BÀN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM (phần 1)
Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016
Trong âm mưu chống Việt Nam của Mỹ và phương Tây thì tôn giáo là một lĩnh vực mà Mỹ đặc biệt quan tâm. Bởi đây là lĩnh vực nhạy cảm, lại có đông đảo tín đồ tham gia nên việc lợi dụng tôn giáo chống Việt Nam đã trở thành quy luật từ trước đến nay. Âm mưu của Mỹ và các thế lực thù chống Việt Nam rất rõ ràng, chúng thường lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo là một thủ đoạn mà chúng thường dùng.
Chính vì vậy, cứ đến dịp tháng 3, tháng 9 hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại tự cho mình cái quyền công bố báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở các nước trên thế giới. Các tổ chức nhân quyền, các phương tiện thông tin của Mỹ và các nước phương Tây được dịp phụ họa, “tát nước theo mưa” tuyên truyền rùm beng về cái gọi là “vi phạm các quyền con người”, “quyền tự do tôn giáo trên thế giới”; trong đó, Việt Nam là một trong những nước bị chỉ trích nặng nề.
Một số đài báo quốc tế thường xuyên xuyên tạc về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam
Trong đó, Mỹ và phương Tây với bản chất xuyên tạc và một thái độ áp đặt, thiên kiến chủ quan, đòi hỏi một “tiêu chuẩn kép” về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo; vẫn một thủ đoạn xuyên tạc, bôi đen một cách thô thiển bất chấp thực tế về những thành tựu to lớn của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Đương nhiên, mục đích của Mỹ và phương Tây như đã nói ở trên, họ muốn tạo sự hoài nghi về đường hướng lãnh đạo của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến tôn giáo và tự do tôn giáo. Đồng thời dùng miệng lưỡi diều hâu xuyên tạc sai sự thật về tình hình tôn giáo ở trong nước. Như một mũi tên trúng hai địch, việc làm trên của Mỹ và phương Tây vừa tạo phản ứng tiêu cực của các chức sắc cực đaon và số tín đồ cuồng tìm mong tạo dựng các vụ việc phức tạp mang màu sắc của tôn giáo hòng lật đổ chính quyền nhân dân và mục đích cao nhất là dùng sức mạnh của tôn giáo để lật để chế độ, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng; bên cạnh đó việc xuyên tạc sai sự thật này còn giúp Mỹ có cớ để can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam hoặc sẽ đưa Việt Nam vào các nước thuộc nhóm “cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn giáo”, với hình thức này Mỹ sẽ đưa ra nhiều lệnh cấm vận với Việt Nam nhằm hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo mà Mỹ mong muốn.
Chúng ta đều biết, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại Điều 18 trong Tuyên ngôn nhân quyền toàn thế giới năm 1948 và được phát triển đầy đủ hơn trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc. Theo đó, mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; không một ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo, một tín ngưỡng; quyền tự do thực hành tôn giáo, tín ngưỡng có thể bị giới hạn… Như vậy, theo quan điểm của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế, mặc dù là một quyền cơ bản của con người, nhưng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tuyệt đối, mà là một quyền có giới hạn. Sự giới hạn đó là cần thiết nếu việc thực hiện quyền này xâm hại tới an ninh quốc gia, trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng hoặc quyền và tự do cơ bản của người khác. Nói cách khác, ở tất cả các nước, các loại hình tổ chức tôn giáo đều được tự do hoạt động nhưng phải trong giới hạn của hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi hoạt động tôn giáo gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm đạo đức và các quyền của người khác…, đều bị cấm và nghiêm trị theo pháp luật. Những tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, giả danh tôn giáo, giáo phái cực đoan đều không được thừa nhận có tư cách và quyền như một tôn giáo. Hầu hết các quốc gia trong cộng đồng quốc tế đều ghi nhận và thực hiện quyền này trong hiến pháp, pháp luật của mình.
Đối với nước ta, Điều 70 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, Nghị định số 22/NĐ-CP, ngày 11-5-2005 của Chính phủ và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quán triệt và thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các quy định pháp lý đó không những phù hợp với tinh thần và nội dung tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, củng cố niềm tin, tạo động lực để đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc”, “sống tốt đời, đẹp đạo”, góp phần quan trọng vào củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bình Nam
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Bọn phản động đẩy mạnh lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để gây áp lực cho chính quyền. Đàn áp tôn giáo không có nhưng nhiều tên chức sắc tôn giáo thường có hành vi kích động giáo dân gây rối, để rồi vu cho chính quyền đàn áp tôn giáo. Thực sự Nhà nước đã hết mình trong việc phát triển Tôn giáo, gắn kết tôn giáo với người không theo tôn giáo để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Trả lờiXóanếu nói ở việt nam không có tự do tôn giáo, thì nãy nhìn sang pháp. nhiều nhà thờ hồi giáo bị đóng cửa vì lý do an ninh quốc gia, và họ nói đó là bình thường. còn ở việt nam nếu như vậy thì sao? có lẽ vấn đề ở đây không phải là sự tự do hay không, mà là tiếng nói của nước đó, nền chính trị như thế nào thôi.
Trả lờiXóaTrong âm mưu chống Việt Nam của Mỹ và phương Tây thì tôn giáo là một lĩnh vực mà Mỹ đặc biệt quan tâm. Bởi đây là lĩnh vực nhạy cảm, lại có đông đảo tín đồ tham gia nên việc lợi dụng tôn giáo chống Việt Nam đã trở thành quy luật từ trước đến nay. Âm mưu của Mỹ và các thế lực thù chống Việt Nam rất rõ ràng, chúng thường lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo là một thủ đoạn mà chúng thường dùng.
Trả lờiXóaĐiều 70 Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã nêu rất rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Những quy định này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Trả lờiXóaGần đây, trên mạng Internet xuất hiện nhiều bài viết cho rằng Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, kêu gọi các quốc gia can thiệp để Việt Nam có tự do tôn giáo. Họ cho rằng tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của công dân theo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Nhưng xin thưa là thế giới thừa nhận quyền tự do tôn giáo là quyền bị giới hạn, chỉ có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, một thứ quyền thuộc về tư tưởng, tinh thần mới là tuyệt đối. Như vậy thì thủ đoạn thô bỉ của đám rận lúc nào cũng bù lu bù loa lên kêu Việt Nam này nọ chỉ là cái cớ để chúng chống phá mà thôi. Nhàm
Trả lờiXóaHiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đang hoạt động đoàn kết với nhau, thực hiện đại đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết dân tộc; các tôn giáo đều hoạt động theo con đường và chủ trương “đạo pháp, dân tộc, CNXH”, “nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”… thể hiện việc gắn bó với dân tộc của các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng với sự quan tâm của Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, đồng bào theo các tôn giáo đều thể hiện rằng mình vừa là tín đồ tốt và cũng là người công dân tốt. Đây chính là cái tát vào những luận điệu xuyên tạc Việt Nam không có tự do tín ngưỡng tôn giáo của những kẻ thiếu thiện chí, thù địch với chúng ta.
Trả lờiXóaNhững thành tựu của Việt Nam trong thực hiện chủ trương, chính sách về tự do tôn giáo được đông đảo cá nhân và các tổ chức quốc tế thừa nhận. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trung tuần tháng 8 năm 2009, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đánh giá: Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là từ năm 1991 đến nay. Từ những điều trên cho chúng ta thấy rằng luận điệu Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam.
Trả lờiXóaBài viết phân tích khá hay, đúng như tác giả nhận định thì lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là một trong những âm mưu xuyên suốt của các thế lực thù địch nhà nước Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là trong những năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo. Mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào. Nhưng suốt ngày chúng vu cáo chúng ta vi phạm tự do tôn giáo. Bất luận thế nào thì đây là một luận điệu cũ rích mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng để chống phá nước ta
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người. Đây là vấn đề không phải bàn cãi và nó đã được pháp luật quốc tế và luật pháp của nhiều quốc gia thừa nhận. Phải chăng xuất phát từ sự thiếu thiện chí với Việt nam hay vì một lý do sâu xa nào khác mà họ đã cố tình đưa ra những luận điệu Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo, Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo… Nếu họ vẫn tiếp tục xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam, e rằng họ sẽ là những người lạc lõng giữa xã hội
Trả lờiXóaVấn đề tín ngưỡng tôn giáo là một trong những vấn đề cực kỳ nhạy cảm và phức tạp, khi mà các thế lực thù địch liên tục thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá nhằm vào các chính sách tự do, tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng có 1 chân lý không bao giờ thay đổi là Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo các quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nói riêng. Điều này đã được thể hiện không chỉ là trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn luôn được Nhà nước Việt Nam đảm bảo thực hiện trong thực tiễn.
Trả lờiXóaTình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản là ổn định, do nhận thức ngày càng rõ của đại bộ phận tín đồ, chức sắc tôn giáo về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Hệ thống quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được bổ sung, hoàn thiện; công tác vận động quần chúng và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, về an ninh, trật tự ở cơ sở ngày càng được chú trọng. Mình cũng chả hiểu đám kền kền cứ xoay đi xoay lại 1 vấn đề, nhai như kiểu chó nhai giẻ rách ý mà không chán nhỉ? Không chọc ngoáy họ không chịu được hay sao ý, thiết nghĩ đã đến lúc những người dân có đạo hay không có đạo nên vạch trần bản chất bịp bợm của lũ rận ngày ngày nói Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trả lờiXóaNhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động ở Việt Nam
Trả lờiXóaDự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành để thay thế Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và cần bổ sung các nội dung cơ bản, phù hợp với thực tiễn. Dự luật ghi nhận và cụ thể hoá chủ thể của quyền tín ngưỡng, tôn giáo là “mọi người” mà không chỉ là “công dân”! vấn đề này ở nước ta đang rất được lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm!
Trả lờiXóaViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tinh thần của đại đa số đồng bào có tôn giáo. Nhà nước tôn trọng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo; tôn trọng quyền của các tôn giáo trong việc phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển và bổ nhiệm các vị chức sắc, nhà tu hành chăm lo việc Đạo theo Điều lệ của tôn giáo và quy định của pháp luật!
Trả lờiXóaCá nhân tôi thấy ở Việt Nam mình cho tôn giáo quá tự do ấy chứ. Ở các nước khác không có chuyện muốn làm gì thì làm, muốn ở đâu là được đâu. Cử hành các nghi lễ, nghi thức mà lung tung, không được phép của chính quyền là ăn phạt ngay.
Trả lờiXóaTôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa