Thanh niên Việt Nam chiếm một số lượng đông đảo trong xã hội, đây chính
là tương lai, là rường cột của đất nước, là những người tiên phong, đi đầu
trong xây dựng, bảo vệ đất nước. Việc chăm lo cho sự phát triển toàn diện của
Thanh niên cũng đã được quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam – đã được
cụ thể hóa ở các văn bản quy phạm pháp pháp luật khác. Do đó, trách nhiệm của
gia đình, nhà trường và xã hội với lớp người trẻ là vô cùng nặng nề và to lớn.
Vậy nhưng, ở Việt Nam hiện nay đã phát sinh một số vấn đề nổi cộm phức
tạp liên quan đến thế hệ thanh niên, nổi lên là một bộ phận thanh niên bị
tiêm nhiễm bởi những tư tưởng, văn hóa phương Tây, có lối sống thụ động, buông
thả, thực dụng, tha hóa, biến chất. Đặc biệt, ngày nay khi điều kiện của gia
đình chăm lo cho họ được đầy đủ hơn dẫn tới hệ lụy rất nhiều người
đã tỏ ra ỷ lại vào gia đình, không chịu vận động, thiếu kỹ năng sống, chỉ biết nghĩ
cho bản thân và thiếu lý tưởng, ý chí phấn đấu, chỉ thích được chiều chuộng,
trông cậy vào sự viện trợ của gia đình. Đó không là vấn đề ngày một ngày hai
nữa mà nó đã trở thành vấn đề cấp bách cần xử lý dứt điểm trong thời điểm tác động
của công nghệ 4.0 đang tới gần.
Lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên
Bên cạnh những vấn đề về đạo đức, lối sống, các kỹ năng
cần thiết thì một trong những vấn đề đáng quan ngại hiện nay đòi hỏi gia đình
và các cơ sở giáo dục, đào tạo phải khẩn trương điều chỉnh, uốn nắn đó là việc
hiện nay các thế hệ trẻ quá đám mê vào những thú vui, những thành quả của khoa
học công nghệ, hoặc hiện tượng học lệch chỉ chăm chăm vào các môn học tự nhiên
mà coi các môn như Văn học, Địa lý, nhất
là Lịch sử… bị coi nhẹ. Hệ lụy của việc học lệch, xem nhẹ lịch sử nước nhà,
quên đi cả lịch sử dẫn đến những nhận thức sai lệch. Trong khi đó ngày
nay, trên mạng xã hội, youtube lan tràn vô số những thông tin độc hại, thiếu
chính xác, nó xâm nhập rất dễ, rất nhanh vào tư tưởng, nhận thức của thế hệ
trẻ. Nhiều người do không hiểu biết về lịch sử đã bị cuốn theo âm mưu của các
thế lực phản động, quy kết nền giáo dục nước nhà tẩy não, đòi sửa lại lịch sử
vì viết không đúng sự thật, thiếu khách quan. Đáng buồn hơn nữa, họ xem nhẹ sự
hy sinh xương máu của biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để đem lại nền độc
lập, hòa bình cho dân tộc, cho đất nước… Rồi họ ra nghi ngờ, quy kết theo luận
điệu của bọn phản động ở ngoại bang, bóp méo ý nghĩa lịch sử của cuộc giải
phóng miền Nam, ca ngợi chế độ VNCH – một kẻ nô bộc, một cậu công tử, một kẻ bù
nhìn do Mỹ lập ra để xâm lược Việt Nam…
Đó là thực trạng đang diễn ra ở một bộ phận nhỏ thanh
niên Việt Nam đã và đang bị tác động từ luận điệu tuyên truyền của các thế lực
phản động. Điều này đòi hỏi việc cải cách giáo dục hiện tại cần chú trọng hơn
việc giảng dạy lịch sử, đa dạng hình thức học tập để cuốn hút học sinh, sinh
viên… Hơn nữa, những môn học tự nhiên cũng cần thiết giảm tải, đây chính là áp
lực mà nền giáo dục đang cố gò ép các em và quên đi việc học văn hóa để trở
thành những người ưu tú, quên đi việc học lịch sử để rồi chẳng còn biết ông cha
là ai… Đây là điều đáng buồn mà thực trạng nền giáo dục nước nhà cần sớm có
biện pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, chúng ta phải thừa nhận rằng thanh niên hiện
nay họ rất sáng tạo, năng động nhưng vì lười do phụ thuộc quá nhiều vào khoa
học công nghệ. Một nền văn hóa “cúi đầu” đang hình thành khi ai đó ra đường,
hay về nhà đều nhăm nhăm vào màn hình điện thoại, smartphone. Họ chấp nhận một
cuộc sống ảo mà chẳng cần quan tâm mình đang làm được gì cho bản thân, gia đình
và xã hội. Cho nên, chúng ta sẽ chẳng tạo được gì nếu cứ mãi lười biếng không
chịu làm việc rồi sau đó đổ tại hoàn cảnh và điều kiện sống hoặc nghiêm trọng
hơn là đổ lên đầu chính quyền, đất nước, chế độ,... Lối sống buông thả, tha
hóa, lười biếng đang ngày ngày giết chết bộ não sáng tạo, tư duy của thế hệ
trẻ.
Văn hóa cúi đầu trong lớp trẻ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Một năm khởi đầu
từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hội.", trong bất kỳ thời đại nào, không có lớp trẻ đất nước sẽ không bao
giờ phát triển, nhưng nếu có giới trẻ mà tư duy thực dụng, lười biếng đất nước
không sớm thì muộn cũng phải sụp đổ. Tương lai của đất nước là giới trẻ, tức
giới trẻ phải là người đi tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất
nước.
Dẫn đến tình trạng này, chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn
nhận trong góc độ vai trò và cách giáo dục của thế hệ phụ huynh. Ai cũng muốn
con cái mình thành đạt, họ đưa ra đủ các tiêu chí, cho con học đủ thứ nhưng rồi
họ chẳng biết cái gì. Chính vì ép con cái "phải thế này, phải thế
kia" ép buộc giới trẻ vượt quá giới hạn chịu đựng của bản thân, đánh giá
những người thất bại "là thua kém người nọ, thua kém người kia; thật xấu
hổ, loại mày chỉ đem vứt bỏ,..." đã khiến giới trẻ nhất là lứa tuổi học
tập sa sút tinh thần, trí tuệ và những thứ họ cần là những hy vọng, sự động
viên sẽ chẳng còn nữa và hậu quả xấu rất dễ xảy ra, chúng sẽ tự nhốt mình vào
căn phòng của sự đau khổ và nó không còn là lời cảnh báo nữa.
Do vậy, ở một góc độ nào đó, chính điều đó đã tạo dựng
trong thế hệ trẻ tâm lý sợ hãi sau thất bại. Chẳng thành công nào mà không đi
lên từ thất bại, một cuộc cách mạng không thể thành công mà nếu không có vấp
ngã và sửa chữa. Và để có được sự thành công thì không ai không mất học phí. Để
khắc phục vấn đề này, quan trọng nhất là
biết xây dựng lòng quyết tâm trong giới trẻ. Có quyết tâm tạo ra "cách
mạng", lấy khó khăn từ cuộc cách mạng đó biến thành điểm mạnh, biến những
điểm mạnh của khó khăn thành điểm yếu và ý chí không ngừng vượt qua để tạo nên
thành công rực rỡ cho một cuộc "cách mạng"! Đừng vì những lầm lỡ, vấp
ngã mà sợ hãi bỏ cuộc để rồi thất bại mãi mãi trong cuộc đời này, hãy biến nó
thành sức mạnh, sự kiên cường và bản lĩnh của người trẻ.
Mã Phi Long
Tôi thấy rằng, một trong những điểm nổi bật của giới trẻ hiện nay là nhận thức và bản lĩnh chính trị còn quá kém. Rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội; đặc biệt dễ bị các đối tượng, thành phần xấu tham gia các hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước. Lối sống gần như không có mục đích, buông thả hơn, lười biếng hơn, sống ảo nhiều hơn, sức đề kháng với mặt trái của xã hội cũng yếu hơn. Thật đáng buồn
Trả lờiXóaChủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.", trong bất kỳ thời đại nào, không có lớp trẻ đất nước sẽ không bao giờ phát triển, nhưng nếu có giới trẻ mà tư duy thực dụng, lười biếng đất nước không sớm thì muộn cũng phải sụp đổ. Tương lai của đất nước là giới trẻ, tức giới trẻ phải là người đi tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Trả lờiXóaKhi bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì lối sống thực dụng cùng các trào lưu văn hóa, tư tưởng sống hưởng thụ, sống thác loạn, hành xử bạo lực coi thường pháp luật.
Trả lờiXóaNó khác xa với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta đã len lỏi, xâm nhập vào một bộ phận không nhỏ giới trẻ nước ta. Bệnh dịch này lan tỏa, lây nhiễm rất nhanh trong giới trẻ không chỉ thanh niên mà cả thiếu niên còn ngồi trên ghế nhà trường ở khắp mọi miền đất nước.
Giới trẻ luôn là nhân lực, nguồn năng lượng tốt nhất cho sự phát triển của đất nước. Do đó chúng ta cần có nhiều sự quan tâm hơn tới đối tượng này bởi họ còn trẻ rất dễ mắc sai lầm khi có xu hướng hiện đại hóa học tập theo phương Tây. Biết rằng học tập là tốt nhưng có vẻ như 1 số bộ phận đang sai lầm khiến cho đất nước chúng ta chảy máu chất xám khá nhiều.
Trả lờiXóaChẳng thành công nào mà không đi lên từ thất bại, một cuộc cách mạng không thể thành công mà nếu không có vấp ngã và sửa chữa. Và để có được sự thành công thì không ai không mất học phí. Để khắc phục vấn đề này, quan trọng nhất là biết xây dựng lòng quyết tâm trong giới trẻ. Có quyết tâm tạo ra "cách mạng", lấy khó khăn từ cuộc cách mạng đó biến thành điểm mạnh, biến những điểm mạnh của khó khăn thành điểm yếu và ý chí không ngừng vượt qua để tạo nên thành công rực rỡ cho một cuộc "cách mạng"! Đừng vì những lầm lỡ, vấp ngã mà sợ hãi bỏ cuộc để rồi thất bại mãi mãi trong cuộc đời này, hãy biến nó thành sức mạnh, sự kiên cường và bản lĩnh của người trẻ.
Trả lờiXóaChúng ta phải thừa nhận rằng thanh niên hiện nay họ rất sáng tạo, năng động nhưng vì lười do phụ thuộc quá nhiều vào khoa học công nghệ. Một nền văn hóa “cúi đầu” đang hình thành khi ai đó ra đường, hay về nhà đều nhăm nhăm vào màn hình điện thoại, smartphone. Họ chấp nhận một cuộc sống ảo mà chẳng cần quan tâm mình đang làm được gì cho bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên, chúng ta sẽ chẳng tạo được gì nếu cứ mãi lười biếng không chịu làm việc rồi sau đó đổ tại hoàn cảnh và điều kiện sống hoặc nghiêm trọng hơn là đổ lên đầu chính quyền, đất nước, chế độ,... Lối sống buông thả, tha hóa, lười biếng đang ngày ngày giết chết bộ não sáng tạo, tư duy của thế hệ trẻ.
Trả lờiXóaMột bộ phận thanh niên trong thời đại ngày nay đang bị tiêm nhiễm bởi những tư tưởng, văn hóa phương Tây, có lối sống thụ động, buông thả, thực dụng, tha hóa, biến chất. Hơn bao giờ hết giới trẻ nên tạo ra một cuộc " cách mang" thay đổi, bởi tương lai của đất nước là giới trẻ, giới trẻ là người đi tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Trả lờiXóa