Cuộc nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 tuy không phải là đòn
chí mạng mà quân đội ta dành cho quân xâm lược, tuy có thương vong nhưng đây là
tiền đề quan trọng để quân giải phóng tạo khí thế và bàn đạp vững chức cho sự
nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để đi đến thắng lợi của cuộc nổi
dậy, đã có biết bao câu chiến tích được các thế hệ cha anh tạo nên trở thành
lịch sử hào hùng về công cuộc giải phóng đất nước. Sau đây là một minh chứng:
Các nữ chiến sĩ trong cuộc nổi dậy mùa xuân năm 1968
Trong một lần về thực địa di tích lịch sử khu căn cứ
Trung ương Cục miền Nam (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), đoàn cán
bộ Bảo tàng Quân khu 7 nhận được thông tin có 651 tài liệu là những bức điện cơ
yếu với nhiều nội dung về Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đang lưu
giữ tại Bảo tàng Tây Ninh.
Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng
tham mưu hết sức quan tâm, theo dõi sâu sát diễn biến của chiến trường, chỉ đạo
kịp thời các hoạt động của ta và hành động của địch. Mật điện số 453/TK, ngày
17/12/1968 của Bộ gửi anh An, anh Trọng viết:
"1/ Hiện nay địch đã đưa lực lượng mới
(2 lữ sư 101) vào Biên Hòa và chúng đang dùng lực lượng sư 25 Mỹ và ngụy, trước
mắt hoạt động nhỏ, thọc sâu vào căn cứ ta và có thể nống ra dọc biên giới nhằm
phá kho tàng, ngăn chặn hoạt động của ta.
Đây là thời cơ tốt để tiêu diệt quân địch nống ra ngoài công sự mà không phải
đánh điểm mới diệt được địch ra viện. Diệt được bọn này thì vừa bảo vệ được các
cơ quan kho tàng ta vừa phá được kế hoạch thăm dò của địch.
2/ Cần bám sát bọn 101 dù xem ý định của
chúng làm gì và có kế hoạch tập kích phủ đầu làm cho chúng bị thiệt hại và mất
tinh thần ngay khi mới vào.
3/ Theo âm mưu của địch đưa thêm 2 lữ dù mới
của Mỹ và vừa hoạt động vào ranh giới giáp Miên. Đồng thời chuẩn bị để truy
kích ta trên đất Miên, ngoài này dự đoán có thể sắp đến địch sẽ hành quân lớn
đánh vào các cơ sở quan trọng của ta và có thể đổ quân vào đất Miên.
Vậy cần theo sát âm mưu của địch…"
Cùng với quân dân toàn miền Nam, quân dân Tây
nguyên bước vào trận với khí thế cách mạng tiến công. Bộ Tư lệnh B3 báo cáo 115
ngày tổng công kích, tổng khởi nghĩa (30/01- 25/5/1968). Trong mật điện số
322/TK ngày 14/5/1968, có đoạn viết:
"Thực hiện quyết tâm chiến lược của
Trung ương, toàn chiến trường Tây nguyên đã mở giai đoạn TCK-TKN bằng một loạt
trận tấn công mãnh liệt vào 03 thị xã và thị trấn tân cảnh, nhiều quận lỵ khác.
Ta đã đánh chiếm hầu hết và tiêu diệt một bộ
phận quan trọng cơ quan đầu não ngụy quân ngụy quyền tấn công vào các căn cứ
hậu cần, sân bay, kho tàng, cầu, riêng đường số 19 Plei ku- An Khê, đánh 40
trận diệt 1.229 tên Mỹ, phá hủy 495 xe, có 69 xe bọc thép, bắn rơi 05 phi cơ,
03 pháo.
Tinh thần địch sa sút dao động hơn lúc nào
hết.
Những ngày đầu của giai đoạn TCK- TKN phối
hợp với chiến trường toàn Quân khu, ở chiến trường Tây nguyên đã thu được những
thắng lợi chưa từng có và cũng là thất bại nặng lớn nhất của địch từ trước đến
nay đó là một sự thất bại nặng nề toàn diện, một sự thất bại có ý nghĩa chiến
lược.
…Khí thế cách mạng của các dân tộc Tây nguyên
cũng được phát động cao nhất từ trước đến nay, mở ra một vùng bàn đạp mới vùng
phụ cận, nhân dân sẵn sàng đứng dậy đánh đổ ngụy quyền, diệt kìm kẹp bảo tồn
chính quyền cách mạng, sẵn sàng khi giải phóng thị xã, tích cực giúp đỡ bộ đội,
đã đóng góp sức người sức của phục vụ chiến đấu".
Đọc những tài liệu đó, ta nhận thất một không
khí hào sảng của người vô trận, khí thế ra quân của các đơn vị chủ lực, bộ đội
địa phương, dân quân du kích và sự nổi dậy của nhân dân miền Nam với niềm tin
đập tan bộ máy chính quyền của quân xâm lược Mỹ và bọn tay sai bán nước, giành
chính quyền về tay nhân dân.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968 đã được nêu trong các cuộc tổng kết, hội thảo khoa học và
các xuất bản phẩm.
Song, với 651 tài liệu cơ yếu còn tiềm ẩn
nhiều nội dung lịch sử mà nếu được nghiên cứu sẽ là những tư liệu quý giá bổ
sung vào những nhận định, đánh giá và làm sâu sắc hơn giá trị lịch sử của cuộc
Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Mã Phi Long
Cuộc nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 tuy không phải là đòn chí mạng mà quân đội ta dành cho quân xâm lược, tuy có thương vong nhưng đây là tiền đề quan trọng để quân giải phóng tạo khí thế và bàn đạp vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vậy nên chúng ta không nên tin tưởng vào những bịa đặt không có căn cứ của các trang báo lề trái
Trả lờiXóaNgay sau khi sự kiện Tết Mậu Thân diễn ra, giới chỉ huy quân sự và học giả Mỹ cũng như phương Tây đã xác nhận: Vào những ngày Tết Mậu Thân, các đơn vị của Quân đội Việt Nam cộng hòa chỉ có một nửa quân số, khiến cho Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ ở Sài Gòn vô cùng lúng túng trong việc ứng phó. Từ thực tế đó, càng khẳng định: việc chọn thời điểm Tết Nguyên Đán mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân có ý nghĩa chiến lược, góp phần tạo bất ngờ về thời gian - yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của Xuân Mậu Thân 1968, đập tan luận điệu xuyên tạc “quân giải phóng vi phạm hiệp định đình chiến”.
XóaĐó là thực tế không thể chối cãi. Tội ác của quân xâm lược và bè lũ tay sai đối với nhân dân miền Nam là “trời không dung, đất không tha”! Thế nhưng, họ lại chối bỏ tất cả điều đó và còn “gắp lửa bỏ tay người”, rằng: Việt cộng gây ra “những vụ thảm sát”, “những hố chôn tập thể ở Huê”!... Đáng chú ý, những luận điệu lừa bịp đó, giờ đây đang được một số người sử dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Tuy nhiên, mọi sự giả dối đều bị bóc trần. Không ai ngây thơ tin rằng: các chiến sĩ Quân giải phóng - những người dám xả thân mình để giành lại hòa bình cho đất nước và cuộc sống bình yên của nhân dân, lại bắn giết đồng bào và tàn phá quê hương!
XóaCuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Tết Mậu Thân là chiến thắng tạo nên bởi những người Việt Nam dũng cảm và kiệt xuất nhất mọi thời đại, là chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt. Cuộc tổng tiến công Mậu Thân được báo chí Pháp thời điểm đó đưa tin rằng: “Mỹ đã thất bại hoàn toàn sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trên toàn Miền Nam”. Và lẽ dĩ nhiên, Mỹ cút, ngụy nhào. Đó là lí do khiếm đám 3 que những ngày này lại “mẫn cảm” như vậy.
Trả lờiXóaBàn về chính nghĩa và phi nghĩa, chắc chắn có thể khẳng định một điều rằng, cả dân tộc Việt Nam không bao giờ mong muốn có chiến tranh, không người mẹ, người vợ nào muốn người con, người chồng của mình ra chiến trường để rồi vĩnh viễn không trở về. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ chắc chắn là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Xét trên mọi phương diện từ lực lượng, phương tiện, vũ khí, tài chính thì Mỹ đều hơn Việt Nam. Ở đây, Mỹ đã thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tại Việt Nam là do ý chí và tinh thần thép của cả dân tộc Việt. Trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 cũng vậy, cả quân và dân đồng lòng, tất cả vì khát khao giải phóng cháy bỏng. Đám cờ vàng 3 que tất nhiên không thể hiểu được bởi chúng đã quen núp dưới bóng của quân xâm lược, “nhận giặc làm cha”.
Trả lờiXóacuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một trong ba đòn Tiến công chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nó đã gây cú “sốc đột ngột”, làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến của Mỹ; làm rung chuyển không chỉ toàn bộ chiến trường miền Nam, mà còn gây chấn động Nhà trắng, Lầu Năm Góc và làm lay chuyển ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Thắng lợi đó có nhiều nguyên nhân và để lại nhiều bài học quý. Xét về lĩnh vực quân sự, đó là bài học nghệ thuật tạo bất ngờ về thời điểm trên cả ba phương diện: chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Vậy mà vẫn có kẻ lu loa rằng “cộng sản đã vi phạm hiệp định hưu chiến, dùng mưu hèn kế bẩn bất ngờ xâm chiếm miền Nam”.
Trả lờiXóaĐọc những tài liệu đó, ta nhận thất một không khí hào sảng của người vô trận, khí thế ra quân của các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và sự nổi dậy của nhân dân miền Nam với niềm tin đập tan bộ máy chính quyền của quân xâm lược Mỹ và bọn tay sai bán nước, giành chính quyền về tay nhân dân.
Trả lờiXóaĐọc những tài liệu đó, ta nhận thất một không khí hào sảng của người vô trận, khí thế ra quân của các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và sự nổi dậy của nhân dân miền Nam
Trả lờiXóa