TƯỞNG NIỆM TRẬN GẠC MA
Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015
Nhiều người đã tới dự lễ cầu siêu tưởng niệm 64 chiến sĩ Gạc Ma tại chùa Vĩnh Nghiêm, thành phố Hồ Chí Minh với sự chủ trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tham gia có Trung tướng Lê Mã Lương, Bộ Tư lệnh Hải Quân nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam và 7 chiến sĩ chiến đấu ở Gạc Ma từng bị Trung Quốc bắt. Trận chiến Gạc Ma hay trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma mãi trong tâm trí những chiến sĩ Hải quân Việt Nam, trong tâm niệm của người thân các chiến sĩ đã hi sinh và cả dân tộc Việt Nam. Đây là sự kiện vô cùng ý nghĩa thể hiện đạo đức đáng quý uống nước nhớ nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ đất nước. Những chiến công của các anh đã luôn là niềm tự hào của Tổ quốc và nhân dân.
Trận chiến Gạc Ma như lời khẳng định về tinh thần quật cường, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc của người Việt Nam. Tinh thần ấy vẫn được gìn giữ và nêu cao trong các thế hệ tiếp bước cha anh.
Bức tranh nổi tiếng "Vòng tròn bất tử" của họa sĩ Bùi Lệ Trang về trận chiến bảo vệ Gạc Ma
Cùng sống lại diễn biến trận chiến bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam năm đó:
“Sau khi chiếm giữ trái phép các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi, quân Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị thực hiện ý đồ thôn tính 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Đầu tháng 3 năm 1988, Hải quân Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến, gồm: tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu pháo, 2 tàu đổ bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn.
Trước tình hình đó, ngày 4 tháng 3 năm 1988, Hải quân ta xác định: Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và khu vực Đông kinh tuyến 1150, trong đó, Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu Trung Quốc chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại tiếp tế của ta cho các đảo ta đang chiếm giữ, vì vậy phải quyết tâm đưa bộ đội đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.
Triển khai chủ trương trên, ngày 12 tháng 3 năm 1988, Tàu 605 (Lữ đoàn 125), do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng, xuất phát từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao. Sau 29 giờ vượt sóng to, gió lớn, Tàu 605 đến Len Đao và cắm cờ Tổ quốc lên đảo (lúc 5 giờ ngày 14/3/1988), khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của ta. Tiếp đó, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ 604, do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ 505, do đồng chí Vũ Huy Lễ làm Thuyền trưởng, xuất phát từ đảo Đá Lớn tiến về Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, 4 tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu).
Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma. Tàu Trung Quốc áp sát Tàu 604 của ta, dùng loa gọi sang khiêu khích, thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma, uy hiếp ta. Cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 605 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo. Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin; khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3.
Tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo. Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai tàu hộ vệ trang bị pháo 100 ly đến khu vực đảo Gạc Ma.
6 giờ, ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến vào giật cờ ta. Lập tức, Thiếu úy Trần Văn Phương, Hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội dũng cảm giành lại cờ. Lính Trung Quốc đã nổ súng bắn vào bộ đội ta, làm Thiếu úy Trần Văn Phương hy sinh, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị thương. Mặc dù bị đối phương uy hiếp và nổ súng tấn công, nhưng bộ đội ta vẫn kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.
Không ép được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, hai tàu Trung Quốc bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng tàu 604 của ta, rồi bất ngờ cho quân xông về phía tàu ta.
Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt.
Trận đánh diễn ra mỗi lúc thêm ác liệt. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển.
Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông và cùng một số cán bộ, chiến sỹ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.
Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp từ đó đến nay.
Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ 505 đã cắm hai lá cờ lên đảo. Khi Tàu 604 của ta bị chìm, Thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo ủi bãi.
Phát hiện thấy ta cơ động lên bãi, hai tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, Tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy.
8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội trên Tàu 505 vừa tiến hành dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sỹ của Tàu 604 vừa bị Trung Quốc đánh chìm. Cán bộ, chiến sĩ của Tàu HQ 505 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở đảo Cô Lin. Cho đến nay, là cờ đỏ sao vàng của Việt Nam vẫn phấp phới tung bay trên đảo Cô Lin.
Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của Trung Quốc bắn chìm tàu HQ 605 của ta. Cán bộ, chiến sỹ của Tàu HQ 605 phải dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn (đến 6 giờ ngày 15 tháng 3 mới đến đảo). Tại Len Đao, sau trận chiến Gạc Ma, chúng ta đấu tranh kiên quyết, khiến Trung Quốc lui quân, ta bảo vệ thành công Len Đao đến ngày hôm nay.
Trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, mặc dù tương quan lực lượng chênh lệch, phương tiện vũ khí hạn chế, cán bộ và chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, quyết tử đến cùng để bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.
Với chiến công oanh liệt, tàu HQ 505 được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Các đồng chí Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương được truy tặng và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hàng chục tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công các loại”.
Đoạn phim về cuộc chiến Gạc Ma, cùng xem và tri ân các anh hùng, liệt sĩ!!!
https://www.youtube.com/watch?v=0lb_SINa9l8
Dẫn nguồn từ “Toàn cảnh sự kiện trận chiến Gạc Ma, tháng 3 – 1988” trên Soha.vn
Tags:
Bộ sưu tập,
CHUYÊN MỤC KHÁC
Dành những tình cảm tốt đẹp nhất tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống bảo vệ quê hương, đất nước
Trả lờiXóaCầu mong các anh được siêu thoát, chúng tôi tưởng nhớ và biết ơn sự hy sinh anh dũng của các anh đã chiến đấu dũng cảm, quyết tử đến cùng để bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc. Thế hệ mai sau phải trân trọng những sự hy sinh thầm lặng của các anh và quyết tâm giữa vững chủ quyền biển đảo đến cùng trong hoàn cảnh như hiện nay.
Trả lờiXóaTổ quốc, nhân dân sẽ không bao giờ quên những gì các anh đã làm cho đất nước, cho dân tộc, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Trả lờiXóaHơn 90t triệu người dân Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh. Các anh đã hi sinh xương máu của mình để giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương. Tinh thần đấy thế hệ sau này sẽ noi theo, quyết chiến đấu tới từng hơi thở cuối cùng, không để kẻ thù thâm độc xâm chiếm!
Trả lờiXóaTri ân, tưởng niệm những chiến sĩ trong trận Gạc Ma. Một hành động nhớ thương tới công lao và sự hi sinh của hải quân Việt Nam. NHân văn, nhân đạo và vô cùng ý nghĩa
Trả lờiXóaBiển đảo là một phần lãnh thổ của Tổ Quốc ,không khác gì những tấc đất, những sải biển cũng cần được bảo vệ khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Những chiến sĩ năm xưa đã ngã xuống là những anh hùng của dân tộc. Các thế hệ sau sẽ luôn ghi nhớ sự hi sinh cao cả này.
Trả lờiXóaTrận chiến Gạc Ma như lời khẳng định về tinh thần quật cường, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc của người Việt Nam. Tinh thần ấy vẫn được gìn giữ và nêu cao trong các thế hệ tiếp bước cha anh.
Trả lờiXóaNếu nói về lịch sử, nước thiệt thòi nhất nhưng cũng bất khuất nhất trong vấn đề chủ quyền trên biển Đông là Việt Nam chúng ta. Nhưng bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau nên cách tiếp cận và giải quyết vấn đề này của chúng ta cũng cần có sự tính toán hết sức kỹ lưỡng.
Trả lờiXóaTrong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, mặc dù tương quan lực lượng chênh lệch, phương tiện vũ khí hạn chế, cán bộ và chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, quyết tử đến cùng để bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.
Trả lờiXóaTrong những ngày này, chúng ta càng khâm phục và ngưỡng mộ cán bộ và chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, quyết tử đến cùng để bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc. Họ thêm một lần nữa minh chứng rằng con người Việt Nam có lòng yêu nước và ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước mãnh liệt thế nào
Trả lờiXóaTrận chiến Gạc Ma hay trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma mãi trong tâm trí những chiến sĩ Hải quân Việt Nam, trong tâm niệm của người thân các chiến sĩ đã hi sinh và cả dân tộc Việt Nam. Cầu mong linh hồn của các anh mãi siêu thoát. Việt Nam đang bước vào cuộc chiến mới - cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương trong tình hình mới, cần lắm cái quyết tâm và tư tưởng sẵn sàng hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền của các anh
Trả lờiXóaTổ quốc, nhân dân sẽ không bao giờ quên những gì các anh đã làm cho đất nước, cho dân tộc, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Không biết đám rận chủ sẽ có những lời nói chém gió hay hành động chống phá gì nữa, nhưng nếu họ dành thì giờ chống phá đó mà góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương thì hay và có ích cho xã hội biết bao
Trả lờiXóaTrận chiến Gạc Ma như lời khẳng định về tinh thần quật cường, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc của người Việt Nam. Tinh thần ấy vẫn được gìn giữ và nêu cao trong các thế hệ tiếp bước cha anh. Đặc biệt sau những hành động bản chất ngang ngược, xuyên tạc sự thật lịch sử , đe dọa nghiêm trọng tình hình an ninh trên biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và thiếu tôn trọng chủ quyền của các nước ven biển Đông của Trung Quốc, mỗi người dân nên bình tĩnh đoàn kết nhau lại cho cuộc chiến pháp lý tới đây
Trả lờiXóaTrận Gạc Ma đã đi vào trong lịch sử xây dựng và bảo vệ chủ quyền của dân tộc, đó sẽ là những trang sử vừa bi vừa tráng, cho thấy ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, bám đất, bám đảo, bám biển của quân dân ta trước những âm mưu bành trướng, thôn tính của Trung Quốc. Công lao của các anh sẽ càng tô thắm thêm nữa cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tung bay ở Trường Sa thân yêu.
Trả lờiXóaCác anh đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, quyết giữ cho bằng được từng tấc đất, vùng trời, vùng biển, chủ quyền ấy. Các anh đã để lại nơi đây sương máu, tính mạng của mình để quyết giữ đảo trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc. Qua đó cũng cho người Trung Quốc thấy được, nước Việt ta tuy nhỏ nhưng không dễ bị ăn hiếp.
Trả lờiXóaViệc tưởng niệm trận chiến Gạc Ma với sự hy sinh to lớn của quân đội nhân dân Việt Nam cho thấy được tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta cũng như tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh, những người đã hy sinh tại nơi đây, cũng như người thân của các anh. Qua đó, chúng ta cũng muốn gửi lời cảnh báo tới Trung Quốc, cái gì của Việt Nam thì chúng ta sẽ đòi lại chứ không để bị cướp như vậy.
Trả lờiXóaSáng ngày 14 tháng 3, tại TP Đà Nẵng, các cựu chiến binh, nguyên là cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 83 Công binh (E83), Quân chủng Hải quân Việt Nam đã tổ chức Lễ tưởng niệm 64 liệt sỹ trong trận chiến giữ đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, Việt Nam) cách đây 27 năm! đây cũng là một hoạt động vô cùng ý nghĩa và mong rằng mọi người sẽ không bao giờ quên những chiến sĩ đã hi sinh năm nào!
Trả lờiXóaKhu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nằm trên khu vực rộng 2,5 ha, phía Bắc bán đảo Cam Ranh, gồm công viên và tượng đài chính mang tên “Những người nằm lại phía chân trời”. Viên đá đầu tiên để xây khu tưởng niệm được đưa về từ quần đảo Trường Sa! chắc chắn người dân Việt Nam sẽ mãi mãi tưởng nhớ tới các anh, những người con của đất nước!
Trả lờiXóaCuộc chiến không cân sức diễn ra khi các chiến sĩ Hải quân Việt Nam không hề có vũ khí trong tay đã đứng thành vòng tròn để lấy thân mình bảo vệ chủ quyền của đất nước, quyết tâm giữ và cắm lá cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma! đó là tinh thần của người con Việt Nam, khẳng định cho những kẻ thù xâm lược về sức mạnh tinh thần to lớn của người dân Việt Nam chúng ta!
Trả lờiXóa64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương; máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các anh sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt! những hoạt động tưởng niệm sẽ không bao giờ nói lên hết lòng biết ơn đối với các anh, nhưng các anh có thể yên nghỉ được rồi, người dân Việt Nam sẽ tiếp tục bảo vệ Tổ quốc thân yêu!
Trả lờiXóaĐể tỏ lòng thành kính và biết ơn các anh hùng liệt sĩ Hải quân, góp phần giáo dục bồi đắp lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng một khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma trên bờ biển tỉnh Khánh Hòa! một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa!
Trả lờiXóa27 năm trước, vào buổi sáng giữa tháng 3, quân Trung Quốc trên những con tàu lớn đã nã pháo tấn công lên đảo Gạc Ma. Trung úy Trần Văn Phương vẫn giữ chặt lá cờ tổ quốc khi trên mình đầy máu và vết thương, phía dưới là 73 chiến sĩ kết thành vòng tròn bảo vệ không cho quân địch chiếm đảo! làm sao chúng ta có thể quên được những công lao to lớn, những tinh thần bất khuất ấy của các anh!
Trả lờiXóaCuộc chiến không cân sức đã cướp đi 64 người con của đất Việt. Những đồng đội còn lại cũng bị thương tích giữa bão đạn và sóng biển. Họ sống sót trở về là những nhân chứng sống tố cáo tội ác của kẻ xâm lược! mong rằng những chiến sĩ kia sẽ được yên nghỉ nơi chín suối và các anh có thể yên tâm vì dân tộc ta sẽ mãi kiên cường và bất khuất như vậy!
Trả lờiXóa