốc; thứ mà được chính quyền Trung Quốc bao bọc bằng sức mạnh kinh tế, quân sự và sức ép của một nước lớn.
Gót chân Asin của Trung Quốc rất dễ nhận thấy; trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, thứ mà Trung Quốc yếu nhất cũng là lo sợ nhất và quan trọng nhất đó là những bằng chứng, căn cứ pháp lý chứng minh chủ quyền quốc gia. Đó chính là lý do vì sao Trung Quốc luôn sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế, ngoại giao trong các tranh chấp trên biển Đông thay vì đối thoại thông qua căn cứ pháp lý; đồng thời, Trung Quốc cũng cố gắng ép các nước có liên quan giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp song phương để dễ bề gây áp lực.
Ngày 7/7 tòa PCA bắt đầu nghe giải trình của Philippines, để quyết định xem tòa có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không và phiên toà kết thúc hôm 13/7. Vụ việc này có tính chất nghiêm trọng đến mức, toà án hoạt động theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã cho phép phía Philippines điều trần lần 2 trước tòa. Đây tuy chỉ là “thủ tục thông thường” khi các thẩm phán muốn “tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề của vụ kiện” nhưng nó cũng cho thấy sự quan tâm lớn của Tòa; theo đó, Bắc Kinh có thời hạn đến ngày 17/8 để hồi đáp với toà và phán quyết cuối cùng sẽ được tòa đưa ra trong năm nay.
Trung Quốc có một tháng để trả lời chính thức Tòa quốc tế. Đó cũng là quãng thời gian để Trung Quốc suy nghĩ cách đối phó. Vậy, tác giả của “Đường lưỡi bò” sẽ làm gì tiếp theo? Câu hỏi này thật khó trả lời. Nhưng chắc chắn rằng Trung Quốc đang sợ trước điểm yếu nhất của mình trong vấn đề biển Đông đó là tính pháp lý. Những điểm yếu từ trước đến nay “họ” vốn không để ý nhưng nó cũng có thể là nhân tố để khuất phục “họ” và thay đổi căn bản tình hình biển Đông.
Khánh Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
Điều đó hoàn toàn dễ hiểu, người ta nói rằng cây ngay không sợ chết đứng. Nhưng với những hành động sai trái, bành trướng và bỉ ổi như vậy, thì tất nhiên Trung QUốc cũng sẽ sợ, sợ dư luận quốc tế, sợ sự thật bị phanh phui và không thể che mắt được quốc tế nữa.
Trả lờiXóaTưởng chừng câu chuyện Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc và những hành động vi phạm nghiêm trọng Công ước về luật biển 1982 không làm cho Trung Quốc sợ, nhưng sự thực lại không phải như vậy. Vẫn đó là những thái độ, những hành động mag tính chất bành trướng, xâm hại chủ quyền biển đảo của các quốc gia khác. Đó thực sự là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaLiên tiếp là những hành động, những động thái hết sức sai trái, đi ngược lại với pháp luật, với dư luận quốc tế. Thì tất nhiên, khi đã làm sai thì ai cũng sợ bị phanh phui sự thật đó. dù có là ai đi nữa thì đều sợ. Nên chúng ta cần có những biện pháp đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa đối với các hành động sai trái đó.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang sợ trước điểm yếu nhất của mình trong vấn đề biển Đông đó là tính pháp lý, bởi khi Trung quốc càng ngang ngược càng bị cộng đồng quốc tế lên án và tẩy chay
Trả lờiXóaPhilippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc và những hành động vi phạm nghiêm trọng Công ước về luật biển 1982 là 1 câu chuyện và cuộc đấu tranh pháp lý dai dẳng, trong cuộc đấu tranh này rất cần các bên đối thoại pháp lý qua trọng tài quốc tế để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan
Trả lờiXóaQua những hành động không có mặt tại phiên tòa xét xử Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố đường chín đoạn rất dễ nhận thấy; trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, thứ mà Trung Quốc yếu nhất cũng là lo sợ nhất và quan trọng nhất đó là những bằng chứng, căn cứ pháp lý chứng minh chủ quyền quốc gia. Đó là khi các quốc gia có lợi ích gắn với biển Đông đoàn kết để đấu tranh thông qua con đường ngoại giao , hòa bình
Trả lờiXóaTrong chuyện này, chúng ta không thể nghe đơn thuần những lời phát biểu từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc được, ai cũng biết họ là nước chuyên lươn lẹo, nói không thành có, đổi trắng thay đen, không biết chừng TQ tiếp tục các hoạt động cơi nới cải tạo trên biển Đông mạnh mẽ hơn. Việt Nam cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề , thật bình tĩnh để có biện pháp giải quyết phù hợp
Trả lờiXóaThật bất ngờ, một Trung Quốc hùng mạnh đang xưng hùng xưng bá trên biển Đông, bất chấp đạo lý và pháp luật để đạt được tham vọng bá chủ vùng biển này thì nay lại có những hoạt động trốn không tham dự phiên tòa xét xử, phải phát ra những ngôn từ không mấy là dễ chịu đối với chính họ. Qua đây, Việt Nam chúng ta có thêm phần tự tin để tiếp tục chính sách giải quyết vừa cứng rắn vừa mềm dẻo của mình về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với TQ
Trả lờiXóachính vì Trung Quốc luôn sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế, ngoại giao trong các tranh chấp trên biển Đông thay vì đối thoại thông qua căn cứ pháp lý nên khi Tòa án quốc tế yêu cầu tham gia vụ kiện thì người tàu tất nhiên không hề có căn cứ pháp lí thuyết phục nào cả nên tất sẽ phải lo sợ , đúng kiểu gót chân "Asin" vậy
Trả lờiXóachắc chắn rằng Trung Quốc đang sợ trước điểm yếu nhất của họ trong vấn đề biển Đông đó là tính pháp lý , khi mà với sức mạnh quân sự , ngoại giao và vị thế nước lớn , ông bạn tàu luôn hành xử kiểu côn đồ , bất chấp pháp luật nên đương nhiên là vi phạm nhiều công ước , hiệp định quốc tế , làm sao có thể nhận rằng mjh đúng trước tòa án quốc tế được cơ chứ
Trả lờiXóarõ ràng là trung quốc không hề có tí căn cứ pháp lí nào để giải thích cho cái đường lưỡi bò hư cấu ấy trước tòa án quốc tế , bởi vì họ chỉ dựng nó lên và áp đặt nó bằng vũ lực , bất chấp pháp luật quốc tế , thế cho nên chắc chắn trung quốc sẽ cực kì đuối lí trong vụ kiện này như là động vào gót chân asin của họ vậy
Trả lờiXóaPhilippine có lí do để chơi cứng rắn với Trung quốc trong vụ này vì họ biết rõ đó chính là điểm yếu nhất của trung quốc , từ trước đến nay , vẫn là thiếu căn cứ pháp lí mà chỉ áp đặt thông qua sức mạnh quân sự , kinh tế , ngoại giao , ỷ vào vị thế nước lớn mà thôi , chắc chắn người tàu sẽ te tua với vụ này
Trả lờiXóaBất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều có điểm mạnh cũng như điểm yếu của nó, và Trung Quốc cũng vậy họ cũng có điểm yếu trong vấn đề Biển Đông đối với các nước liên quan. Trung Quốc đang hành xử trên Biển Đông theo kiểu nước lớn ức hiếp nước nhỏ, nhưng đó là vấn đề kinh tế, quân sự. Còn điểm yếu của Trung Quốc đó chính là tính pháp lý mà Trung Quốc vẫn đang rất lo sợ đối với cộng đồng quốc tế.
Trả lờiXóaCó thể nói thông qua sự việc Philipin kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế đây là một minh chứng rõ ràng về điểm yếu của Trung Quốc đó chính là những bằng chứng pháp lý về những tranh chấp trên Biển Đông mà Trung Quôc đang tiến hành theo kiểu bành trướng đối với các nước trong khu vực. Đây là điểm yếu của Trung Quốc mà chúng ta cần đặc biệt để ý và quan tâm đến.
Trả lờiXóaNhững hành xử lúng túng của Trung Quốc với Philipin trong việc Philipin đưa những bằng chứng khẳng định về việc Trung Quốc đang có những hành động trái phép vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có đường lưỡi bò 9 đoạn cũng như trên những bãi đá, đảo của philipin.Trung Quốc đang lúng túng với những bằng chứng pháp lý, và đây chính là điểm yếu của Trung Quốc.
Trả lờiXóaThật bất ngờ, một Trung Quốc đang xưng hùng xưng báo trên biển Đông, bất chấp đạo lý và pháp luật để đạt được tham vọng bá chủ vùng biển này thì nay lại phải phát ra những ngôn từ không mấy là dễ chịu đối với chính họ. Lời phát biểu của bà Hoa Xuân Doanh cho thấy, dường như những động thái mạnh mẽ của Philippines trong vụ kiện đường chín đoạn đã dẫm lên chính “gót chân Asin” của Trung Quốc; thứ mà được chính quyền Trung Quốc bao bọc bằng sức mạnh kinh tế, quân sự và sức ép của một nước lớn.
Trả lờiXóaNgày 7/7 tòa PCA bắt đầu nghe giải trình của Philippines, để quyết định xem tòa có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không và phiên toà kết thúc hôm 13/7. Vụ việc này có tính chất nghiêm trọng đến mức, toà án hoạt động theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã cho phép phía Philippines điều trần lần 2 trước tòa. Đây tuy chỉ là “thủ tục thông thường” khi các thẩm phán muốn “tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề của vụ kiện” nhưng nó cũng cho thấy sự quan tâm lớn của Tòa; theo đó, Bắc Kinh có thời hạn đến ngày 17/8 để hồi đáp với toà và phán quyết cuối cùng sẽ được tòa đưa ra trong năm nay.
Trả lờiXóaTrước những sự lên án của của quốc tế về những hành vi gây hấn của Trung Quốc tôi hi vọng Trung Quốc sẽ chấm rứt những hành vi xâm phạm chủ quyền mà Trung Quốc đang tiến hành nếu không Trung Quốc sẽ bị cả thế giới quay lưng và chống lại.
Trả lờiXóa