Đó có thể là lời nhận xét hợp lý nhất về thái độ của Trung Quốc trước những tuyên bố về tình hình biển Đông và biển Hoa Đông của Hội nghị G7 mở rộng vừa qua tổ chức ở Nhật Bản. Theo đó, Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản ngày 27/5 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh sự lo ngại về các diễn biến trên Biển Đông và biển Hoa Đông với nội dung cụ thể: “Chúng tôi quan ngại về tình hình ở vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của những cơ chế quản lý và giải quyết tranh chấp trong hòa bình".
Với tuyên bố như vậy, G7 khẳng định tất cả các nước cần tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, khẳng định mọi tuyên bố chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời thúc giục các nước liên quan trong tranh chấp không thực hiện "những hành động đơn phương có thể khiến căng thẳng gia tăng", không sử dụng "vũ lực hoặc cưỡng ép" nhằm thúc đẩy, củng cố các tuyên bố chủ quyền.
Những tuyên bố của G7 đã khiến Trung Quốc lo ngại sâu sắc. Ngay lập tức sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã lên tiếng chỉ trích gay gắt nội dung tuyên bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 27/5 nói Bắc Kinh "vô cùng không hài lòng" về tuyên bố chung của hội nghị G7.
"Hội nghị thượng đỉnh G7 do Nhật Bản tổ chức lần này đã thổi phồng vấn đề Biển Đông, cũng như nói quá về tình hình căng thẳng. Đây là điều không có lợi đối với sự ổn định ở Biển Đông, cũng như không đi đúng với lập trường của G7 là nền tảng để thảo luận về tình hình kinh tế của những nước phát triển".
Liệu có phải Trung Quốc đã quá giận dữ và chột dạ hay không khi đưa ra những phát ngôn đường đột như vậy rất dễ khiến dư luận thế giới có thể đánh giá thái độ của Trung Quốc chẳng khác gì cách ứng xử của một đứa trẻ con. Sự thực là trong tuyên bố chung của G7 chưa hề nhắc đến hai chữ Trung Quốc mà chỉ là những tuyên bố mang tính nguyên tắc chung như vậy mà Trung Quốc đã có phản ứng, thậm chí là gay gắt.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc theo dõi sát sao diễn biến của những hoạt động mang tính quốc tế như sự kiện Hội nghị G7; nhưng càng ngày mới càng thấy, sự quan tâm và sức ép của quốc tế lên các vấn đề mang tính khu vực và quốc tế như vấn đề biển Đông là ngày một lớn. Điều đó không còn dừng ở những phát biểu đơn phương của các nước mà qua Hội nghị G7 lần này cho thấy nó đã được đưa ra tầm thế giới và rõ ràng đó là điều không có lợi cho những tham vọng của Trung Quốc.
Chưa biết rồi sau tuyên bố chung này, Trung Quốc sẽ làm gì để đáp trả nhưng qua những phản ứng tức thì vừa qua của Bộ Ngoại giao nước này mới thấy, Trung Quốc đang hậm hực chẳng khác nào kiểu “Đại gia chân đất”; mới phất lên nên chưa thể có cách cư xử đúng tầm của một nước lớn.
Lãnh đạo các nước G7 chụp ảnh lưu niệm
Khánh Việt
Trung Quốc theo dõi sát sao diễn biến của những hoạt động mang tính quốc tế như sự kiện Hội nghị G7; nhưng càng ngày mới càng thấy, sự quan tâm và sức ép của quốc tế lên các vấn đề mang tính khu vực và quốc tế như vấn đề biển Đông là ngày một lớn. Thái độ của G7 đã làm kẻ chân đất trung quốc tức tối và không thể chĩa mũi vào.
Trả lờiXóaCác nhà lãnh đạo G7 cũng khẳng định, tất cả các nước cần tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, khẳng định mọi tuyên bố chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời yêu cầu các nước không được có "những hành động đơn phương có thể khiến căng thẳng gia tăng", không sử dụng "vũ lực hoặc cưỡng ép" nhằm thúc đẩy, củng cố các tuyên bố chủ quyền. Đây chính là cái tát vào mặt tham vọng của chính quyền Bắc Kinh, họ điêu toa phét lác lắm cơ, hy vọng TQ sẽ thôi cái trò vừa ăn cắp vừa la làng đó đi.
Trả lờiXóaViệc Hội nghị G7 ra tuyên bố chung về Biển Đông và biển Hoa Đông không gì khác là để duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này, ngăn chặn các quốc gia có hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên biển. Tuy nhiên với bản tính đểu giả của mình Trung Quốc sẽ lại tiếp tục cắn càn lên cho xem, kiểu tự mình gây ra những tranh chấp, không tuân thủ những quy tắc ứng xử chung rồi thì cả pháp luật quốc tế rồi, mà giờ lại còn vác mặt lên kêu người khác phải tôn trọng mình ư. Quá vô lý
Trả lờiXóaNếu như Trung Quốc đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng minh được biển Đông là của mình thì sao Trung Quốc phải làm cái trò bẩn tưởi như vậy. TQ là một nước lớn nhưng những việc làm của TQ thì không thể hiện tầm cỡ tý nào, nó thể hiện tư duy tiểu nông, bẩn thỉu hết cỡ. Qua tuyên bố của G7 cũng như phản ứng của dư luận thế giới và khu vực có thể thấy một điều rằng, thế giới đã nhận thấy rõ bản chất của Trung Quốc và Trung Quốc đang ngày càng bị cô lập với thế giới.
Trả lờiXóaTuy miệng vẫn luôn nói là “trỗi dậy hòa bình”, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng tự do hàng hải, không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp… nhưng Trung Quốc lại liên tiếp có những hành động đi ngược lại với những tuyên bố của mình. Có việc gì thì lên diễn đàn nói, đừng nên phát tờ rơi như thế này”, hành động của TQ là lén lút và bẩn tưởi, cho thấy được tư duy chợ búa và lưu manh của TQ, càng ngày TQ càng lộ bản chất hèn hạ và bẩn tưởi của mình.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang đánh mất hình ảnh tốt đối với bạn bè quốc tế và các nước trong khu vực. Hình ảnh một Trung Quốc ngang ngược, coi thường pháp luật khiến các nước phải cảnh giác khi quyết định hợp tác với họ. Thiết nghĩ Trung Quốc nếu còn chút tự trọng và liêm sỷ hãy chấm dứt hành động ngang ngược của mình. Các nước cần phải đoàn kết nhau để đấu tranh với âm mưu thâm độc của Trung Quốc, đoàn kết là sức mạnh và là vũ khí khiến Trung Quốc lo sợ.
Trả lờiXóaNgay sau khi “Tuyên bố chung” của G7 được nêu ra, như thường lệ Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại “có tật giật mình”, họ vô cớ “nổi khùng”, “bực tức”, “hằn học” với nội dung tuyên bố của G7. Rõ ràng đây là những luận điệu hết sức ngang ngược của Trung Quốc thậm chí có thể gọi là vu cáo và bịa đặt. Quả thực cái mặt của những người Trung Quốc quá dày nên họ mới bất chấp tất cả sự thật, bất chấp cả luật pháp quốc tế để hành xử theo kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng”. Tuy nhiên dù họ có xuyên tạc, bịa đặt tới đâu thì cũng không thể che đậy một sự thật rằng họ là nước cố tình khiêu khích và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaNhững gì mà Trung Quốc đang làm quả là một sự quá đáng, không chấp nhận được , đó là thủ đoạn cần phải lên án. Thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp có những đòi hỏi chủ quyền quá đáng, gần như hầu hết diện tích vùng Biển Đông, cũng như cho xây dựng bồi đắp cải tạo các bãi đá, xây dựng đường băng bất chấp các phản đối của các quốc gia trong khu vực. Không những vậy, Trung Quốc còn có tranh chấp lãnh hải gay gắt với Nhật Bản xung quanh quần đảo Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Rõ ràng Trung Quốc đang hết lần này lần khác cố tình đánh lừa thế giới nhằm che đậy bản chất xấu xa của họ.
Trả lờiXóađương nhiên khi mà một kẻ bỗng dưng trở lại với thế giới thì chắc chắn sẽ có những cách hành xử rất buồn cười! đã có một khoảng thời gian "ngủ đông" dài và giờ là lúc Trung Quốc đang muốn trở lại tìm vị thế của đất nước mình với thế giới! nhưng có vẻ họ chưa biết tới cái gọi là áp lực từ dư luận quốc tế!
Trả lờiXóachưa biết những hành xử của Trung Quốc với những tổ chức thế giới lớn như G7 thế nào nhưng với vị thế của một nước đứng thứ 2 của thế giới mà Trung Quốc lại đang có một cách hành xử vô cùng "thất học" trong vấn đề tranh chấp Biển Đông! mọi người cũng có thể dễ dàng thấy được điều này!
Trả lờiXóahội nghị thượng đỉnh G7 do Nhật Bản tổ chức đã đề cập rất nhiều tới vấn đề Biển Đông và đương nhiên đây cũng đang là một vấn đề nóng hổi và nổi bật trên thế giới! ấy thế nhưng họ không hề động chạm gì tới Trung Quốc mà chưa gì đã thấy Trung Quốc "giật mình" rồi bày tỏ quan điểm một cách "khó chịu" thôi!
Trả lờiXóa