Ánh mắt không mấy làm thiện cảm của bà Dilma Rousseff dành cho ông Obama sau cáo buộc Mỹ nghe lén bà năm 2013
Câu chuyện Mỹ nghe lén nguyên thủ các nước trên thế giới có lẽ sẽ chẳng bao giờ có hồi kết. Vừa qua, trang mạng WikiLeaks lại tiếp tục đưa ra những thông tin tố giác Mỹ nghe lén điện thoại của các quan chức Brazil. Trong đó, có các hoạt động nghe lén điện thoại của Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, các chính trị gia và quan chức tài chính hàng đầu của Brazil. Trang mạng trên đã công bố một danh sách của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) gồm 29 số điện thoại của các thành viên chính phủ Brazil. Trong đó, chỉ rõ, tổng thống Dilma Rousseff là mục tiêu (của NSA) mà trợ lý, thư ký của bà, tham mưu trưởng quân đội, điện thoại trong văn phòng tổng thống và thậm chí cả điện thoại trong chuyên cơ của bà cũng là mục tiêu do thám của NSA”.
Trong những năm qua, có rất nhiều thông tin cáo buộc cơ quan an ninh Mỹ (NSA) nghe lén nguyên thủ nhiều nước lớn trên thế giới và những cáo buộc được đưa ra đó hoàn toàn có cơ sở.
Tác hại lớn nhất từ những cáo buộc đó không chỉ khiến chính phủ Mỹ bị lên án gay gắt, chịu áp lực chỉ trích từ thế giới mà điều này còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Mỹ đối với thế giới; đặc biệt là đồng mình và các đối tác lớn.
Vụ việc WikiLeaks công bố bản danh sách trên đã cung cấp thêm tình tiết mới cho vụ tai tiếng do thám bùng nổ lần đầu tiên vào năm 2013 và làm tổn hại quan hệ Mỹ - Brazil. Đặc biệt, nó chỉ được công khai đưa ra ngay sau những cáo buộc NSA nghe lén các nguyên thủ của Đức, Pháp.
Cách đây không lâu, Pháp đã triệu Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris lên về vụ được cho là Mỹ theo dõi Tổng thống Francois Hollande và hai tổng thống tiền nhiệm: Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy trong giai đoạn từ năm 2006-2012. Tổng thống Pháp đã phải triệu tập phiên họp Hội đồng Quốc phòng và tuyên bố Pháp sẽ "không tha thứ" cho các hành động đe dọa an ninh.
Cũng trong khoảng thời gian đó, câu chuyện cơ quan an ninh Mỹ nghe lén Đức; trong đó có câu chuyện bàn về cuộc khủng hoảng Hy Lạp cũng bị WikiLeaks tiết lộ. Những công bố cho thấy chiến dịch gián điệp kinh tế của Hoa Kỳ đã trải rộng đến Đức, các tổ chức chủ chốt và các vấn đề châu Âu như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp; hàng chục quan chức người Đức bị Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) coi là "mục tiêu ưu tiên hàng đầu".
Những thông tin tố giác hành động nghe lén của cơ quan an ninh Mỹ (NSA) với nguyên thủ các quốc gia trong đó có đồng minh như Đức, Pháp thực sự đang là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ của Mỹ với các nước. Việc NSA bị Wikileaks tố giác nghe lén nguyên thủ và chính giới Brazil càng làm cho uy tín của Mỹ giảm đáng kể.
Xét về mối quan hệ với Brazil, có thể thấy đây là một quốc gia nằm trong nhóm cường quốc mới nổi; có nền kinh tế phát triển nhanh; là thành viên của khối các nước có nền kinh tế mới nổi BRICS. Quan hệ giữa Mỹ và Brazil ấn tượng nhất có lẽ là kinh tế, ước tính khoảng gần 100 tỷ USD/năm.
Mối quan hệ giữa hai nước đã có lúc đi vào căng thẳng từ những cáo buộc nghe lén của Mỹ với Brazil năm 2013. Nhưng sau đó, nó đã được xoa dịu bằng những chuyến thăm của các nguyên thủ hai nước. Cho dù, cố gắng hài hòa để cân nhắc các lợi ích, nhưng có lẽ, chính phủ Brazil sẽ không thể làm ngơ và bỏ qua dễ dàng câu chuyện từ năm 2013 đến nay, nước Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình do thám, nghe lén các quan chức của họ.
Về phía Mỹ, có lẽ đây chưa phải là những cáo buộc cuối cùng dành cho họ. Chúng ta thấy rằng, chương trình do thám, nghe lén của Mỹ trên phạm vi toàn cầu đang ngày càng bị công khai với thế giới. Đặc biệt, những thông tin này không được đưa ra một lúc mà đưa ra một cách từ từ. Điều đó có thể khiến những nạn nhân của chương trình nghe lén có cơ sở để tin rằng sự thật còn chưa dừng lại ở đó. Đồng nghĩa với việc, đặt uy tín và các mối quan hệ của nước Mỹ với thế giới trong thế chông chênh và bấp bênh và có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào.
Quang Thuận
Mỗi lần Wikilead tiết lộ các thông tin là mỗi lần thế giới nín thở, có lẽ nhu cầu thông tin và nhu cầu tìm hiểu về đối tác thì thời nào cũng cần thiết, nhưng hiện nay để thực hiện nó có vẻ dề dàng hơn..
Trả lờiXóaTrong những năm trở lại đây, rất nhiều lần cơ quan an ninh Mỹ (NSA) bị phát hiện, tố giác nghe lén nguyên thủ nhiều nước lớn trên thế giới, đây là việc làm hết sức trắng trợn cần phải lên án của Mỹ. Họ cần phải xem lại cách vận hành bộ máy của mình, trc khi bị quốc tế lên án vì những hành động như vừa rồi
Trả lờiXóaQua sự việc trên chúng ta thấy rằng, chương trình do thám, nghe lén của Mỹ trên phạm vi toàn cầu đang ngày càng bị công khai với thế giới. HỌ với những mục đích chính trị, quân sự đã sử dụng tất cả các chiêu trò hòng đạt được mục đích, kể cả sử dụng những trò bỉ ổi. Thế mà lúc nào cũng kêu gọi, hô hào nhân quyền, dân chủ.
Trả lờiXóakhông hề quá bất ngờ vì chuyện nghe lén nguyên thủ nhiều nước lớn trên thế giới của MỸ đối với cả những nước thù địch lẫn những nước đồng minh , và những cáo buộc được đưa ra đó hoàn toàn có cơ sở , cho thấy chuyện nghe lén điện thoại , kiểm tra thư tín người dân trong nước mỹ là chuyện quá bình thường , không màng gì đến nhân quyền hết
Trả lờiXóaCho dùcác nước đồng minh hoặc có quan hệ đối tác với Mỹ đã cố gắng hài hòa để cân nhắc các lợi ích, nhưng có lẽ, chính phủ các nước như Đức , Pháp hay Brazil sẽ không thể làm ngơ và bỏ qua dễ dàng vụ việc nghe lén những người lãnh đạo cao cấp của nước ình như vậy được , đe dọa nghiêm trọng ANQG các nước
Trả lờiXóađến ngay cả đồng minh như Đức , Pháp còn bị nghe lén , còn bị cài gián điệp thì những nước có quan hệ làm ăn , có liên quan trực tiếp về lợi ích như Brazzil thì khó tránh khỏi bị Mỹ áp dụng những thủ đoạn này , đe dọa nghiêm trọng ANQG các nước cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của họ
Trả lờiXóaWikileak tiết lộ hàng trăm nghìn bí mật quốc gia của Mỹ , vạch trần bộ mặt thật đằng sau những mối quan hệ của mỹ cũng như trong công tác đối nội của họ , làm suy giảm uy tín , ảnh hưởng tới quan hệ với các nước , nhưng là thông tin có cơ sở và phản ánh chính xác bản chất của chính phủ mỹ , chỉ chạy theo lợi ích
Trả lờiXóaVới việc bị trang mạng WikiLeaks phanh phui chuyện đặt máy nghe len, dù các nước đồng minh hoặc có quan hệ đối tác với Mỹ đã cố gắng hài hòa để cân nhắc các lợi ích, nhưng có lẽ, chính phủ các nước đó sẽ không thể làm ngơ và bỏ qua dễ dàng vụ việc nghe lén những người lãnh đạo cao cấp của quốc gia mình như vậy được , việc này không những ảnh hưởng đến chuyện riêng tư cá nhân của các vị lãnh đạo mà còn đe dọa nghiêm trọng ANQG các nước, cũng như vi phạm nhân quyền nghiêm trọng
Trả lờiXóaVới những thủ đoạn hết sức lọc lõi, tinh vi, tôi không muốn nói đến từ bỉ ổi từ phía bộ phận an ninh Hoa Kỳ. Qua hành động này ta có thể thấy, với tất các nước dù thân cận hay thiếu thiện cảm với Mỹ, Mỹ đều có thể dùng những trò chơi kiểu Mỹ để đạt được mục đích tình báo của họ. Xem chừng ngay cả các lãnh đạo cảu Mỹ cũng bị đặt máy nghe lén mà không biết ý. Thật quá là vui đi.
Trả lờiXóaVới những thủ đoạn hết sức lọc lõi, tinh vi, tôi không muốn nói đến từ bỉ ổi từ phía bộ phận an ninh Hoa Kỳ. Qua hành động này ta có thể thấy, với tất các nước dù thân cận hay thiếu thiện cảm với Mỹ, Mỹ đều có thể dùng những trò chơi kiểu Mỹ để đạt được mục đích tình báo của họ. Xem chừng ngay cả các lãnh đạo của nước Mỹ cũng có thể bị đặt máy nghe lén mà không biết ý. Thật quá là vui đi.
Trả lờiXóaviệc Mỹ nghe lén điện thoại của nguyên thủ nhiều quốc gia có lẽ cũng là điều quá quen thuộc rồi và khi những câu chuyện đã trở lên bình thường thì chắc chắn những người bị hại cũng chỉ là cố tạo tình huống để Mỹ được dịp hả hê thôi! nhưng giờ bị mấy trang mạng vạch mặt thì chắc chắn không ai khác chính Mỹ là những người phải bẽ mặt!
Trả lờiXóamấy ông lãnh đạo Mỹ thì suốt ngày lớn tiếng lên giọng dạy bảo người khác về vấn đề nhân quyền, đặc biệt là mấy nước nhỏ như Việt Nam thì thậm chí là việc có hẳn những báo cáo về vấn đề tự do dân chủ cũng nên ấy chứ! nhưng đấy giờ nhìn lại bản thân mình đi mấy ông Mỹ ạ, các ông đã làm gì với mấy cái cụm từ cao quý ấy!
Trả lờiXóachả biết mấy ông lãnh đạo nước Mỹ phát biểu thế nào sau mấy vụ thế này! cơ quan an ninh của Mỹ thì chả phải nói rồi, những thủ đoạn mà họ đã dùng để thu thập tin tức rồi theo dõi người khác là quá lọc lõi và tinh vi! tuy nhiên khi bị phát giác thì lại một mực trối bay trối biến rồi lại viện cớ nọ, viện cớ kia!
Trả lờiXóaWikileaks là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên đăng tải các nội dung được gửi đến vô danh và các thông tin rò rỉ của các loại tài liệu chưa công bố khác nhưng vẫn giữ gìn tính nặc danh của nguồn tin! và họ luôn là người công bố những việc làm mờ ám của chính phủ Mỹ hay chúng ta có thể gọi là phát giác những hành động phi pháp!
Trả lờiXóaTổ chức Wikileaks tự mô tả là được thành lập bởi những người Trung Quốc bất đồng quan điểm, cũng như các nhà báo, nhà toán học, và những nhà công nghệ của các công ty mới thành lập từ Hoa Kỳ, Đài Loan, châu Âu, châu Á và Nam Phi! và với những nguồn tài liệu như thế thì chắc chắn việc phát giác những hoạt động phi pháp của Mỹ cũng không phải quá khó khăn!
Trả lờiXóaChỉ trong vòng một năm sau khi ra mắt, website tuyên bố cơ sở dữ liệu của họ đã có hơn 1,2 triệu tài liệu và chắc chắn càng về sau thì tổ chức này sẽ càng có nhiều thông tin mật hay thậm chí là tuyệt mật nữa ấy chứ! như thế thì làm sao mà Mỹ chả phải khiếp sợ tổ chức này! đơn giản một thông tin đưa ra Mỹ cũng đủ tái mặt rồi!
Trả lờiXóaTừ khi ra đời trang website từ năm 2006, WikiLeaks đã công bố nhiều loại tài liệu mật của nhiều nước trên thế giới. Riêng năm 2010, trang web WikiLeaks đã công bố gần 500.000 tài liệu mật của Hoa Kỳ về chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, cùng với 250.000 thư tín ngoại giao của Hoa Kỳ! như thế thì thử hỏi sao Mỹ không khiếp khi nghe tới cái tên tổ chức này chứ!
Trả lờiXóa