Thời gian qua, những người yêu lịch sử và quan tâm đến lịch sử Việt Nam
đêu tỏ ra bức xúc, không bằng lòng với một số nội dụng trong bộ sách “lịch sử
Việt Nam” do nhóm tác giả gồm PGS. TS Trần Đức Cường (hiện là Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam) và GS Phan Huy Lê…
biên soạn. Điều khiến dư luận bức xúc nhất chính là đoạn viết về giai đoạn 1954 – 1975
(cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền” (chế độ
tay sai bán nước) được gọi với tên gọi mới là “Chế độ Sài Gòn” và “Quân đội Sài
Gòn”…mà theo lí giải là để mềm hóa đi một giai đoạn lịch sử đau thương của dân
tộc…và “để mọi người chấp nhận” mà không nói rõ để ai và để cái gì được chấp
nhận…
Nói
về lịch sử thì phải luôn tôn trọng khách quan, chế đố Ngụy quyền VNCH do ai lập
ra và tội ác của họ với dân tộc như nào thì mọi người đều quá rõ. Nhiều học
giả, hoặc những kẻ sùng phương Tây, Mỹ thì đều ca ngợi sự tồn tại của chế độ bù
nhìn VNCH, mộtc câu công tử không hơn không kém do Mỹ lập ra để cai trị Việt
Nam. Khách quan mà nói, chính quyền bù nhìn này không sở hữu bất cữ lãnh thổ
nào, việc công nhận ngụy quân là hợp danh chỉ mang đến bất ổn chính trị cho đất
nước tại thời điểm đó.
Theo
một số nguồn chính thống cho hay, chính quyền Mỹ mới chính là kẻ chiếm hữu miền
Nam Việt Nam, còn quân đội ngụy quyền SG chỉ là đội quân đánh thuê cho đế quốc
Mỹ, không có bất cứ thứ quyền lực tế nào đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Nếu theo như cuốn sách này viết, công nhận VNCH là một thực thể xã hội thì có
lẽ rằng hơn 90 triệu người dân Việt Nam bây giờ phải trả tiền cho bom đạn đã
ném xuống đầu mình, phải trả nợ cho một đội quân cõng rắn cắn gà nhà, rước voi
về dày mả tổ như ngụy quyền chăng.
Thử
hỏi Mỹ có quyền gì mà cho phép một chế độ hoạt động ngay trên đất nước Việt
Nam. Cơ sở nào mà họ đem quân đội vào càn quét, cướp phá của cải, non sông gấm
vóc đất Việt rồi lu loa rằng theo kiểu vừa ăn cắp, vừa la làng. Họ đối thoại
với Việt Nam bằng sự hòa bình, tôn trong lịch sử hay bằng B52, bằng họng súng
chĩa thẳng vào người Việt Nam. Tội ác tày trời của Mỹ, nguy cho đến nay những
người chứng kiến của lịch sử vẫn còn sởn da gà khi nghĩ lại.
Trên
một góc độ nào đó, dù đúng hay sai thì có lẽ vẫn cần nêu một giả thiết rằng
đằng sau bộ sách này có vấn đề liên quan đến một thế lực hắc ám nào đó đang
muốn chống phá Việt Nam. Mà theo nhiều chuyên gia cho rằng việc những cái đầu
khoa học mang danh giáo sư sử học công nhận tính hợp danh của chính quyền ngụy
Sài Gòn không đơn thuần mang tính chất sử học đơn thuần, mục đích của nó hướng
đến cuộc đấu tranh giai cấp, lật đổ chế độ cộng sản, xây dựng nền dân chủ tư
sản theo phương hướng phương tây thông qua con đường xét lại lịch sử, thay đổi
nền tảng tư tưởng của nước ta. Chúng ta cần phải hiểu rằng đằng sau âm mưu kêu
gọi công nhận sự hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn chính là âm mưu khôi phục chế
độ tư bản. Khi ngụy quyền Sài Gòn được coi là hợp pháp thì chế độ tư bản mà
ngụy quyền Sài Gòn tạo dựng cũng được coi là hợp pháp và có thể danh chính ngôn
thuận bàn luận, khôi phục, khai thác và tìm cách áp dụng cho xã hội hiện tại,
từ giáo dục, văn hóa, nghệ thuật cho đến mô hình kinh tế chính trị. Bên
cạnh đó, nếu các ông công nhận ở miền Nam có thẻ chế chính trị riêng là thực
chất các ông đang lặp lại lập luận của Mỹ nhằm bao che cho tội ác xâm lược VN ,
là các ông đã quên mất hàng triệu con người đã ngã xuống để có ngày hôm nay hoà
bình, phát triển để các ông ngồi viết sử , thế nhưng các ông đã xúc phạm vong
linh của họ và xúc phạm hàng triệu con người ở cả hai miền Nam Bắc đổ máu xương
làm nên điều kỳ diệu là đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào.
Hơn
nữa, một thông tin khá thú vị lý giải vấn đề vì sao ông Phan Huy Lê lại thích
thí với việc khẳng định sự tồn tại chính nghĩa cho chế độ VNCH. Qua tìm hiểu thì Giáo sư
Phan Huy Lê, nguyên Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (Sinh ngày
23/2/1923, tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh; là hậu duệ của quan Thượng
thư - nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư – Nhà
văn hóa Phan Huy Vịnh; thân phụ là ông Phan Huy Tùng từng đỗ hội nguyên và tam
giáp Tiến sỹ khoa Quý Sửu – năm 1913, làm đến chức Lang trung bộ Hình triều
Nguyễn) có một người anh trai và cũng là anh cả là ông Phan Huy Quát (Sinh năm
1908, thành viên Đại Việt Quốc dân Đảng, từng đảm nhiệm các chức vụ Tổng trưởng
Quốc phòng Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ tháng 2 đến tháng
6 năm 1965. Sau ngày 30/4/1975, ông Quát bị bắt và mất do bệnh tật trong nhà
lao Chí Hòa năm 1979.
Ông Phan Huy Khoát
Thế mới biết rằng viết
lịch sử khó như thế nào, đặc biệt là nếu vẫn còn vương vấn tình cảm riêng tư
như ông Phan Huy Lê khi viết về cuốn sách này thì thật đáng phải xem lại chức
danh PGS của ông. Rất mong ông Phùng Xuân Nhạ là Chủ tịch Hội đồng
Chức danh Giáo sư Nhà nước hãy cân nhắc và xem xét lại chức danh PGS, Nhà giáo nhân dân của công Phan Huy Lê.
Bình Nam
Cách đây chưa lâu, chính vị giáo sư này đã khởi xướng phát đại bác bắn vào lịch sử bằng câu chuyện anh hung Lê Văn Tám là “không có thật”. Câu chuyện trên ngay lập tức đã gây xôn xao trong dư luận và giới sử học.
Trả lờiXóatrong vô số những lí do được đưa ra thì lí do này tỏ ra thuyết phục hơn cả! Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của GS Phan Huy Lê đối với nền sử học của nước nhà, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vị GS ở tuổi xưa nay hiếm này giữ trọn tính khách quan, vô tư trong viết sử.
Trả lờiXóaNếu không nói dưới góc độ chế độ và giai cấp mà nhìn lịch sử theo đúng những gì đã diễn ra thì mới là đúng. Dù quá khứ có là gì thì chúng ta nên tôn trọng sự thật thôi chứ. Còn sống vì hiện tại thì sợ chi quá khứ đâu
Trả lờiXóaThế mới biết rằng viết lịch sử khó như thế nào, đặc biệt là nếu vẫn còn vương vấn tình cảm riêng tư như ông Phan Huy Lê khi viết về cuốn sách này thì thật đáng phải xem lại chức danh PGS của ông. Rất mong ông Phùng Xuân Nhạ là Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước hãy cân nhắc và xem xét lại chức danh PGS, Nhà giáo nhân dân của công Phan Huy Lê.
Trả lờiXóaNgụy quyền là cụm từ mang ý nghĩa tiêu cực. Đương nhiên nó sẽ được gắn với sự vật, chủ thể tiêu cực. Và dành cho chính quyền VNCH thì quá đúng rồi, đến Mỹ cũng phải thừa nhận. Về bản chất của quân đội ngụy và ngụy quyền tay sai thì Bác Hồ đã nhiều lần đề cập trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng những câu như: "Chúng dựng lên ngụy quân, ngụy quyền dùng làm công cụ phản quốc hại dân" vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ về bản chất thực sự của chế độ này.
Trả lờiXóaTừ trước đến nay, người Việt không mấy tự hào khi lịch sử Việt Nam xuất hiện chế dộ bù nhìn này. Vậy mà vị PGS. TS Trần Đức Cường lại đi ngược với tư tưởng chung của dân tộc, trong khi chính ông Cường vẫn luôn miệng hô khẩu hiệu sáo rỗng “lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”. Nhìn chung, cần phải xem xét lại kỹ lưỡng nội dung của bộ sách này bởi nó sẽ là tài liệu quan trọng liên quan đến lịch sử Việt Nam, nếu vẫn còn tồn tại những hạt sạn trong cuốn sách mà đến tay bạn đọc thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm nghiêm trọng về lịch sử, tự chúng ta làm biến đổi sự thật lịch sử.
Trả lờiXóaSự thật lịch sử đó các ông viết sử giai đoạn này vì sao đổi trắng thay đen , ai cho phép các ông khẳng định chế độ VNCH là một thực thể tồn tại 21 năm ở miền Nam song song cùng chế độ VNDCCH ở miền Bắc. Các ông đã đánh tráo lịch sử đánh đồng giữa một chế độ vì dân vì nước với một chế độ tay sai hết cho Pháp lại cho Mỹ ... VNCH đã được đồng bào VN yêu nước trong suốt 21 năm đều gọi là chế độ tay sai , bán nước gọi tắt là lũ ngụy quân, ngụy quyền . Để phản biệt rõ ở Việt Nam chỉ có một chính quyền của dân, do dân và vì dân đó là chính quyền VNDCCH do Chủ tịch HCM lãnh đạo, còn các chính quyền khác đều là ngụy quyền.
Trả lờiXóaKhông hiểu ông Phan Huy Lê khi thay đổi cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền” (chế độ tay sai bán nước) sang tên gọi mới là “Chế độ Sài Gòn” và “Quân đội Sài Gòn”…ông có nghĩ đến những người lính giải phóng quân Miền Nam, những người đã mãi mãi ngã xuống để thống nhất hai miền đất nước không. Không thể giải thích việc làm này với việc làm mềm hóa đi giai đoạn đau thương của dân tộc được, rõ ràng việc làm này sẽ bóp méo đi sự thật lịch sử. Thế hệ sau sẽ nhìn nhận vấn đề này như nào đây ?
Trả lờiXóaViết sử mà lại mang tính chủ quan vào thì không thể là viết sử nữa rồi. Phải gọi là kể chuyển sử thì đúng hơn, vì ở đó tác giả có thể nêu lên quan điểm cá nhân của mình, còn việc chấp nhận hay không là việc của người đọc. Riêng với tiểu sử không trong sạch như vậy, ông Phan Huy Lê không có tư cách để hùng hồn tuyên bố những dữ kiện lịch sử mình nêu ra đảm bảo tính khách quan được. Cộng đồng lên án bộ sử này chắc chắn những người có trách nhiệm sẽ vào cuộc để thay đổi ngay không thì nguy lắm bà con
Trả lờiXóaĐó là điều quá đỗi sỉ nhục. Có nhiều cách để hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh, nhưng không thể hàn gắn gì gì đó bằng cách lật ngược lịch sử một cách trắng trợn hay tinh vi để thay đổi nhận thức người dân về lịch sử. Đó đơn giản là sự đánh tráo, đảo lộn trắng đen. Những phát ngôn của các vị ấy sau sự việc bộ sử Việt 15 tập mới in ấn, chỉ là sự bao biện hoặc che đậy cho một ý đồ. Buồn cho một số người có bằng cấp chuyên môn, được Nhà nước trọng dụng nhưng lại hoá rồ, đặt suy nghĩ cá nhân lên trên hết.
Trả lờiXóa