Đã thành thông lệ, hằng năm Bộ ngoại
giao Mỹ thường công bố bản “Phúc trình Tự do Tôn giáo Quốc tế”, và trong đó
không thể thiếu một phần nói về Việt Nam, với những nhận định, đánh giá thiếu
khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tự do tôn giáo ở Việt
Nam. Và mới đây, ngày 15/8, đương kim Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã công bố
bản “Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới”. Nhưng điều đáng
nói, với những nội dung được đề cập trong bản phúc trình này về tình hình tự do
tôn giáo tại Việt Nam thì quả thật quá chán, nó nhàm, nhạt tới mức không thể tả
nổi.
Ngoại
trưởng Mỹ Rex Tillerson
Trong phần viết tình hình tự do tôn
giáo tại Việt Nam, bản phúc trình năm 2016 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục sử
dụng những từ ngữ, lời lẽ thiếu khách quan, mang nặng tính định kiến và quy chụp.
Nào là “Hiến pháp Việt Nam qui định tự do
tín ngưỡng và tự do thờ phương theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng.
Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền
hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ
an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc…” Ngoài ra, phía Mỹ còn đưa ra
rất nhiều những dẫn chứng cụ thể để quy chụp tình hình tự do tôn giáo ở Việt
Nam như: mục sư Ksor Xiem thuộc Giáo phái Tin Lành Dega bị cấm ở Việt Nam hay mục
sư Nguyễn Công Chính, bị kêu án 11 năm tù vì tội tuyên truyền và âm mưu lật đổ
Chính phủ…
Một điều hết sức nực cười là hầu như
năm nào trong các bản phúc trình về tình hình tự do tôn giáo, tình hình nhân
quyền thì phần viết về Việt Nam cứ lập đi lập lại những luận điệu như vậy,
không có gì mới mẻ hết. Thử hỏi, ngài Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson rằng ở Mỹ
các tôn giáo của các vị có chịu sự quản lý của Nhà nước hay không? Còn riêng với
Việt Nam, Nhà nước đã quy định rõ các tổ chức tôn giáo phải đăng kí để quản lý
theo đúng các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi
điều kiện thuận lợi mọi người dân có thể thực hiện, bày tỏ quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo của mình. Có lẽ ngài Ngoại trưởng nên hiểu một chân lý là tôn giáo cũng
là một thực thể của xã hội, do con người sinh ra, do đó tôn giáo cũng phải chịu
sự quản lý của Nhà nước, của xã hội.
Thêm vào đó, Bộ Ngoại giao Mỹ lấy
thông tin ở đâu để quy chụp Việt Nam sử dụng Luật Tôn giáo để gây trở ngại cho
cuộc sống cũng như sinh hoạt thờ phượng của những cộng đồng dân tộc thiểu số ở
các vùng sâu vùng xa trong nước? Chúng ta biết rằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo gồm
9 chương, 68 điều quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động
tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn
giáo… Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Tất cả được quy định rõ
rằng, cụ thể và hầu hết được dư luận, đồng bào có đạo hưởng ứng, nó khác xa những
gì trong bản phúc trình thưa ngài Ngoại trưởng.
Thứ nữa, ngài Rex Tillerson ở cách xa
Việt Nam gần nửa vòng trái đất nên không biết rõ về tình hình đạo Tin lành ở Việt
Nam. Ở Việt Nam, có nhiều hệ phái Tin lành, nhưng tuyệt nhiên không có hệ phái “Tin
lành Dega”, đây thực chất là một tổ chức lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động,
phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị-xã
hội trên địa bàn Tây Nguyên. Và bản chất thật sự của cái gọi là “Tin lành Dega”
đã bị bóc mẽ, các đối tượng cầm đầu tổ chức này đều bị quần chúng nhân dân lên
án, tẩy chay; việc này chắc ngài Ngoại trưởng không biết rồi.
Ngoài ra, trường hợp của Nguyễn Công
Chính, ngày 26/3/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử vụ
án “Phá hoại chính sách đoàn kết” tuyên phạt bị cáo Nguyễn Công Chính mức án 11
năm tù giam theo Khoản 1 Điều 87 BLHS. Trước khi vào tù, Nguyễn Công Chính được
biết đến là một kẻ “mượn đạo tạo đời”, hoạt động từ chống phá chính quyền đến
dâm ô, lừa đảo, tích cực nói xấu Đảng, Nhà nước; lợi dụng danh nghĩa mục sư để
tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan. Hành vi phạm tội của Nguyễn Công
Chính gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động tôn giáo chân
chính được pháp luật quy định. Vì tính nhân đạo mà Nhà nước Việt Nam đã tạo điều
kiện giảm án chỉ có 5 năm đã được ra trại, và sau đó Chính lại chạy ngay sang Mỹ,
chắc hẳn điều này ngài Ngoại trưởng biết rõ hơn tôi chứ?
Tựu chung lại tự do tôn giáo cũng phải
trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia.
Không thể có tự do tôn giáo một cách tuyệt đối. Dường như Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa
ra những giọng điệu, lối viết cũ, vẫn lặp đi lặp lại cái luận điệu cho rằng Việt
Nam đàn áp tôn giáo. Thiết nghĩ, thay vì bổn cũ soạn lại thì Bộ Ngoại giao Mỹ nên
đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về tự do tôn giáo trên toàn thế giới,
cũng như ở Việt Nam.
Bông Lau
Tựu chung lại tự do tôn giáo cũng phải trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia. Không thể có tự do tôn giáo một cách tuyệt đối. Dường như Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa ra những giọng điệu, lối viết cũ, vẫn lặp đi lặp lại cái luận điệu cho rằng Việt Nam đàn áp tôn giáo. Thiết nghĩ, thay vì bổn cũ soạn lại thì Bộ Ngoại giao Mỹ nên đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về tự do tôn giáo trên toàn thế giới, cũng như ở Việt Nam.
Trả lờiXóaCó thể thấy rằng những phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra trong bản “Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới” đã xuyên tạc, vu cáo trắng trợn thực trạng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các thế lực, bọn phản động trong và ngoài nước chống phá chế độ. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng để gây rối an ninh trật tự.
Trả lờiXóaViệt Nam không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện nay, các thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước đang lợi dụng vấn đề “tôn giáo” như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu khống, kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị-xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó, chúng thường kích động tư tưởng chống đối, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần đối với những phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong các tôn giáo; thúc đẩy thành lập các hội đoàn trái pháp luật trong xứ đạo để thách thức, chống phá chính quyền nhân dân; tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, gây hoang mang dư luận; tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc “Cộng sản diệt đạo”, “Nhà nước đàn áp tôn giáo”; tập hợp lực lượng, tổ chức biểu tình, gây rối an ninh trật tự,…
Trả lờiXóaCó thể thấy rằng những phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra trong bản “Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới” đã xuyên tạc, vu cáo trắng trợn thực trạng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các thế lực, bọn phản động trong và ngoài nước chống phá chế độ. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng để gây rối an ninh trật tự.
Trả lờiXóaViệc các tổ chức tôn giáo muốn thành lập phải đăng ký với nhà nước là điều hoàn toàn dễ hiểu và phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, Điều 8, Hiến pháp 2013 đã nhấn mạnh: “Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Vì vậy việc các cá nhân, tổ chức tôn giáo muốn thành lập phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đặt dưới sự quản lý của Nhà nước là điều tất yếu.
Trả lờiXóangài Rex Tillerson ở cách xa Việt Nam gần nửa vòng trái đất nên không biết rõ về tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam. Ở Việt Nam, có nhiều hệ phái Tin lành, nhưng tuyệt nhiên không có hệ phái “Tin lành Dega”, đây thực chất là một tổ chức lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Và bản chất thật sự của cái gọi là “Tin lành Dega” đã bị bóc mẽ, các đối tượng cầm đầu tổ chức này đều bị quần chúng nhân dân lên án, tẩy chay; việc này chắc ngài Ngoại trưởng không biết rồi.
Trả lờiXóaCần khẳng định, giống như một số quyền con người khác, tự do tín ngưỡng tôn giáo không phải là một quyền tuyệt đối. Nghĩa là trong khi thực hiện quyền, công dân phải chịu một số hạn chế nhất định bởi các quy định của pháp luật. Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được phép vi phạm các quy định của pháp luật và làm tổn hại đến lợi ích công cộng, các quyền, lợi ích cơ bản của người khác. Điều này được khẳng định trong tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền (1948): “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng mà trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ; mọi người trong khi hưởng thụ các quyền tự do cá nhân phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm đảm bảo các quyền và tự do của người khác, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức trật tự công cộng và sự phồn vinh chung của một xã hội dân chủ”.
XóaHiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đang hoạt động đoàn kết với nhau, thực hiện đại đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết dân tộc; các tôn giáo đều hoạt động theo con đường và chủ trương “đạo pháp, dân tộc, CNXH”, “nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm trong long dân tộc”… thể hiện việc gắn bó với dân tộc của các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng với sự quan tâm của Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, đồng bào theo các tôn giáo đều thể hiện rằng mình vừa là tín đồ tốt và cũng là người công dân tốt. Không hiểu các vị dân biểu, bộ ngoại giao Mỹ nghĩ gì khi đưa ra những sự việc mà không có bằng chứng như vậy, không thấy hổ thẹn hay sao???
Trả lờiXóaMình nghĩ thì chính bản thân nước Mỹ mới không có tự do tôn giáo, chứ không phải là Việt Nam đâu. Một thực tế rằng tự do do tôn giáo kiểu Mỹ đang dẫn đến tình trạng phân biệt giữa các tôn giáo; đó chính là cơ sở dẫn đến xung đột tôn giáo. Nước Mỹ có đến gần 80% người dân theo Kitô giáo (Tin lành và Thiên chúa giáo La Mã), số người theo tôn giáo khác và không theo tôn giáo nào chiếm 20% vì vậy chính sách của Chính phủ Mỹ có phần nào ưu ái đối với Kitô giáo, coi nhẹ các tôn giáo khác và đặc biệt là có tư tưởng kỳ thị đối với những người theo Hồi giáo... Không hiểu ông Rex Tillerson sẽ nghĩ gì đây cơ chứ
Trả lờiXóaChúng ta đều hiểu rằng, vấn đề tôn giáo ở mỗi nước là khác nhau; tự do tôn giáo ở mỗi quốc gia đều chỉ là tương đối bởi nó cũng chịu sự điều hảnh của pháp luật và ngay bản thân nước Mỹ cũng vậy. Nước Mỹ chẳng có tư cách gì để đại diện cho một chuẩn mực và chính vấn đề tôn giáo ở Mỹ cũng còn đang chứa đựng đầy bất công. Nếu Việt Nam không phải là quốc gia tự do tôn giáo thì có lẽ không có quốc gia nào là quốc gia được coi là tự do tôn giáo cả. Nên những báo cáo đó cũng không có cơ sở gì cho thực tế. Đúng là trò hề mà
Trả lờiXóaVới việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào cuối năm 2016 là một sự khẳng định chắc chắn về việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo lúc này không chỉ dừng ở việc quy định trong Hiến pháp mà đã được luật hóa ở một đạo luật cụ thể (trước đây là Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo). Điều đó cho thấy, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của người dân được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Không có sự phân biệt, đối xử giữa các tôn giáo, cũng như giữa những người theo hay không theo tôn giáo.
Trả lờiXóaChính phủ Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Việt Nam luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng nhân dân có thể tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Ngoài ra, Việt Nam không chấp nhận các hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định an ninh trật tự. Vì vậy, bản báo cáo tình hình tự do tôn giáo của Mỹ chẳng khác nào hành động can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa chính đất nước này với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khá quan ngại
Trả lờiXóaĐúng là phía Mỹ chỉ biết lợi dụng những kẻ mang danh, đội lốt nhà tu hành, người hoạt động tôn giáo để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật bị bắt giữ, xử lý để vu cáo rằng, Việt Nam đàn áp tôn giáo. Họ dường như chẳng quan tâm gì đến tình hình tôn giáo, hoạt động, sinh hoạt tôn giáo thực tế ở Việt Nam diễn ra như thế nào. Toàn áp đặt ý chí chủ quan của chúng để đưa ra đánh giá. Thế thì thử hỏi khách quan, đúng đắn làm sao được.
Trả lờiXóaChính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng thực thi trên thực tế. Chính điều này đã tạo nên đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú và sinh động của Việt Nam
Trả lờiXóabản “Phúc trình” năm nay còn là sự vi phạm các nguyên tắc trong Văn kiện “Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ” được ký kết giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Obama năm 2013 và được tái khẳng định trong Văn kiện “Tầm nhìn chung” được ký kết giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obam vào tháng 7/2015. Trong hai văn kiện này, cả hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ đều khẳng định nguyên tắc “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Việc bản “Phúc trình” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không chấp nhận thể chế quản lý tôn giáo và nhiều quy định của pháp luật Việt Nam về khách quan là đi ngược lại tinh thần của hai văn kiện quan trọng nói trên.
Trả lờiXóaNgày 15/8, bản “Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới”, do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ biên soạn được công bố tại Washington DC
Trả lờiXóaChính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; được bảo đảm tôn trọng trên thực tế… Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo
Trả lờiXóaNhận xét về chính sách, pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo, phúc trình viết: “Hiến pháp Việt Nam quy định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phương theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng.
Trả lờiXóaViệt Nam vẫn là một quốc gia mà tôn giáo nằm dưới sự chi phối của chính phủ, phải được chính phủ công nhận tư cách pháp nhân và pháp lý thì mới được sinh hoạt
Trả lờiXóaở Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ, 80.000 chức sắc và khoảng 26.000 cơ sở thờ tự. Thực tế có những tôn giáo du nhập vào từ hàng ngàn năm, có tôn giáo ra đời mới chỉ vài chục năm và khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Hằng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức.
Trả lờiXóakhông có chuyện pháp luật Việt Nam về tôn giáo “Với những điều khoản “mơ hồ” lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc” như Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới 2016 của Hoa Kỳ viết.
Trả lờiXóaNgay sau khi bản phúc trình thường niên nói trên được công bố, nhiều quốc gia bày tỏ thái độ bất bình về việc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của mình
Trả lờiXóaViệc một số cá nhân hoặc một số nhóm tôn giáo bị các cơ quan chức năng xử lý hình sự, trấn áp như bắt Hoàng Đức Bình, hoặc nhắc nhở linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục trong vụ việc cố tình tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông trên Quốc lộ 1A ở Diễn Châu, Nghệ An với lý do là “đòi Fomosa bồi thường”, vào tháng 4-2017 (sau vụ Fomosa gây ô nhiễm diện rộng…) là điều tất nhiên, là vì họ vi phạm pháp luật chứ hoàn toàn không phải vì lý do tôn giáo vì họ có đạo.
Trả lờiXóaThiết nghĩ những người soạn thảo và thông qua “Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới” hãy xóa bỏ tàn dư tư duy chính trị thời kỳ Chiến tranh lạnh, không can thiệp vào công việc của Việt Nam, không làm tổn thương đến quan hệ giữa hai quốc gia và tình cảm của hai dân tộc.
Trả lờiXóa