Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
hôm nay (06/8/2017) đã khai thông bế tắc về vấn đề Biển Đông bằng một tuyên bố
chung kêu gọi tránh quân sự hóa. Đồng thời, các nước ASEAN và Trung Quốc thông
qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông sau gần 4 năm bắt đầu khởi động
đàm phán.
Bộ
trưởng Ngoại giao 10 quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua dự thảo khung Bộ
quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)
Với vị trí quan trọng của mình,
những vấn đề liên quan đến biển Đông luôn thu hút sự chú ý không chỉ
của các quốc gia trong khu vực mà còn đối với các quốc gia khác trên
thế giới... Việc thúc đẩy và hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử trên
Biển Đông đã được nêu ra nhiều lần tại nhiều diễn đàn quan trọng
trong khu vực. Và tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM 50)
đang diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines, sau nhiều lần bị trì hoãn, các ngoại
trưởng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thông qua dự thảo
khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), văn kiện sẽ được trình lên các lãnh
đạo tại Hội nghị cấp cao vào tháng 11 tới.
Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển
Đông bắt đầu được ASEAN thảo luận từ Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm
2002, với kỳ vọng xây dựng một văn kiện mang tính ràng buộc để giải quyết các vấn
đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa các nước thành viên ASEAN và Trung
Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tục trì hoãn việc thảo luận các điều khoản của
COC trong nhiều năm qua.
Trong khi đó, Việt Nam luôn nhất quán
với quan điểm: Tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982
phải là nền tảng của các quy tắc về hợp tác và hoạt động trên
Biển Đông. Thông qua các cuộc đàm phán, biện pháp ngoại giao để bảo chủ quyền,
đồng thời thông qua các diễn đàn quốc tế, đấu tranh ngoại giao để tranh thủ sự ủng
hộ của quốc tế, đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế giải quyết tranh chấp
thông qua hòa bình.
Việc thống nhất được dự thảo khung
COC sẽ là bước khởi đầu cho tiến trình đàm phán thực chất Bộ Quy tắc ứng xử ở
Biển Đông có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý, góp phần duy trì hòa bình, ổn định
ở khu vực. Đây sẽ là bộ quy tắc có tính ràng buộc cao về những hành động được
phép và không được phép, sẽ giúp các bên kiềm chế không để xảy ra xung đột
trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Tầm quan trọng của bộ quy tắc này tạo
ra khuôn khổ pháp lý để các bên điều hòa tranh chấp cũng như hợp tác để bảo vệ
môi trường, tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ tài nguyên...
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần
thứ 50 và các hội nghị liên quan đang diễn ra ở thủ đô Manila, Philippines, và
sẽ kéo dài đến ngày 8/8, với sự tham gia của 10 nước thành viên. Đây là dịp để
các ngoại trường thảo luận về những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm như
Biển Đông, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nỗ lực chống chủ nghĩa
khủng bố và cực đoan, an ninh hàng hải cũng như những vấn đề an ninh phi truyền
thống khác.
Rõ ràng việc phát huy hơn vai trò của
ASEAN là hết sức cần thiết khi Trung Quốc vẫn đang âm mưu “độc chiếm biển
Đông”. Hy vọng rằng các nước khác trong khu vực cũng đồng lòng với Việt Nam
trong việc giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình. Thông qua sự kiện lần
này có thể thấy ASEAN đã phục hồi sự đoàn kết chính trị và thống nhất được tiếng
nói chung của khối với COC.
Mạc
Lâm Kính
Rõ ràng việc phát huy hơn vai trò của ASEAN là hết sức cần thiết khi Trung Quốc vẫn đang âm mưu “độc chiếm biển Đông”. Hy vọng rằng các nước khác trong khu vực cũng đồng lòng với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình. Thông qua sự kiện lần này có thể thấy ASEAN đã phục hồi sự đoàn kết chính trị và thống nhất được tiếng nói chung của khối với COC.
Trả lờiXóaXuất phát từ chính sách đối ngoại hòa bình, nên từ trước khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nhiệt liệt ủng hộ Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông. Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào việc soạn thảo, thương lượng nội dung các quy định trong DOC. Sau khi DOC được ký, chúng ta tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm tuân thủ các cam kết trong DOC; Là thành viên trong ASEAN, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình tích cực tham gia xây dựng COC thực sự là cơ sở pháp lý hàng đầu, nhân tố quan trọng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định, an ninh cho vùng Biển Đông nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nói chung.
Trả lờiXóaXây dựng COC là việc làm cấp thiết, đem lại lợi ích không chỉ cho ASEAN và Trung Quốc mà cho tất cả các nước ở trong và ngoài khu vực. Các nỗ lực và việc làm của Việt Nam được dư luận quốc tế, khu vực đánh giá cao, coi đó là những đóng góp tích cực cùng các nước ASEAN và Trung Quốc hiện thực hóa DOC. Chính vì vậy, việc có thể thống nhất một bộ quy tắc ứng xử rõ ràng, ràng buộc như COC mới là điểm mấu chốt để buộc các nước tuân thủ, hạn chế hành động không có lợi cho mối quan hệ hợp tác, tôn trọng trong khu vực.
Trả lờiXóaCOC không thể là phương tiện để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ hay phân định ranh giới biển ở Biển Đông. Việc giải quyết các tranh chấp nói trên phải được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp, hoặc thông qua các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền và được các bên tranh chấp thỏa thuận sử dụng. Hy vọng tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông sẽ nguội dần với sự ra đời của bộ quy tắc COC.
Trả lờiXóaThành công quan trọng nhất của ASEAN cho đến nay là việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông - Nam Á thông qua thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia thành viên. Với tất cả những quy định pháp lý đủ để điều chỉnh có hiệu quả mọi quan hệ, tranh chấp diễn ra trên Biển Đông, COC có thể được coi là một bộ luật biển khu vực, trong đó có những nội dung hết sức quan trọng và phức tạp như: phạm vi điều chỉnh, chủ thể khách thể điều chỉnh… Đáng chú ý, cộng đồng quốc tế rất quan tâm, ủng hộ việc ASEAN-Trung Quốc ký kết COC. Mỹ, Liên minh châu Âu, Australia, Ấn Độ đều kêu gọi ASEAN-Trung Quốc sớm ký kết Bộ Quy tắc này, coi đây như là một trong những giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh và giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh trên Biển Đông.
Trả lờiXóaChúng ta cần nhận thức rằng, COC không phải là “chiếc đũa thần”. COC sẽ trở thành đề tài hàn lâm nếu chính ASEAN không thể hiện được sức mạnh đoàn kết, không thể hiện được vị thế của mình trong việc thúc đẩy tiến trình xây dựng COC. Việc đạt được COC đã quan trọng, nhưng việc nghiêm chỉnh thực thi các điều khoản của nó còn quan trọng hơn. Điều đó đòi hỏi các bên phải thực sự tôn trọng lập trường của nhau, thực sự mong muốn một Biển Đông hòa bình, ổn định. Nói một cách ngắn gọn, các bên cần và phải tôn trọng những điều chính mình đã cam kết; bằng không, COC sẽ nối gót DOC và nó sẽ mau chóng trở nên lỗi thời.
Trả lờiXóaphải để xem rằng qua asean cùng nhau có một bộ qui tắc chung như thế thì mới thấy rằng sẽ mang lợi ích cho mọi người nếu như không bao giờ thấy được những điều đấy thì trung quốc có thể lộng hành đến mức nào , chính vì thế bộ qui tắc này hoàn toàn là điều cần thiết
Trả lờiXóaĐây sẽ là bộ quy tắc có tính ràng buộc cao về những hành động được phép và không được phép, sẽ giúp các bên kiềm chế không để xảy ra xung đột trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Trả lờiXóa