CHIẾN THUẬT XOA ĐẦU CỦA TRUNG QUỐC
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016
Trong khi Trung Quốc đang rất cực đoan tại biển Đông với việc tuyên bố rất cứng rắn, đưa giàn tàu cá khủng uy hiếp các quốc gia tranh chấp thì bỗng dưng lại có những tín hiệu cho thấy, nước này đang đột nhiên mềm mại hơn. Phải chăng, Trung Quốc lại dở trò gì mới chăng?
Mới đây, ngày 16/8, tại thành phố Mãn Châu Lý thuộc khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, các quan chức cao cấp của Trung Quốc và ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc hoạt động của một đường dây nóng giữa các nhà ngoại giao cao cấp và nội dung bản tuyên bố chung về Bộ quy tắc ứng xử cho những đụng độ ngoài ý muốn trên biển (Code for Unplanned Encounters at Sea - CUES). Trước đó ngày 14/6/2016, trong cuộc gặp thượng định Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc tại Vân Nam, Trung Quốc và hội nghị các lãnh đạo cấp cao đã mang đến điều rất bất ngờ khi Hội nghị đặt mục tiêu thiết lập quy định khung về Biển Đông trong năm sau.
Có thể nói đây là một động thái khá bất ngờ của Trung Quốc khi tình hình biển Đông đang diễn ra hết sức phức tạp. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) bất lợi cho Trung Quốc, nước này đã tiến hành một loạt những hành động cứng rắn bất chấp các phán quyết. Những hành động đó mang đến lo ngại cho dư luận quốc tế về một sự cực đoan, dở bài cùn của Trung Quốc; sẽ khiến cho hy vọng giải quyết vấn đề biển Đông bằng các quy định của pháp luật quốc tế sẽ đi vào bế tắc. Tuy nhiên, kết quả của hội nghị diễn ra tại Mãn Châu Lý vừa qua có lẽ khiến các nước cảm thấy dễ thở hơn.
Một Trung Quốc đang hung hăng trên biển Đông, quyết chiếm giữ biển Đông bằng mọi cách; một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (C.O.C) có khả năng không thể đưa ra cho chúng ta suy nghĩ rằng, có lẽ Trung Quốc đang tìm cách vừa xoa đầu các nước khác bằng một giọng điệu mỵ dân, một lời hứa xuông và một hy vọng viển vông. Đồng thời, đây cũng là kế sách mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ ra để có thể lôi kéo Asean (nhất là những nước trực tiếp tranh chấp như Philippines, Việt Nam…) vào các cuộc đàm phán, tìm cách trì hoãn, kéo dài thời gian sau khi thế giới gây áp lực lên Trung Quốc mà thôi.
Trung Quốc và Asean đã ký kết DOC từ năm 2002 với nội dung kêu gọi giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và thông qua đối thoại trực tiếp giữa các nước có chủ quyền. Tuy nhiên điều mà nhiều người hy vọng là việc chính thức đạt được thỏa thuận về tính ràng buộc pháp lý của COC.
Các cuộc thảo luận về vấn đề này đã được khởi xướng từ năm 2013 nhưng cho tới nay vẫn đạt được rất ít tiến bộ vì sự miễn cưỡng kéo dài của Trung Quốc.
Tuy nhiên có thể thấy rõ là sau khi tòa trọng tài quốc tế tại The Hague ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu tỏ ra quan tâm hơn tới DOC và hối thúc các bên thực hiện tuyên bố này.
Quang Thuận
Tags:
biển Đông,
Bộ sưu tập,
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
dù là gì thì cũng phải rất cảnh giác với tất cả hành động của trung quốc. có thể không thấy ảnh hưởng như vài tháng, hay vài năm, thậm chí cả chục năm sau ta mới thấy được hệ lụy. các cụ đã bảo thâm như tàu mà.
Trả lờiXóaCó lẽ Trung Quốc đang tìm cách vừa xoa đầu các nước khác bằng một giọng điệu mỵ dân, một lời hứa xuông và một hy vọng viển vông. Đồng thời, đây cũng là kế sách mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ ra để có thể lôi kéo Asean (nhất là những nước trực tiếp tranh chấp như Philippines, Việt Nam…) vào các cuộc đàm phán, tìm cách trì hoãn, kéo dài thời gian sau khi thế giới gây áp lực lên Trung Quốc mà thôi.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang đánh mất hình ảnh tốt đối với bạn bè quốc tế và các nước trong khu vực. Hình ảnh một Trung Quốc ngang ngược, coi thường pháp luật khiến các nước phải cảnh giác khi quyết định hợp tác với họ. Thiết nghĩ Trung Quốc nếu còn chút tự trọng và liêm sỷ hãy chấm dứt hành động ngang ngược của mình. Các nước cần phải đoàn kết nhau để đấu tranh với âm mưu thâm độc của Trung Quốc, đoàn kết là sức mạnh và là vũ khí khiến Trung Quốc lo sợ.
Trả lờiXóaCó lẽ Trung Quốc đang thể hiện bộ mặt “giấu đầu hở đuôi của mình”. Pháp lý mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông chỉ là những luận điệu nhàm chán theo kiểu họ là người phát hiện sớm các quần đảo từ thời kỳ cổ đại. Sức thuyết phục trong các luận điểm mà họ vẫn diễn thuyết hàng ngày là hoàn toàn không có giá trị. Vì vậy họ có xoa đầu xoa chân tay cũng thế mà thôi, tất yếu sẽ nhiều quốc gia chơi với Trung Quốc nhưng đều cảnh giác cao độ vì thói “tiểu nhân” này. Đúng là Trung QUốc siêu bựa và tiểu nhân vô cùng
Trả lờiXóaRõ ràng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA là một phán quyết khách quan, công bằng, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi chủ quyền trên Biển Đông đối với các quốc gia. Không có cơ sở pháp lý nào nói Trung Quốc có đường lưỡi bò đấy cả, Trung Quốc thua là xứng đáng không gì phải bàn cãi ở đây cả, những gì không thuộc về Trung Quốc thì hãy trả lại cho người chủ của nó đi. Nhưng với bản chất lưu manh côn đồ của mình, vẫn chứng nào tật đó, TQ vẫn tỏ ra cứng rắn, không khoan nhượng, bản chất xù xì cục mịch của họ chỉ làm cộng đồng quốc tế thêm căm ghét họ mà thôi
Trả lờiXóaTất cả các quốc trên, khu vực đều khẳng định, tất cả các nước cần tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, khẳng định mọi tuyên bố chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời yêu cầu các nước không được có “những hành động đơn phương có thể khiến căng thẳng gia tăng”, không sử dụng “vũ lực hoặc cưỡng ép” nhằm thúc đẩy, củng cố các tuyên bố chủ quyền. Đây chính là cái tát vào mặt tham vọng của chính quyền Bắc Kinh, họ điêu toa phét lác lắm cơ, hy vọng Trung Quốc sẽ thôi cái trò vừa ăn cắp vừa la làng đó đi.
Trả lờiXóaĐối thoại Shangri-La là diễn đàn của nhiều quốc gia vốn dĩ đã quá quen mặt với Trung Quốc. Tại sao Trung Quốc cứ hết lần này đến lần nọ biện minh cho chủ quyền Biển Đông của mình, trong khi cơ sở pháp lý của họ về chủ quyền biển Đông là hầu như không có, mà do chính tham vọng của họ mà thôi. Thế mới biết phong cách “tiểu nhân’ của ông bạn láng giềng Trung Quốc xấu xí đến mức độ nào?
Trả lờiXóaRiêng về phần Việt Nam, chúng tôi có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo này, thế mà chúng cả gan ngang nhiên thế chứ, chấp nhận làm sao được đúng không các bạn. Hành động nêu trên của Trung Quốc là vô giá trị, không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta hãy bình tĩnh chờ xem bọn Tàu khựa này nó làm gì nhé, và hãy tin tưởng là rồi 1 ngày nào đó chính nghĩa sẽ được thực hiện, rồi chúng ta sẽ lấy lại những gì chúng ta đã mất vào tay Trung Quốc.
Trả lờiXóaMột Trung Quốc đang hung hăng trên biển Đông, quyết chiếm giữ biển Đông bằng mọi cách; một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (C.O.C) có khả năng không thể đưa ra cho chúng ta suy nghĩ rằng, có lẽ Trung Quốc đang tìm cách vừa xoa đầu các nước khác bằng một giọng điệu mỵ dân, một lời hứa xuông và một hy vọng viển vông. Đồng thời, đây cũng là kế sách mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ ra để có thể lôi kéo Asean (nhất là những nước trực tiếp tranh chấp như Philippines, Việt Nam…) vào các cuộc đàm phán, tìm cách trì hoãn, kéo dài thời gian sau khi thế giới gây áp lực lên Trung Quốc mà thôi.
Trả lờiXóaTrung Quốc thì lúc nào họ chả lưu manh giả danh tri thức! những hành động thực tế của Trung Quốc trong thời gian vừa qua chắc cũng đủ làm cho mọi người không thôi cảm thấy lo lắng rồi! tốt nhất là cứ phải đề cao cảnh giác, dù cho những hoạt động ấy là gì đi chăng nữa!
Trả lờiXóaTrung Quốc có lẽ luôn là một mối hiểm họa lớn không chỉ của riêng Việt Nam chúng ta! chả biết các nước khác thì thế nào nhưng hẳn những nước có liên quan hay đã từng hợp tác với Trung Quốc đều đã biết được phần nào bản chất của họ rồi! quá nguy hiểm chứ ko phải dạng vừa đâu!
Trả lờiXóa