BÀN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM (Phần 3)
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
Vậy Việt Nam có thực sự vi phạm quyền tự do tôn giáo như trong bản báo cáo của Mỹ hay không?
Như phần trước đã chỉ rõ, âm mưu của Mỹ và phương Tây thường lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo là một thủ đoạn mà chúng thường dùng. Do vậy, nhiều năm qua những chuyên gia nhân quyền của Mỹ trên lĩnh vực này đã phối hợp với nhân viên Đại xứ quán tại Việt Nam, tìm cách móc nối với những nhà rận chủ rởm, những chức sắc, tu sĩ, tín đồ mang tư tưởng cực đoan trên đất Việt để qua đó thu thập những thông tin, tài liệu về tôn giáo. Và đương nhiên, dưới lăng kính lệch lạc cùng tư tưởng cực đoan, những con người này sẽ cung cấp những thông tin thiếu trung thực, thậm chí là xuyên tạc về vấn đề tôn giáo và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cùng với đó là sự té nước theo mưa của những đài báo tiếng Việt ở nước ngoài như BBC, RFA, RFI… đã nhiều lần vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ nhân quyền… Đây cũng chính là cơ sở vô căn cứ để một số nghị sĩ tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn thể hiện thái độ, quan điểm cực đoan, thiếu công bằng để “đánh giá” vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Hơn nữa, Mỹ và phương Tây còn hậu thuẫn cả vật chất và tinh thần cho những đối tượng xấu trong nước để tiến hành nhiều hoạt động lợi dụng tôn giáo với mục đích chống Việt Nam. Sau những sự việc này, các đối tượng trọng nước thì gào thét cho rằng chính quyền đàn áp tôn giáo, bắt bớ người vô tội, đánh đập quần chúng tín đồ; còn ở nước ngoài Mỹ và những tổ chức chống phá Việt Nam lại có một bữa tiệc hả hê để vu không chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo.
Đồng thời, Mỹ và phương Tây còn lợi dụng ngược lại khi họ luôn đưa ra đòi hỏi ngang ngược, vô lối nhằm kích động, hà hơi tiếp sức cho những nhà rận chủ “hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để vi phạm pháp luật. Thậm chí họ còn lên án, đòi Chính phủ ta “công nhận” các tổ chức tôn giáo giả hiệu, như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Tin lành Đề Ga và can thiệp đòi thả các “tù nhân tôn giáo”. Đặc biệt vừa qua, trong “Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012” do ông Cơ-rít Xi-mít, nghị sĩ Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ) là tác giả đã vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, trong đó có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo và kiến nghị đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC). Đây là những luận điệu đầy định kiến, một chiều, xuyên tạc, không khách quan, vô căn cứ của các tổ chức nhân quyền nước ngoài.
Đó là những gì mà dưới lăng kính chủ quan của Mỹ và phương Tây đã nhìn nhận về vấn đề tôn giáo Việt Nam theo chiều hướng lệch lạc, áp đặt. Còn thực tế, một sự thực khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam đó là, sau 30 năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt; trong đó, quyền con người, quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngày một tốt hơn; các tôn giáo đã phát triển nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Nếu như năm 2006, cả nước mới có 6 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, thì đến nay đã có 13 tôn giáo và gần 40 tổ chức tôn giáo với trên 24 triệu tín đồ, chiếm 25% dân số cả nước. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam là tốt đẹp và luận điệu vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo” là hoàn toàn bịa đặt. Tính riêng những năm gần đây có khoảng 500 công trình tôn giáo được xây mới, hơn 600 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4.000 đầu sách với số lượng hàng chục triệu bản. Sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện ở nhiều sự kiện, hoạt động tôn giáo sôi động. Năm 2011, Lễ Bế mạc Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức long trọng tại giáo sứ La Vang, tỉnh Quảng Trị; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng đạo Phật giáo Hòa hảo; Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh; Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX với sự tham gia của hơn 2 vạn bạn trẻ Công giáo đến từ 10 giáo phận, 26 tỉnh, thành phố thuộc giáo tỉnh Hà Nội…, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, sẽ không tránh được những thiếu xót, những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, hoặc ở một số địa phương thực hiện còn máy móc, cứng nhắc những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và tự do tôn giáo gây bức xúc trong một bộ phận nhỏ chức sắc, tín đồ. Nhưng về cơ bản, lãnh đạo các chức sắc tôn giáo tại Việt Nam và đông đảo những người có lương tri trên thế giới đến thăm Việt Nam đều thừa nhận những thành tựu to lớn của nước ta trên lĩnh vực tôn giáo. Ông Nguyễn Cao Kỳ – một người từng làm Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn – khi về thăm Việt Nam, chứng kiến sự thật đã thốt lên rằng: “Không phải riêng tôi, mà cả trăm, nghìn Việt kiều về thăm quê hương đều thấy chùa chiền được xây cất ngày càng nhiều, người đi chùa, đi nhà thờ đông nghìn nghịt, hoàn toàn không có sự cấm đoán. Nếu mà nói về tự do tôn giáo thì thật sự có tự do, không ai có thể chối cãi được”. Năm 2009, Đoàn Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ do Phó Chủ tịch M.L Cro-ma-ti dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Việt Nam đã nhận xét: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ”.
Như vậy, với nhưng dẫn chứng trên, chúng ta khẳng định thêm lần nữa, đó là Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện để các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại và phát triển, đảm bảo quyền công dân, quyền tự do tôn giáo như trong Hiên Pháp và các văn bản pháp quy đã quy định. Còn những kết luận mà Mỹ đã nêu ra đều không có cơ sở khách quan vì họ đâu có sinh sống trên đất nước Việt Nam mà chủ yếu nhận nguồn thông tin từ những nhà rận chủ và những người mang tư tưởng cực đoan tôn giáo ở Việt Nam cung cấp.
Bình Nam
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện để các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại và phát triển, đảm bảo quyền công dân, quyền tự do tôn giáo như trong Hiên Pháp và các văn bản pháp quy đã quy định. Còn những kết luận mà Mỹ đã nêu ra đều không có cơ sở khách quan vì họ đâu có sinh sống trên đất nước Việt Nam mà chủ yếu nhận nguồn thông tin từ những nhà rận chủ và những người mang tư tưởng cực đoan tôn giáo ở Việt Nam cung cấp.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam chính những lãnh đạo luôn tới thăm hỏi và động viên những tôn giáo đang được công nhận vào những dịp đặc biệt. Như vậy gọi là đàn áp tôn giáo thì đúng là kỳ diệu rồi
Trả lờiXóaBọn nước ngoài chúng hà hơi tiếp sức cho bọn phản động trong nước lập nên đủ các tổ chức tôn giáo mang màu sắc chính trị phản động để rồi lại chính chúng bên ngoài cổ xúy, gây áp lực cho Nhà nước ta phải công nhận cho các tổ chức tôn giáo phi pháp đó. Thực sự là bọn thù địch đang muốn bóp nghẹt chúng ta bằng tôn giáo. Cái tự do tôn giáo mà Mỹ chắc chẳng bao giờ thực hiện được nhưng đang cố ép Việt Nam phải thực hiện. Nếu chúng ta thực hiện theo thì không biết chính trị trong nước sẽ ra sao?
Trả lờiXóaĐến nay, tại Việt Nam có khoảng 95% số dân có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; nếu năm 2006 có 6 tôn giáo và 15 tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, cấp giấy chứng nhận hoạt động, thì đến năm 2015, con số là 14 tôn giáo và 38 tổ chức; hiện cả nước có 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc; 46 cơ sở học viện, viện, trường đào tạo chức sắc tôn giáo với gần 8.000 học viên; cả nước có 25.000 cơ sở thờ tự; truyền thông tôn giáo có 12 báo, tạp chí và hàng trăm website, NXB Tôn giáo đã xuất bản hơn 4.000 đầu sách với hàng chục triệu bản,… Đó là các con số biết nói, mà qua đó có thể kết luận: nếu phê phán của Báo cáo có giá trị trên thực tế thì ở Việt Nam không có thể có những con số ấn tượng như vậy.
Trả lờiXóacác tôn giáo ở việt nam luôn được đảng và nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện phát triển một cách lành mạnh . thiết nghĩ tất cả các tôn giáo đều hướng đến một cuộc sống tốt đẹp có ý nghĩa ,sống tốt đời đẹp đạo vì thế việc tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển , hoạt động cũng là điều bình thường và là nhiệm vụ của đảng và nhà nước . nhưng bên cạnh đó cũng là những kẻ lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm những trò phá hoại đất nước , hay chuộc lợi cá nhân ,những kẻ đó thì phải xử lí thẳng tay.
Trả lờiXóaĐảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện để các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại và phát triển, đảm bảo quyền công dân, quyền tự do tôn giáo như trong Hiên Pháp và các văn bản pháp quy đã quy định. Còn những kết luận mà Mỹ đã nêu ra đều không có cơ sở khách quan vì họ đâu có sinh sống trên đất nước Việt Nam mà chủ yếu nhận nguồn thông tin từ những nhà rận chủ và những người mang tư tưởng cực đoan tôn giáo ở Việt Nam cung cấp.
Trả lờiXóaTừ xưa đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện để tự do tín ngưỡng, phát triển tôn giáo, gắn kết dân tộc, phát huy tối đã sức mạnh toàn dân, chưa bao giờ kiềm hãm hay có gì chống đối cả, tuy nhiên không thể tránh khỏi những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống đối chính quyền, phá hoại đất nước cả, những kẻ như thế phải trừng trị thật nặng
Trả lờiXóaQuyền tự do tín ngưỡng của công dân không chỉ thể hiện trong văn bản pháp quy có giá trị cao nhất mà Đảng ta đã dành những sự ưu ái, tin tưởng đặc biệt đối với đồng bào, nhân sỹ, trí thức là người các tôn giáo thể hiện trong thành phần nội các Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ (có nhiều vị Bộ trưởng, Cố vấn của Chính phủ là người theo các tôn giáo).
Trả lờiXóaĐến bản Hiến pháp năm 1959, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được tái khẳng định và cụ thể hóa, tại Điều 26 quy định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.
Trả lờiXóaTrong bản Hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng đã được mở rộng theo hướng công dân được “theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Điều này cho thấy tự do tín ngưỡng không chỉ là quyền theo tôn giáo mà còn có cả quyền không theo tôn giáo.
Trả lờiXóaQuy định như vậy thể hiện một cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn những quan hệ xã hội, một mặt là sự mở rộng hơn, làm sâu sắc thêm quyền đó; Mặt khác, là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền của những người không có đạo, phòng ngừa trường hợp có người vì những lý do nào đó họ bị ép buộc theo một tôn giáo nào đó. Điều này cũng tạo ra sự bình đẳng, đoàn kết giữa người có đạo với người không có tín ngưỡng trong khối Đại đoàn kết dân tộc
Trả lờiXóaKế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980, tại Điều 68 đã ghi nhận: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.
Trả lờiXóaỞ đây, quyền tự do tín ngưỡng bao gồm cả nội dung phòng ngừa hành vi lợi dụng quyền này để chống phá cách mạng, đồng thời quy định này làm rõ căn cứ để nhận diện hoạt động lợi dụng tôn giáo, đó là những hoạt động vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan cũng như các hủ tục lạc hậu nhằm mưu cầu cá nhân, phá hoại thành quả cách mạng.
Trả lờiXóaAi đó nói rằng: Ở Việt Nam "tự do tôn giáo chỉ có trên giấy tờ" và "không có tính thực tiễn" là không có cơ sở. Ðó là cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan, thiếu thiện chí đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Trả lờiXóaTrong nhiều nỗ lực của mình, Nhà nước Việt Nam đã bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng trong chính sách tự do tôn giáo - với ba nguyên tắc cơ bản: bình đẳng về tín ngưỡng; bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ (nghĩa vụ tôn giáo, nghĩa vụ công dân); bình đẳng về luật pháp. Việc bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được đặt hài hòa trong tương quan hài hòa với những yếu tố lịch sử - văn hóa của dân tộc, kết hợp với việc giữ vững an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc.
Trả lờiXóaÐỂ giải quyết các vấn đề tôn giáo, Nhà nước Việt Nam coi trọng việc thể chế hóa trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, phù hợp với các Công ước và luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn của tôn giáo ở Việt Nam, cũng như tôn trọng quan hệ của các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo thế giới.
Trả lờiXóaTừ năm 1989, Việt Nam và Vatican đã có nhiều lần trao đổi đoàn làm việc. Năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng Bốn Nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Hai bên ghi nhận Giáo huấn của Giáo hội về việc "sống phúc âm giữa lòng dân tộc" và "giáo dân tốt cũng là công dân tốt"
Trả lờiXóaChính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam - từ chính thể dân chủ cộng hòa đến chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật - đó là sự thật không ai có thể xuyên tạc và phủ nhận
Trả lờiXóaNhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện để các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại và phát triển, đảm bảo quyền công dân, quyền tự do tôn giáo như trong Hiến Pháp và các văn bản pháp quy đã quy định. Còn những kết luận mà Mỹ đã nêu ra đều không có cơ sở khách quan vì họ đâu có sinh sống trên đất nước Việt Nam mà chủ yếu nhận nguồn thông tin từ những nhà rận chủ và những người mang tư tưởng cực đoan đưa ra mà thôi.
Trả lờiXóaQuyền tự do tín ngưỡng bao gồm cả nội dung phòng ngừa hành vi lợi dụng quyền này để chống phá cách mạng, đồng thời quy định này làm rõ căn cứ để nhận diện hoạt động lợi dụng tôn giáo, đó là những hoạt động vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan cũng như các hủ tục lạc hậu nhằm mưu cầu cá nhân, phá hoại thành quả cách mạng.
Trả lờiXóaTrong Hiên Pháp và các văn bản pháp quy của Nhà nước ta đã quy định về quyền tự do tôn giáo của nhân dân Việt Nam. Những thông tin cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, bị đàn áp tôn giáo đều là những thông tin sai lệch, bịa đặt của những kẻ luôn muốn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo khoảng cách, mâu thuẫn lương - giáo. Nếu như để ý đồ đó thành hiện thực thì thật đáng nguy
Trả lờiXóaHiến pháp nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Đó là những chính sách thuận lợi của đất nước tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển tại nước ta.
Trả lờiXóaBọn nước ngoài chúng hà hơi tiếp sức cho bọn phản động trong nước lập nên đủ các tổ chức tôn giáo mang màu sắc chính trị phản động để rồi lại chính chúng bên ngoài cổ xúy, gây áp lực cho Nhà nước ta phải công nhận cho các tổ chức tôn giáo phi pháp đó. Thực sự là bọn thù địch đang muốn bóp nghẹt chúng ta bằng tôn giáo. Cái tự do tôn giáo mà Mỹ chắc chẳng bao giờ thực hiện được nhưng đang cố ép Việt Nam phải thực hiện.
Trả lờiXóadưới lăng kính lệch lạc cùng tư tưởng cực đoan, những con người này sẽ cung cấp những thông tin thiếu trung thực, thậm chí là xuyên tạc về vấn đề tôn giáo và tự do tôn giáo ở Việt Nam, để rồi đăng tải lên các trang báo mạng phản động để chống phá nước ta mà thôi
Trả lờiXóađúng thế, các tôn giáo ở Việt Nam luôn được đối xử bình đẳng và công bằng, cũng như mọi người công dân trong xã hội mà thôi, dù là theo hay không theo tôn giáo đi nữa thì đã là công dân tất nhiên cần phải tuân thì pháp luật và bị xử lý nếu vi phạm
Trả lờiXóaNhững thành tựu của Việt Nam trong thực hiện chủ trương, chính sách về tự do tôn giáo được đông đảo cá nhân và các tổ chức quốc tế thừa nhận. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trung tuần tháng 8 năm 2009, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đánh giá: Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là từ năm 1991 đến nay. Từ những điều trên cho chúng ta thấy rằng luận điệu Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam.
Trả lờiXóaTự do tôn giáo là quyền của mỗi công dân nhưng không phải cứ là quyền thì được tự do không giới hạn, được thỏa thích làm những gì mình muốn. Tự do là những gì hợp với quy luật. Nếu ở nước Mỹ Chính phủ Mỹ có quản lý các tôn giáo hay không, hay là cho nó hoạt động một cách tự do, không theo một tổ chức nào? Thế thì đừng bù lu bù loa lên về tình hình tôn giáo của Việt Nam thế nhé, mỗi nước có 1 quan điểm khác nhau, không cùng một thước đo tiêu chí sao so sánh được
Trả lờiXóaCác tôn giáo ở VIệt Nam dù nội sinh hay ngoại nhập muốn phát triển đều phải hòa đồng với văn hóa dân tộc và chịu sự quản lý của nhà nước. nội dung quản lý được ghi nhận trong Hiến Pháp và pháp luật. Bấy lâu nay đã không ít những kẻ đang lợi dụng đạo Phật, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo… để thực hiện các mưu đồ chính trị, chống phá chính quyền, gây bất ổn an ninh, trật tự. Do đó, việc Nhà nước ngăn chặn và hạn chế quyền tự do tôn giáo của những cá nhân, tổ chức này rõ ràng là điều đáng phải làm. Thế nên đừng có kêu Việt Nam thế này thế nọ nhé các bạn, hãy nhìn mình trước khi nói người khác
Trả lờiXóaHiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đang hoạt động đoàn kết với nhau, thực hiện đại đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết dân tộc; các tôn giáo đều hoạt động theo con đường và chủ trương “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, “nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”… thể hiện việc gắn bó với dân tộc của các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng với sự quan tâm của Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, đồng bào theo các tôn giáo đều thể hiện rằng mình vừa là tín đồ tốt và cũng là người công dân tốt. Đây chính là cái tát vào những luận điệu xuyên tạc Việt Nam không có tự do tín ngưỡng tôn giáo của những kẻ thiếu thiện chí, thù địch với chúng ta.
Trả lờiXóaTình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản là ổn định, do nhận thức ngày càng rõ của đại bộ phận tín đồ, chức sắc tôn giáo về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Hệ thống quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được bổ sung, hoàn thiện; công tác vận động quần chúng và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, về an ninh, trật tự ở cơ sở ngày càng được chú trọng. Mình cũng chả hiểu đám kền kền cứ xoay đi xoay lại 1 vấn đề, nhai như kiểu chó nhai giẻ rách ý mà không chán nhỉ? Không chọc ngoáy họ không chịu được hay sao ý, thiết nghĩ đã đến lúc những người dân có đạo hay không có đạo nên vạch trần bản chất đểu cán của lũ rận ngày ngày nói Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trả lờiXóaVấn đề tín ngưỡng tôn giáo là một trong những vấn đề cực kỳ nhạy cảm và phức tạp, khi mà các thế lực thù địch liên tục thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá nhằm vào các chính sách tự do, tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng có 1 chân lý không bao giờ thay đổi là Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo các quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nói riêng. Điều này đã được thể hiện không chỉ là trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn luôn được Nhà nước Việt Nam đảm bảo thực hiện trong thực tiễn.
Trả lờiXóaMọi người đều biết rằng Điều 70 Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã nêu rất rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Những quy định này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Trong suốt quá trình lãnh đạo dân tộc, Đảng ta luôn khẳng định: Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lờiXóaKhông chỉ đưa ra những luận điệu xằng bậy về Việt Nam mà Mỹ và các nước phương Tây còn muốn áp đặt tư duy của bọn chúng lên đất nước này. Chúng tự cho rằng mình là nước lớn nên có cái quyền bắt tất cả phải theo chúng.
Trả lờiXóaBáo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục đánh giá sai lệch tình hình tôn giáo ở Việt Nam là do họ bị chi phối bởi định kiến và sự khác biệt về quan điểm lịch sử, văn hóa đối với các sự việc liên quan tới tôn giáo ở Việt Nam. Để xây dựng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lấy thông tin bị xuyên tạc, bóp méo do một số tổ chức NGO, tổ chức phản động lưu vong, cá nhân bất mãn, chống đối trong nước cung cấp. Cũng như các lĩnh vực xã hội khác, sự khác biệt về mô hình nói chung, quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng giữa các quốc gia là điều bình thường. Điều không bình thường là ở chỗ Chính phủ Mỹ đã không nhận thức như vậy, hơn thế còn tự cho mình quyền áp đặt mô hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Trả lờiXóa