Để cung cấp thêm thông tin về ông Trịnh
Xuân Thanh đã ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra ngày 31/7/2017, Đài Truyền
hình Việt Nam đã liên hệ với cơ quan ANĐT để tìm hiểu về việc này. Và trong bản
tin thời sự 19h ngày 3/8 hôm nay, chính Xuân Thanh đã bộc bạch về quyết định ra
đầu thú của mình. Xem ra đây là một tin không vui cho đám rận chủ cuội mấy hôm
nay cứ sàm ngôn vụ Thanh ra đầu thú; và quan trọng hơn đây là một lời khẳng định
mạnh mẽ của Việt Nam gửi tới Bộ Ngoại giao Đức sau khi họ đưa ra tuyên bố về việc
Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Trịnh
Xuân Thanh xuất hiện trên VTV tối 3/8
Theo bản tin của Đài Truyền hình Việt
Nam, trong đơn xin đầu thú, Trịnh Xuân Thanh viết: “Tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được
hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật….Tôi thấy lo sợ trước kết
luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ
của PVC. Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức. Trong thời
gian này cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ. Được sự động viên của gia
đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để
được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật”.
Bên cạnh đó, Trịnh Xuân Thanh cũng
nói: “Trong quá trình trốn chạy tôi cũng
nghĩ mình suy nghĩ không chín chắn nên đã quyết định đi trốn. Tôi nhận thức thấy
rằng mình phải về đối diện với sự thật. Và cái thứ hai là cần về gặp lại mọi
người. Rồi đặc biệt là báo cáo với lãnh đạo, mình đã nhận thức được khuyết điểm,
xin lỗi. Được gia đình động viên, tôi đã ra tự thú”.
Như vậy, qua clip phỏng vấn trên
VTV1, ta có thể thấy rằng Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú là hoàn toàn tự nguyện,
chứ không phải bị một lực lượng nào bắt mang về Việt Nam như một số cá nhân, tờ
báo nước ngoài đồn thổi. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy Trịnh Xuân Thanh hoàn
toàn khỏe mạnh, minh mẫn, không có dấu hiệu bị đánh đập gì cả. Có lẽ, sau một
thời gian dài lẩn trốn, Thanh đã nhận ra khuyết điểm và bản chất của vấn đề, việc
đầu thú của Thanh xem ra là một việc làm đúng đắn vào thời điểm này.
Chiều cùng ngày (3/8), tại cuộc họp
báo của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của báo giới về việc Đức yêu cầu tuỳ
viên Việt Nam phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ do “cáo buộc liên quan tới
vụ việc được cho là bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức”, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày 2/8 của người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức. Thông báo của Bộ Công an đã được báo chí đăng tải,
theo đó, ngày 31/7, ông Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú ở Trực ban hình sự Cơ
quan An ninh điều tra. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiến hành điều
tra. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược
Việt Nam - Đức”.
Trước đó, ngày 2/8, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer cáo buộc Việt Nam đã “bắt cóc Trịnh Xuân
Thanh trên đất Đức” và việc này “vi phạm luật pháp Đức và quốc tế”. Đây thực sự
là một câu chuyện khôi hài, nó không những ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế mà trực tiếp ảnh hưởng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa
hai nước Việt – Đức. Bởi đến một đứa trẻ con cũng không thể nghĩ được ở một quốc
gia như Đức, với một hệ thống an ninh dày đặc, kiểm soát bất cứ ai ra vào tại
các sân bay, bến cảng thì nếu lực lượng của Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh rồi
đưa qua cửa khẩu để về Việt Nam một cách dễ dàng như ăn một que kem như thế được.
Không hiểu khi xem bản tin về Trịnh Xuân Thanh trên VTV1, cơ quan Ngoại giao Đức
sẽ nghĩ như thế nào về việc tuyên bố của họ hôm trước? Một trò lố chăng?
Lời thú tội của Trịnh Xuân Thanh trên
truyền hình thêm một lần nữa khẳng định Thanh hoàn toàn tự nguyện đầu thú,
không phải như đám rận chủ cuội rêu rao. Xem ra câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh
còn tiếp tục nóng trong những ngày tới, hy vọng chân tướng sự việc sẽ được lộ
rõ.
Vương
Thanh Tâm
Lời thú tội của Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình thêm một lần nữa khẳng định Thanh hoàn toàn tự nguyện đầu thú, không phải như đám rận chủ cuội rêu rao. Như vậy việc thú tội của trịnh xuân thanh đã làm cho lũ rận thất vọng rồi bởi chúng không đạt được mục đích của mình, còn về phần lũ rận kia rồi có ngày chúng nhất định sẽ phải trả giá cho hành vi của mình.
Trả lờiXóaHậu quả của hành động hoàn toàn không thể chấp nhận được này là chúng tôi tuyên bố không thừa nhận đại diện của cơ quan mật vụ Việt Nam tại sứ quán và cho ông ta 48 tiếng đồng hồ để rời khỏi nước Đức”.
XóaBọn phản động lợi dụng để phá hoại. Điển hình như trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân “Thuy Nga,” “Tran Thi Nga” và trang YouTube “Trần thúy nga,” đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
XóaViệt Nam và Đức chưa có điều ước chung về dẫn độ. TXT trốn sang Đức thì cả Việt Nam và Đức đều biết, chính vì vậy để đưa tên nghi phạm này về nước điều tra, Nhà nước ta đã đề nghị phía Đức hợp tác, nhưng vì một lý do nào đó nhưng không phải là ý định tốt đẹp gì, Đức đã lừng chừng từ chối. Đùng một cái, Việt Nam công bố, TXT đã có mặt tại Việt Nam. Vậy là với lòng tự ái cao độ của một nước lớn và cả cái ý nguyện “tốt đẹp” đang ấp ủ với Việt Nam, Đức phải ra một tuyên bố như vậy.
Trả lờiXóaNgày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã theo quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú. Điều này đã gây chấn động dư luận trong và nước, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng trong cả nước
XóaTheo đó, một số đài báo phản động nước ngoài như: BBC, RFA, RFI, VOA đã dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức Martin Schaefer cho rằng: “Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế.
Trả lờiXóaChính phủ Đức cho rằng vào ngày 23/07/2017 tại công viên Tiergarten ở trung tâm thủ đô Berlin - gần tòa nhà Quốc Hội Bundestag và Phủ Thủ Tướng, các cơ quan mật vụ, tình báo của Việt Nam đã bắt cóc một người đàn ông được cho là Trịnh Xuân Thanh.
XóaTrịnh Xuân Thanh là đối tượng nguy hiểm, đã bị Interpol truy nã quốc tế theo quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Vậy không hiểu sao chính phủ Đức lại cố tình chứa chấp, bao che cho Trịnh Xuân Thanh thì không thể chấp nhận được.
Xóatheo quan điểm của cá nhân tôi thì việc phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức Martin Schaefer công khai trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước khi chưa điều tra cụ thể vụ việc là hoàn toàn thiếu khách quan, thể hiện cái nhìn phiến diện, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Trả lờiXóalẽ nào sau đó Đức can thiệp trực tiếp vào VN. Can thiệp gián tiếp là các biện pháp quân sự, kinh tế, ngoại giao...do quốc gia tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm vào mục đích lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước này.
XóaĐức can thiệp trực tiếp k được thì sẽ can thiệp gián tiếp. Can thiệp gián tiếp là các biện pháp quân sự, kinh tế, ngoại giao...do quốc gia tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm vào mục đích lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước này. Làm thế thì Đức nhọ mọn quá.
Xóagiới truyền thông của Đức đã dẫn lời đại diện cảnh sát Berlin Winfrid Wenzel nói rằng vụ hai người bị dùng vũ lực lôi vào một xe hơi tại Tiergarten vẫn đang là “nghi vấn”. Trong đó, tờ báo Taz, có tên đầy đủ là Die Tageszeitung cho hay: “một nhân chứng người Đức đã chứng kiến vụ bắt cóc ngay tại trung tâm Berlin và xác nhận với cảnh sát.
XóaĐiều này là hoàn toàn không đúng sự thật! Bởi lẽ, từ trước đến nay Trần Thị Nga luôn được các nhà hoạt động “dân chủ” trong nước “ca ngợi” là một “dân oan” chính hiệu.
XóaTheo lời tường thuật của nhân chứng được tờ báo này trích đăng bằng tiếng Đức, nạn nhân 51 tuổi đã bị một nhóm người có vũ trang lôi lên một chiếc xe ô tô và được đưa sang một quốc gia châu Âu láng giềng ngay sau đó”.
Trả lờiXóaĐiều ngày nghe thật vô lý! Bởi lẽ nhân chứng làm sao có thể đoán chính xác tuổi của người bị bắt cóc là 51 tuổi? Đã thế nhân chứng này lại còn biết được nạn nhân của vụ bắt cóc bị đưa sang một quốc gia Châu Âu láng giềng?
XóaLiệu chúng ta có tin được hay không? Điều này chỉ có thể lý giải rằng chính phủ Đức và các nhân viên an ninh cũng chỉ phỏng đoán, đoán mò rằng người “bị bắt” có thể là Trịnh Xuân Thanh.
Trả lờiXóanước Đức vốn nổi tiếng là nơi có an ninh trật tự nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Vậy mà Chính phủ Đức lại khẳng định rằng các mật vụ, cơ quan tình báo của Việt Nam đã công khai “bắt cóc” người ngay tại trung tâm thủ đô Berlin thì quả thật là khó hiểu. Điều này thật không khác gì tự tay vả vào miệng mình.
Xóanhư chúng ta đã biết thì ngày 11/7/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo kết luận: “Trong thời gian từ năm 2007-2013, Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2013)”.
XóaẤy vậy, khi Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú thì chính phủ Đức lại yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại nước Đức để có thể tiến hành việc Việt Nam yêu cầu dẫn độ và yêu cầu xin tị nạn của Trịnh Xuân Thanh thì quả thật là bất hợp lý.
Trả lờiXóaNghe những lời tuyên bố, phát ngôn của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức, cũng như của chính vị Ngoại trưởng nước này mà thấy thật đáng thất vọng. Việt Nam và Đức đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tuy nhiên họ đã có những hành xử rõ là không có thiện chí. Trịnh Xuân Thanh là một tội phạm tham nhũng bị truy nã quốc tế, thế nhưng Chính phủ Đức vẫn để ông ta sống nhởn nhơ bên đất nước của mình, thậm chí còn đang xem xét cho Trịnh Xuân Thanh tị nạn chính trị.
Trả lờiXóaTrên bình diện chung, đành rằng giữa Việt Nam và CHLB Đức chưa ký kết Hiệp định dẫn độ hay tương trợ tư pháp để dẫn độ những kẻ vi phạm pháp luật về Việt Nam. Thế nên, không thể di lý Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để xử lý, đó là nguyên tắc bởi chế tài của thông lệ quốc tế. Đó cũng là lý do duy nhất để Việt Nam lựa chọn biện pháp tối ưu là tạo sức ép, thuyết phục, vận động Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về Việt Nam. Vì thế, không có chuyện an ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Trả lờiXóaGiả sử trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị "bắt cóc" về Việt Nam là thật, điều này rõ ràng là trái với Luật Quốc tế và xâm hại đến sự tôn nghiêm của Nhà nước Đức. Nhưng tại sao trên thực tế, những vụ bắt cóc có thật của các cơ quan tình báo nước ngoài trên đất Đức đã từng xảy ra, nhưng nhiều vụ việc bị lờ đi như trường hợp của một công dân Đức gốc Thổ là Murat Kurnaz đã bị mật vụ Mỹ bắt cóc và đưa đến nhà tù Guantanamo ở Cuba tra tấn đánh đập. Hay không ít công dân Trung Quốc bị bắt trên đất Đức trong chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi, săn cáo" chống quan tham của Tập Cận Bình nhưng không thâý Chính phủ Đức than phiền, kêu ca gì về việc Mỹ, Trung bắt người trên đất của họ.
Trả lờiXóaTrong câu chuyện này có thể thấy rằng, Bộ Ngoại giao Đức đã làm một việc khiến Việt Nam và nhiều người thất vọng. Dù biết rằng, Trịnh Xuân Thanh là một tội phạm đang bị truy nã quốc tế, thế nhưng Chính phủ Đức vẫn không hợp tác trong việc bắt giữ và dẫn độ ông ta về Việt Nam. Khi Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú thì họ lại nói rằng, ông ta bị “bắt cóc” và đề nghị Việt Nam phải đưa ông ta trở lại Đức. Đó rõ ràng là những hành động không phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Việc Bộ Ngoại giao Đức đưa ra quan điểm như vậy thật đáng thất vọng. Việt Nam luôn tôn trọng trong quan hệ ngoại giao. Trịnh Xuân Thanh là một tội phạm đã v phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam mà Bộ ngoại giao Đức lên tiếng yêu cầu Việt Nam đưa Trịnh Xuân Thanh quay lại Đức là không phù hợp.
Trả lờiXóaTrên các trang mạng xã hội, nhiều người đã lập luận phản bác về cáo buộc “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” bởi Đức là một quốc gia phát triển đứng đầu châu Âu với hệ thống an ninh được kiểm soát hết sức chặt chẽ đặc biệt là sau các vụ khủng bố thì không thể có chuyện “bắt cóc” diễn ra trên ngay thủ đô Berlin được. Trịnh xuân Thanh không phải là công dân Đức, và cũng không phạm tội ở Đức. Vì vậy trách nhiệm xử lý Tội phạm này thuộc về phía Việt nam, chính phủ Đức không nên can thiệp vào, việc nhà cầm quyền Đức làm căng thẳng vụ việc ảnh hưởng đến quan hệ hai nước là hết sức đáng tiếc, người dân Việt nam có thể hiểu, nước Đức đang chứa chấp và bảo vệ tội phạm, để phục vụ cho mưu đồ đen tối nào đó
Trả lờiXóaThực tế rằng, dù đưa ra nhiều thông tin như vậy nhưng hoàn toàn không có một bằng chứng nào liên quan. Ngay cả phía Đức luôn tự cho rằng đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ an ninh sau các vụ khủng bố tại Berlin nhưng hoàn toàn không đưa ra được một minh chứng cụ thể cho “cáo buộc” với phía nhà nước Việt Nam. Chính Đức đã lúng túng sau những quyết định vội vàng và thiếu cơ sở, thiếu chứng cứ, thậm chí là bị “dắt mũi” bởi báo chí không chính thống.
Trả lờiXóa