Trong bối cảnh diễn ra chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Châu Âu và việc Ngoại trưởng Nhật Bản tới thăm các nước tại khu vực Đông Nam Á, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngay lập tức có những phát ngôn không mấy làm tốt đẹp dành cho phía Nhật Bản.
Cụ thể, ông Hồng Lỗi đã phát biểu rằng: "Nhật Bản là bên đứng ngoài đối với vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, Nhật Bản gần đây kể như là hoang tưởng về "vai trò hiện diện" của mình ở Biển Đông.”
Bản chất của động thái này của phíá Trung Quốc nhằm răn đe, xoa đầu một trong những ông lớn trong những vấn đề có liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã làm tương tự với Mỹ khi Washington có nhiều động thái can thiệp sâu hơn tới vấn đề biển Đông như việc đưa tàu chiến tuần tra tại biển Đông, và những phát biểu cứng rắn của Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Về phía Nhật Bản, nước này được cho là ngày càng thể hiện vai trò của mình đối với tranh chấp trên biển Đông; điều đó đã khiến cho Bắc Kinh nóng mặt, giận dữ vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tham vọng xưng hùng, xưng bá của Trung Quốc.
Điều đó càng phức tạp hơn khi Nhật Bản cũng là một cường quốc và ở rất gần Trung Quốc và bản thân Nhật Bản – Trung Quốc cũng đang có tranh chấp trên vùng biển Điếu Ngư/SenKaKu.
Mối quan hệ giữa hai ông lớn này bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi liên quan đến các tranh chấp trên biển. Điều này thấy rất rõ qua phát biểu mang tính dằn mặt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: “Họ đã đạt được điều gì khi làm như vậy? Làm thế chỉ có nghĩa là Nhật tiết lộ quá khứ xấu xa của mình từng chiếm đóng bất hợp pháp các đảo và rạn san hô tại Biển Đông trong Thế chiến II; Làm vậy là Nhật chỉ tiết lộ động cơ thầm kín của mình đối với chủ đề Biển Đông hiện tại.”
Điều đó cũng thể hiện rằng Trung Quốc sẵn sàng chịu chơi với bất kỳ ông lớn nào muốn can dự vào vấn đề biển Đông (nơi mà Trung Quốc cho là của riêng nhà mình).
Ông Hồng Lỗi còn nói: “Tôi có lời khuyên cho Nhật Bản thế này: Đừng có tiếp tục tăng cường sự hiện diện đó nữa.””.
Liệu Trung Quốc sẽ dám làm gì nếu Nhật Bản vẫn thể hiện thái độ cứng rắn.
Hồng Lỗi - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Quang Thuận
Việc Nhật Bản tăng cường sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của mình ở Biển Đông chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho âm mưu xưng hùng, xưng bá của Trung Quốc. Trung Quốc chỉ dễ dàng dùng vũ lực và các hành động ngang ngược của mình đối với các nước có tiềm lực nhỏ mà thôi nhưng một khi bên kia là Nhật Bản thì chắc chắn Trung Quốc sẽ phải dè chừng rất nhiều.
Trả lờiXóaTrung Quốc với Nhật cũng tranh chấp căng thẳng trên biển Hoa Đông, về cơ bản thì Việt Nam cũng như Nhật Bản đều muốn bảo vệ chủ quyền của mình trên biển. Trung Quốc vỗ đầu Nhật Bản cho thấy thái độ cứng rắn phía chính quyền Trung Quốc muốn chiếm bằng được biển Đông. Và nó đang gây quan ngại rất lớn cho Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.
Trả lờiXóaTrung Quốc ngày càng tham vọng và ngông cuồng đến mức mà người ta nghĩ rằng lãnh đạo nước này bị tâm thần hết lượt, hoặc là "ngáo đá" trong lúc đưa ra một số quyết sách. Cụ thể là gần đây có tin, Bộ giáo dục và đào tạo TQ đã công bố tấm bản đồ lãnh hải với đường biên giới trên biển gồm 251 đoạn (không chỉ là 9 đoạn) ôm trọn gần như toàn bộ diện tích Thái Bình Dương, kể cả quần đảo Hawoai của Mỹ (không chỉ là Biển Đông). Có thể nói đó là hành động của kẻ tâm thần hoang tưởng chứ không phải người bình thường!
Trả lờiXóaTrung Quốc tuy là nước lớn nhưng lại hành động theo cách thức của kẻ tiểu nhân, đối với các nước láng giềng nhỏ bé, TQ có thể "lấy thịt đè người", nhưng đối với những nước lớn mạnh hơn, TQ cũng có sự dè chừng nhất định. Mặc dù cả thế giới đã chẳng lạ gì, nhưng TQ vẫn sợ tiếng nói của các nước có uy tín như Nhật Bản sẽ gây bất lợi cho uy tín (vốn đã rất kém của TQ) trên trường quốc tế. Cho nên lựa chọn được Bộ ngoại giao TQ tính đến là gào lên trước theo kiểu vừa ăn cắp vừa la làng, để làm cho quốc tế giảm bớt nghi ngờ về tư cách kẻ cướp của TQ.
Trả lờiXóaVới một Trung Quốc đang âm thầm thực hiện sự bá chủ, bá quyền nước lớn đã thực hiện những hành động ngang ngược mà bất kỳ nước nào, đặc biệt là nhừng nước có tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông cũng đều bị chúng uy hiếp, đe dọa. Đây là những hành động xấu, cậy lớn ức hiếp nước bé là một hành động trái nguyên tắc và làm mất thể diện của một nước lớn, uy tin của TRung Quốc đối với quốc tế.
Trả lờiXóa"Làm thế chỉ có nghĩa là Nhật tiết lộ quá khứ xấu xa của mình từng chiếm đóng bất hợp pháp các đảo và rạn san hô tại Biển Đông trong Thế chiến II; Làm vậy là Nhật chỉ tiết lộ động cơ thầm kín của mình đối với chủ đề Biển Đông hiện tại”. Trung Quốc đang nói Nhật hay là tự lấy tay vả vào miệng mình vậy. Không nhắc đến quá khứ của Nhật là như thế nào, chỉ biết hiện tại Trung Quốc là kẻ "xấu xa" nhất trong mắt của nhiều nước trong khu vực.
Trả lờiXóaBản chất của Trung Quốc là vậy, dã tâm của Trung Quốc là vậy, không bao giờ thay đổi cho dù từ chế đố này sang chế độ khác, từ lãnh đạo này sang lãnh đạo khác. Trung Quốc ngày càng lộ rõ bộ mặt và cách hành xử của một kẻ giang hồ. Việt Nam và cộng đồng quốc tế phải hành động ngay lập tức và quyết liệt hơn nữa mới có thể ngăn chặn được các hành động ngông cuồng, bất chấp tất cả này của những kẻ bành trướng, bá quyền Trung Quốc.
Trả lờiXóaCó lẽ với những phát biểu mới đây của người phát ngôn Bộ Ngoại giao chính quyền Bắc Kinh cho thấy biển Đông lại thêm 1 lần dạy sóng. Trên biển Đông, đang có hàng loạt những hành động dựa trên các tuyên bố chủ quyền đơn phương, và các quốc gia trong khu vực càng nhận thấy phải có sự đề phòng nguy hiểm cấp thiết. Trung Quốc đang muốn dùng vũ lực, dùng sức mạnh quân sự để cưỡng hiếm cả biển Đông. Trung Quốc đang thách thức cả thế giới.Không thể nào tin vào lời của Trung Quốc. Nhưng trên hết, đó là tinh thần hòa bình của thế giới, chúng ta đều ủng hộ những nước có chung quan điểm đấu tranh với những hành động phi lý, phi pháp và phi tính của Trung Quốc, đặc biệt là trên khu vực biển Đông
Trả lờiXóaThủ tướng Nhật Bản Abe ngày 2/5 đã tới Rome, bắt đầu chuyến thăm một loạt nước châu Âu gồm Italy, Pháp, Bỉ, Đức, Anh và Nga. Bên cạnh việc thúc đầy các mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản với số nước này, chuyến đi nhằm thảo luận về các chủ đề chính sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G7 được tổ chức tại Nhật Bản vào cuối tháng 5 tới. Và Trung Quốc với lòng tham vô đáy của mình đã lại dở trò hề khi đe dọa Nhật Bản, và có thể thấy là Trung Quốc đang gây ra những mối lo ngại về an ninh ở mức độ chưa từng thấy kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Thật khó chịu khi có 1 ông bạn hnagf xóm như vậy.
Trả lờiXóaTa biết rằng Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với một số hòn đảo nhỏ trên vùng biển hiện do Nhật Bản quản lý. Và có lẽ với những phát biểu này của người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hồng Lỗi cho thấy rằng Trung Quốc thất sự sợ hãi với những hành động của Nhật Bản gần đây. Với một kẻ luôn tự cao tự đại khi cho rằng mình có quyền áp đặt lên các nước khác vì mình có sức mạnh như Trung Quốc chỉ càng khiến thế giới nhìn họ với con mắt chẳng lấy gì làm thiện cảm. Trung Quốc sẽ “mặt dày” đến khi nào? câu hỏi đó chỉ chính những người lãnh đạo Trung Quốc mới có thể trả lời.
Trả lờiXóaĐộc chiếm Biển Đông là mục tiêu không thay đổi của Trung Quốc. Để thực hiện tham vọng này, Trung Quốc đã, đang và sử dụng trăm phương nghìn kế khác nhau và không từ một thủ đoạn nào. Theo nhiều chuyên gia, những tuyên bố trên chẳng khác nào là hành động của Bắc Kinh nhằm nỗ lực xoa dịu sự quan ngại của khu vực về tình hình Biển Đông trong thời gian qua. Đó thực chất chỉ là sự “vỗ về” man trá của Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và dư luận thế giới mà thôi.
Trả lờiXóa