ĐI BẦU CỬ ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016
Tags: , ,

14 nhận xét:

  1. Ngày 22/5 đất nước ta đã diễn ra một sự kiện chính trị xã hội trọng đại là bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Với hơn 96% cử tri cả nước tham gia bầu cử không những cho chúng ta thấy sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội đối với sự kiện chính trị nổi bật này mà quan trọng hơn kết quả này cho thấy tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân đã nhận thức được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển của đất nước thông qua hoạt động bầu cử. HY vọng, qua bầu cử sẽ có những người có tài có đức, có tâm, sẽ giúp cho đất nước ta phát triển, dân giàu nước mạnh.

    Trả lờiXóa
  2. Những ngày qua, không khí bầu cử hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội đang tạo nên một bầu không khí chính trị tích cực và sôi nổi trên cả nước. Bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam và luôn là tâm điểm thu hút sự quan tâm đặc biệt của quần chúng nhân dân cả trong và ngoài nước, cũng như dư luận quốc tế. Thông qua “bỏ phiếu”, người dân được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình vào việc lựa chọn đại biểu đại diện cho lợi ích của họ tham gia vào các cơ quan quyền lực các cấp mà cao nhất là Quốc hội. Đây cũng là sự kiện thể hiện tính “dân chủ” và phát huy cao nhất quyền của người dân đối với đất nước, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của công dân.

    Trả lờiXóa
  3. Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã thành công tốt đẹp. Kết quả đó đã đập tan mọi âm mưu và luận điệu tuyên truyền chống phá hoạt động bầu cử của đám rận chủ cuội trước đó. Thông qua đó thực hiện mục tiêu và mưu đồ chống Đảng, Nhà nước. Có lẽ vì vậy, mà sau bầu cử, các nhà rận chủ quốc nội đành “gặm nhấm” sự thất bại với tâm trạng cuồng điên, tức tối. Vì vậy, mọi người dân hãy nêu cao cảnh giác và “nói không” với những giọng điệu lừa bịp, những “vở diễn” vụng về của đám rận chủ quốc nội trong âm mưu chống phá hoạt động bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

    Trả lờiXóa
  4. Nói đến bầu cử Quốc hội Việt Nam từ Quốc hội đầu tiên của Tổng tuyển cử năm 1946 đến nay là Quốc hội khóa XIV, đó thực sự là ngày hội của non sông, ngày mà hàng triệu người nô nức đi bỏ phiếu. Bầu cử là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân công dân trong việc thực hiện quyền làm chủ của mình đối với vận mệnh nước nhà. Vì vậy, mỗi cá nhân nên chọn ra những người có đủ đức, đủ tài để đại diện cho tiếng nói của mình, đưa ra những kiến nghị và đề xuất để cơ quan lãnh đạo, quyền lực cao nhất của đất nước, những người sẽ đại diện cho ý chí và tinh thần dân tộc, nói lên mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của mỗi người dân trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

    Trả lờiXóa
  5. Quốc hội là nơi thể hiện mạnh mẽ nhất về khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ những Đảng viên là đại biểu Quốc hội mà còn có cả những người ngoài Đảng; những người tiến bộ, yêu nước trong các tôn giáo chính thức được Nhà nước Việt Nam công nhận; các đại biểu đến từ mọi miền đất nước, không phân biệt vùng miền và gồm cả số lượng đại biểu nữ, điều đó thể hiện tính bình đẳng của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong việc lựa chọn những người có đức, có tài tham gia vào Quốc hội Việt Nam. Do đó, việc tiến hành bầu cử và thực hiện quyền bầu cử là điều cần thiết, thiết yếu, quan trọng đối với mỗi công dân, không vì những luận điệu sai trái của những thế lực thù địch mà đánh mất đi quyền công dân thiêng liêng của mỗi công dân.

    Trả lờiXóa
  6. Bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa 14 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 vào ngày 22/5 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và đây là dịp để mỗi công dân, không phân biệt vị trí, vai trò xã hội, đức tin tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện ý thức trách nhiệm đối với xã hội, đối với đất nước. Cử tri đều mong muốn các đại biểu có tiếng nói mạnh mẽ hơn với chính quyền sở tại, mong muốn các đại biểu truyền đạt đầy đủ nguyện vọng của người dân tới Hội đồng nhân dân hay Quốc hội. Đây là dịp để nhân dân ta phát huy quyền làm chủ, sáng suốt lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp

    Trả lờiXóa
  7. 5 năm một lần là cơ hội duy nhất để người Việt Nam thực hiện quyền dân chủ thông qua lá phiếu cử tri để chọn lựa các đại diện dân cử tham ra vào Quốc hội. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình,góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Tự tay cầm lá phiếu cử tri đi bầu những đại biểu đại diện cho mình, được thực hiện quyền công dân. Thật tự hào quá đi nhỉ

    Trả lờiXóa
  8. Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

    Trả lờiXóa
  9. Hầu hết người dân cả nước đều cảm nhận được ngày bầu cử thực sự là ngày hội và là ngày họ được thể hiện quyền cơ bản nhất của mình, quyền bầu cử để bầu ra những đại biểu xứng đáng có tâm, có tài, xứng đáng thay mặt họ gánh vác những công việc quan trọng của đất nước.

    Trả lờiXóa
  10. Đi bầu cử là quyền của mỗi người dân, là sự lựa chọn của họ cho cơ quan đại diện cao nhất chính là Quốc Hội ; nhưng cũng là nghĩa vụ của họ phải tham gia để xây dựng đất nước. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đó. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với đất nước và lấy quyền của mình để bầu ra những người xứng đáng nhất.

    Trả lờiXóa
  11. Đi bầu cử của cử tri không chỉ là phát huy tinh thần, thái độ và trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, mà còn là quyền lợi chính đáng của công dân sống trong một đất nước độc lập, tự chủ, đó là vinh dự và tự hào của mỗi người Việt Nam! mong là mỗi người hãy nêu cao tinh thần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân của mình!

    Trả lờiXóa
  12. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 chỉ rõ: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND), được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân! và đúng đó là một quyền và nghĩa vụ lớn lao của mỗi công dân!

    Trả lờiXóa
  13. Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIII và ĐB HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để nhân dân cả nước phát huy quyền làm chủ. Vì vậy, mỗi cử tri cần phải sáng suốt lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người tiêu biểu, đủ đức đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình trong Quốc hội và HĐND các cấp!

    Trả lờiXóa
  14. Mọi người phải tuân thủ nội quy của phòng bỏ phiếu và thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bầu cử. Việc cử tri cân nhắc lựa chọn người đủ đức, đủ tài bầu vào cơ quan quyền lực Nhà nước cũng chính là làm tròn trách nhiệm của cử tri! đây đúng là một quyền cao cả và thiêng liêng đối với mỗi công dân nước Việt Nam!

    Trả lờiXóa