TẤN THẢM KỊCH NHÂN ĐẠO BAO GIỜ MỚI KẾT THÚC

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016
Tags: ,

25 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta có lẽ là những người thấu hiểu nhất nỗi đau mà những người tị nạn ở Trung Đông hay Bắc Phi phải chịu đựng, bởi chắc ít có đất nước, dân tộc nào mà lại trải qua nỗi đau chiến tranh nhiều như chúng ta, suốt cả chiều dài lịch sử là những năm tháng chiến đấu bảo vệ hòa bình cho dân tộc, để có được một đất nước hòa bình như ngày nay. Vì vậy mà mong cho những con người ngày nay đang phải chịu nỗi đau chiến tranh hãy kiên cường đấu tranh cho tự do của mình, những nước lớn đừng nên biến nước nhỏ thành quân cờ của mình.

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn thấy được sự đau thương cho các dân tộc đang bị chiến tranh, đang xảy ra các việc khủng bố, nội chiến, xung đột sắc tộc. Đây là vấn đề rất đau buồn cho nhân loại mà rất nhiều thế kỷ chúng ta chưa có thể dừng lại việc này. Phải chăng những người dân ở đó hiếu chiến? Thế mới biết được cuộc sống của dân tộc ta khi đang chiến tranh thật là tàn khốc và bây giờ hòa bình chúng ta phải quý trọng hơn nữa

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ cho đến khi Phương Tây lật đổ các chính quyền độc tài này, mở rộng quyền “sống”, quyền “làm người”, quyền được no ấm, “hạnh phúc” cho nhân dân thì những thảm họa cứ đổ ập lên đầu, lên cổ họ, khiến họ phai ly hương, chạy trốn như những con vật khỏi Tổ quốc mình, phải chui rúc trong những trại tỵ nạn bẩn thỉu ở biên giới của các quốc gia Phương Tây để được bố thí cho tỵ nạn với những thủ tục hết sức ngặt nghèo. Quả là một điều phi lý.

    Trả lờiXóa
  4. Chứng kiến những sự việc này mới thấy được khủng hoảng nhân đạo của những dân tộc đang sống ở các nước đang vùng chiến tranh, loạn lạc. Tuy nhiên cái gì gây ra thảm cảnh này và tại sao họ lại phải bỏ quê hương của bạn mà đi, tại sao phải xảy ra chiến tranh trên đất nước họ.

    Trả lờiXóa
  5. Đất nước họ trước đây hòa bình, ổn định, nguồn khoáng sản phong phú đủ cho con cháu họ sống hàng trăm năm không lo lắng tài nguyên. Nhưng cũng chính vì khoáng sản dầu mỏ phong phú mà các nước Trung Đông, bắc Phi bị các nước tư bản nhòm ngó. Rồi chiến tranh ập đến với họ với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng suy cho cùng cũng là lợi ích của tư bản Mỹ và Phương Tây. Cái chết vẫn luôn rình rập những con người khốn khổ này mỗi ngày.

    Trả lờiXóa
  6. Ác ôn Tạ Bích Loanlúc 21:15 31 tháng 5, 2016

    CÁ CHẾT, TRỌNG LÚ PHANH THÂY

    Trọng lú Phò Ma (Formosa),

    MẢ CHA PHÚ TRỌNG !

    Chừ hắn cứng họng,

    Như chó mắc quai.

    Cá chết từng ngày,

    Phơi thây đầy biển.

    Tội ác Trọng lú,

    Trời tru, Đất diệt!

    Dân Việt vốn hiền,

    Cũng phải nổi điên.

    Xiềng cổ Trọng lú,

    Buộc đá vào thân,

    Dìm xuống bể Đông,

    Tế thần Đông hải !

    Trả lờiXóa
  7. chả có giải cứu người dân khỏi áp bức bóc lột gì hết cả đâu tất cả là vở kịch của các nước phương tây nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các nước để thực hiện các âm mưu của mình mà thôi.một màn kịch với mục đích cao đẹp đã được dựng lên đó là đem dân chủ ,nhân quyền đến các nước bị áp bức ,nhưng thử hỏi họ đã mang đến thứ gì nào chiến tranh,đói khổ và phải rời xa quê hương .đó thứ mà họ mang đến cho những người dân nơi đây đó.chẳng có các nước khỉ nào tự nhiên tốt đến nỗi mang quân đội sang giúp đỡ nước khác mà không có lợi ích gì hết ,họ chỉ phục vụ cho lợi ích quốc gia họ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Chiến tranh dẫn đến phong trào tị nạn diễn ra một cách hết sức báo động. Và chính vì thế mà cuộc sống của những người dân ở các quốc gia có đụng độ không bao giờ là ổn cả

    Trả lờiXóa
  9. Chiến tranh chưa bao giờ là đúng cho cả nước thắng và kẻ thua cuộc. Thắng thua chỉ là cái cân cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm nhỏ, không phải lợi ích chung của toàn dân tộc nào. Việc người dân bỏ quê hương để tìm một vùng đất hứa, một miền đất tưởng sẽ bình yên, sẽ hạnh phúc và không có tiếng bom đạn, đó là hệ quả tất yếu của một quốc gia bất ổn về chính trị và sự bất lực của chính phủ trong việc quản lý xã hội. Bình yên sẽ đến với dân tộc nào biết tự chủ.

    Trả lờiXóa
  10. Rồi không biết cuộc đời những người dân tị nạn tạm gọi là may mắn trôi dạt thành công qua những chuyến tàu lênh đênh trên đại dương sẽ về đâu ở miền đất hứa. Phương tây hoa lệ vốn rất rực rỡ, nhưng liệu đó có là thiên đường cho nhân loại? Dù là thiên đường đi chăng nữa thì sức chứa cũng có giới hạn và trên đời này, vốn không có gì hoa lệ bằng tự do. Liệu những người tị nạn có hạnh phúc không khi họ được ai đó thương hại cưu mang, đau khổ hơn là họ lại lang thang ở một thị thành phồn hoa và nhận ánh mắt ghẻ lạnh của đồng loại. Phương án lệ thuộc chưa bao giờ là lời giải hợp lí.

    Trả lờiXóa
  11. Đôi khi, những người thành công hơn, giàu có hơn thường hiểu nhầm về nỗi khổ của người khác. Giống như một tiểu thư nhà giàu cảm thấy ông cụ bán hảng rong thật đáng thương và cô muốn ban phát một điều gì đó để ông cụ không cần mưu sinh mà vẫn được hưởng thụ. Tuy nhiên, ít ai quan tâm rằng ông cụ cảm thấy thế nào với công việc của mình. Có thể, với ông cụ được lao động và kiếm sống là một niềm vui, ngừng lao động là ngừng thở. Thế nên, bất kỳ sự vội vàng phán xét và thương hại, ban ơn nào cũng đều là thảm kịch. Và bi kịch hơn nếu sự ban ơn đó xuất phát từ dã tâm. Hi vọng rằng một số nước phương tây chỉ bước đến giới hạn của lòng thương hại.

    Trả lờiXóa
  12. Nguyễn nhân sâu xa cũng bởi những cuộc chiến, những cuộc xung đột vũ trang tại các quốc gia. Mà những cuộc chiến đó lại bắt nguồn từ việc Mỹ và các nước phương Tây đặt "dấu ấn" của mình lên những quốc gia này.

    Trả lờiXóa
  13. Chính sự chiến tranh, khoảng cách giàu nghèo giữa các châu lục quá lớn đã khiến những người dân tị nạn buộc phải đánh đổi mạng sống của mình để tìm đến một chân trời mới hòa bình, ổn định hơn

    Trả lờiXóa
  14. Sự can thiệp quá mức của phương tây là một phần nguyên nhân, khi Phương Tây lật đổ các chính quyền độc tài này, mở rộng quyền “sống”, quyền “làm người”, quyền được no ấm, “hạnh phúc” cho nhân dân thì những thảm họa cứ đổ ập lên đầu, lên cổ họ, khiến họ phai ly hương, chạy trốn như những con vật khỏi Tổ quốc mình.

    Trả lờiXóa
  15. Có lẽ chưa khi nào trong vài chục năm trở lại đây, cả châu Âu lại phải chứng kiến tình trạng nhập cư, tị nạn đến từ các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi với quy mô lớn như trong vài tháng qua. Chỉ riêng Syria, kể từ ngày nội chiến xảy ra cho đến nay đã có hơn 4 triệu người tị nạn (khoảng 1/6 dân số Syria), 1,8 triệu người đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, 600.000 người đang ở Jordan, và 1 triệu nguời đang ở Lebanon. Ở Lebanon, cứ 4 người dân thì có một người Syria tị nạn. Mình ước giá như đừng có “Cách mạng hoa nhài”, “Mùa xuân A rập”…thì sẽ không có cảnh tượng này.

    Trả lờiXóa
  16. Thảm cảnh di cư và nhập cư những ngày qua diễn ra ở một số nước châu Âu và đang là bài toán nan giải cho những người đứng đầu Liên Minh EU và đó cũng là cái tát vào mặt cho những kẻ lâu nay luôn núp bóng dưới danh nghĩa bảo vệ dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam để tuyên truyền cho cái thiên đường dân chủ ở Phương Tây nay họ im thin thít cũng là chuyện dễ hiểu bởi chúng lên tiếng khác gì gậy ông đập lưng ông đâu. Thật hèn

    Trả lờiXóa
  17. Thật khó có thể dùng ngôn từ để diễn tả tình trạng Bắc Phi và Trung Đông hiện nay, đâu đâu cũng là đống hoang tàn và "thần chết" luôn ở bất cứ đâu. Nguyên do của tình trạng này là đâu, đó là hệ quả tiếp theo của những cuộc đấu tranh bất bạo động được biết đến với nhiều cái tên như: "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"... Từ đó những hậu quả khó lường về kinh tế, xã hội, đời sống người dân, người người lầm vào cảnh khổ đau,…. Thật đáng thương

    Trả lờiXóa
  18. Một sự thật là: thời điểm trước khi các nước lớn can thiệp để mang tới “thiên đường dân chủ”, thì người dân Syria, Lybia, Ai Cập, Iraq không hề có cuộc di cư nào, và cũng chẳng có những chiếc thuyền bị lật úp, mang đi bao nhiêu mạng người như thế kĩa. Và thực sự nếu như đất nước này có những thảm họa khủng bố thì đáng ra tự họ phải di cư từ lâu rồi mới phải, chứ không phải đợi đến bây giờ

    Trả lờiXóa
  19. Tôi mặc dù được sinh ra sau chiến tranh và ở thời kì đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhưng luôn ý thức được rằng chiến tranh là sự khởi nguồn của mọi vấn đề, nó kéo theo nhiều hệ lụy xấu như tình trạng nghèo đói, kinh tế không thể phát triển, đời sống phúc lợi cho người dân trở nên nghèo nàn… Thay vì chém gió linh tinh như thế này, mong các vị rận chủ cuội hãy chung tay giúp giải quyết triệt để vấn đề di cư bất hợp pháp hiện nay, chứ đừng dùng nó để xuyên tạc, chống Việt Nam nữa. Đừng như thảm kịch di dân tự do mà tác giả bài viết đã phân tích nữa

    Trả lờiXóa
  20. Những đất nước có những người dân tỵ nạn hay vượt biên trái phép trước đây họ cũng hòa bình ổn định và có cuộc sống tốt đẹp. Nếu như Mỹ không đem cái thứ dân chủ rởm của mình đến nước này, nếu chúng không lừa bịp mọi người rằng Mỹ là thiên đường của thế giới hãy từ bỏ đất nước họ đang sống mà tới đây, Mỹ sẽ dang tay đón họ nhưng trước khi đi họ phải phá hoại hay chống đối nhà nước họ đang sống trước. Chúng ta đồng cảm và chia sẻ những đau thương mất mát với những người xấu số đang phải lo sợ, đang phải chạy trốn trước những tội ác mà chính con người đã gây ra cho con người.

    Trả lờiXóa
  21. Thật là đáng thương cho những con người vô tội luôn phải chịu hậu quả. Hàng ngày, vẫn đang có hàng nghìn người dân từ các nước Bắc Phi-Trung Đông tìm cách rời khỏi đất nước của mình, tìm cách đến với miền đất hứa Châu Âu. Họ ra đi để tránh khỏi cảnh sống đói khổ và cái chết chực chờ bởi chiến tranh. Họ ra đi, tìm đường đến với Châu Âu trên những con tàu mỏng manh, những chiếc xe tải cũ kĩ cùng cảnh sống màn trời chiếu đất. Nếu không giải quyết từ gốc, Châu Âu sẽ còn phải đối mặt với khủng hoảng nhập cư trong thời gian dài nữa. Và xem ra chỉ có mỗi nước Mỹ là có lợi nhất trong vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  22. Từ làn sóng di cư đang diễn ra ở các nước Bắc Phi, Trung Đông, các bác và tôi mới thấy hết được giá trị của cuộc sống hòa bình, không có chiến tranh, thấy được giá trị của cuộc sống mà ở đó con người được làm chủ thực sự, ngay trên mảnh đất của chính mình. Thế giới đang chứng kiến thảm họa di cư lớn nhất trong lịch sử. Nhiều người đã tự đặt câu hỏi rằng, trong một thế giới mà hòa bình, hợp tác đang trở thành xu thế chủ yếu, trình độ phát triển của nhân loại ngày càng cao, vậy tại sao thảm họa di cư lại diễn ra ở khắp các quốc gia trên thế giới?

    Trả lờiXóa
  23. Theo thống kê của Cơ quan quản lý biên giới châu Âu, kể từ đầu năm đến nay đã có hơn 300.000 người từ các nước Xy-ri, I-rắc, Li-bi,… bất chấp hiểm nguy tính mạng để vượt Địa Trung Hải để đến châu lục này và dự báo con số đó có thể lên tới 01 triệu người vào cuối năm 2015! rồi có biết bao nhiêu người đã bỏ mạng trên con đường di cư ấy! thật đau lòng!

    Trả lờiXóa
  24. vấn đề khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông được coi là nguyên nhân trực tiếp (nội tại), còn nguyên nhân sâu xa của nó phải chăng là sự cạnh tranh chiến lược, địa chính trị một cách ích kỷ vì lợi ích riêng của các nước lớn! như vậy thì phải chăng chính tại những nước lớn kia đã đẩy số phận những người dân di cư vào tấn thảm kịch hiện nay!

    Trả lờiXóa
  25. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, châu Âu hiện đang phải đối mặt với khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Điều đáng nói là, thách thức này gia tăng đột biến, phức tạp, tác động tới nhiều lĩnh vực, không chỉ về kinh tê - xã hội, mà còn làm lung lay các giá trị “nhân văn” vốn có của Cựu lục địa! giải quyết được vấn đề này có lẽ cũng là một câu chuyện vô cùng nan giải!

    Trả lờiXóa