Chuyện gì đang xảy ra ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam và Nghệ
An với ngành đường sắt khi trong 4 ngày có tới 5 vụ tai nạn làm 3 người chết và
hơn 10 người bị thương và khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam liên tục bị tê liệt? Đây
có lẽ là câu hỏi đặt ra với nhiều người để suy ngẫm, chúng ta cùng nhau đi tìm
lời giải cho vấn đề này.
Theo thông tin báo chí đăng tải, trong lúc gần 300 công nhân
nỗ lực tách rời 2 đầu máy bị mắc vào nhau cũng như đưa các toa xe bị trật bánh
ra khỏi vị trí ghi tại ga Núi Thành, Quảng Nam, thì vào 13h chiều 27/5 trên đường
ngang dân sinh Km289+515, thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An tàu hỏa lại va chạm với xe bồn khi chiếc xe này cố vượt qua đường ngang dù
có biển báo và thấy tàu sắp đến.
Trước đó, cũng tại Nghệ An, vào chiều 26/5, một tàu hỏa chở
đá chạy hướng Nam - Bắc bị trật bánh ở gần ga Yên Xuân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ
An). Sự cố này không có thiệt hại về người nhưng buộc ngành đường sắt phải huy
động hơn 100 cán bộ, nhân viên khắc phục hậu quả.
Gần như cùng thời điểm, vào lúc 16h18’, ngày 26/5., tại Ga
Núi Thành (thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam) hai tàu hàng đấu
đầu làm trật bánh 2 đầu máy và 5 toa xe khiến đoạn qua ga này tê liệt. Còn 2
ngày trước đó (24/5), 3 người đã chết trong 2 vụ tai nạn ở huyện Thường Tín, Hà
Nội và huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, trong đó, vụ tai nạn ở Thanh Hoá là đặc
biệt nghiêm trọng làm 3 người chết 9 người bị thương khi tàu khách mang số hiệu
SE19 va chạm với một xe ôtô tải lúc nửa đêm.
Từ lâu nay chúng ta đều biết, tàu hỏa là phương tiện có mức độ
an toàn rất cao, tuy nhiên trong thời gian ngắn mà xảy ra nhiều vụ tai nạn liên
tục sẽ gây ra tâm lý lo lắng cho người dân và hành khách đi tàu.
Về đảm bảo an toàn đường sắt, chúng ta đang thừa hưởng kinh
nghiệm quản lý đường sắt của thế giới cho nên có thể nói ngành đường sắt từ trước
tới nay đã đảm bảo xây dựng và thực hiện các quy trình vận hành chạy tàu hết sức
chặt chẽ… Mặc dù quy trình, quy phạm đã được xây dựng, phổ biến và hướng dẫn
chi tiết thực hiện, tuy nhiên vẫn xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc. Vậy nguyên
nhân từ đâu?
Thứ nhất, từ lỗi con người. Yếu tố con người cũng phải từ hai
phía, nghĩa là cả phía con người vận hành các phương tiện giao thông khác
(phương tiện ô tô) và con người vận hành quy trình chạy tàu. Nếu con người chủ
quan, không chấp hành đúng các quy trình, quy phạm mà luật đã quy định thì nguy
cơ xảy tai nạn là rất cao. Cá nhân người viết cho rằng các nhân viên thực hiện
công vụ như lái tàu, lái xe, gác chắn, trưởng ga đã lơ là trách nhiệm của mình,
không kiểm tra, không thực hiện đúng các quy định đã được ban hành.
Thứ hai, đó là tình trạng của người lái xe, ví dụ như ô tô
đâm vào tàu cũng phải xem xét yếu tố từ lái xe. Bởi như chúng ta hàng ngày xảy
ra rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến yếu tố của người lái xe như: lái xe say
rượu, lái xe dùng ma túy, sức khỏe yếu do làm việc quá mức… rất nhiều vấn đề vì
vậy ngành vận tải ô tô cũng phải xem xét lại trách nhiệm của mình trong việc nhắc
nhở các doanh nghiệp quản lý lái xe của đơn vị mình đảm bảo các điều kiện sức
khỏe khi tham gia giao thông…
Thứ ba, là vấn đề phối hợp giữa các bộ phận trong ngành đường
sắt đã tốt chưa. Ví dụ như bộ phận trực ban, bộ phận điều độ, thông tin tín hiệu,
bộ phận kiểm soát, bộ phận gác chắn… cần phải phối hợp chặt chẽ, kiểm soát chặt
chẽ hơn nữa. Nên chăng ngành đường sắt tiến tới trang bị khoa học công nghệ mà
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thực hiện. Để làm sao chúng ta kiểm soát được
một cách tổng thể, đồng thời kịp thời phát hiện ra những bộ phận mắc lỗi điều
chỉnh, nhắc nhở.
Thực tế cho thấy, tai nạn đường sắt để lại hậu quả vô cùng
nghiêm trọng nhưng gần như Nhà nước chỉ đầu tư đường bộ mà đang “bỏ quên” đường
sắt. Trong khi chưa thể đầu tư được hệ thống đường sắt đôi, cần nhanh chóng đầu
tư, nâng cấp hệ thống tín hiệu, điều độ hiện đại, cải tiến các thiết bị trong
phạm vi có thể để tránh những tai nạn có thể còn nghiêm trọng hơn.
Bông Lau
Thực tế cho thấy, tai nạn đường sắt để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng nhưng gần như Nhà nước chỉ đầu tư đường bộ mà đang “bỏ quên” đường sắt. Trong khi chưa thể đầu tư được hệ thống đường sắt đôi, cần nhanh chóng đầu tư, nâng cấp hệ thống tín hiệu, điều độ hiện đại, cải tiến các thiết bị trong phạm vi có thể để tránh những tai nạn có thể còn nghiêm trọng hơn.
Trả lờiXóaTôi thấy những vụ tai nạn đường sắt xảy ra thường xuất phát từ tâm lý chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông, tiếp theo đó phải kể đến sự làm việc thiếu trách nhiệm của đội ngủ bảo vệ, quản lý đường sắt. Những biển báo hay tín hiệu là quá rõ ràng mỗi khi có tàu di chuyển đến khu vực nào đó vì thế mọi người hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh sự chủ quan để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trả lờiXóaThực tế cho thấy, tai nạn đường sắt để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng nhưng gần như Nhà nước chỉ đầu tư đường bộ mà đang “bỏ quên” đường sắt. Trong khi chưa thể đầu tư được hệ thống đường sắt đôi, cần nhanh chóng đầu tư, nâng cấp hệ thống tín hiệu, điều độ hiện đại, cải tiến các thiết bị trong phạm vi có thể để tránh những tai nạn có thể còn nghiêm trọng hơn.
Trả lờiXóaTôi thấy những vụ tai nạn đường sắt xảy ra thường xuất phát từ tâm lý chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông, tiếp theo đó phải kể đến sự làm việc thiếu trách nhiệm của đội ngủ bảo vệ, quản lý đường sắt. Những biển báo hay tín hiệu là quá rõ ràng mỗi khi có tàu di chuyển đến khu vực nào đó vì thế mọi người hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh sự chủ quan để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trả lờiXóaTôi cũng nghĩ thế, tỉ lệ tai nạn đường sắt phải nói là cực kỳ thấp bởi chỉ có 1 cung đường cho tàu hỏa đi vì thế chẳng có lý do gì mà có thể gặp nạn với tàu hỏa được. Chỉ mong người dân ý thức cảnh giác hơn, không chủ quan khi đi qua đường sắt thì chắc chắn sẽ không bao giờ có tai nạn đường sắt xảy ra được.
XóaThời gian quan xảy ra rất nhiều vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng đó là hồi chuông cảnh báo đối với mỗi người khi tham gia giao thông cần phải chú ý quan sát, chấp hành theo tín hiệu đèn giao thông và sự hướng dẫn của các cán bộ chiến sỹ điều khiển giao thông.
Trả lờiXóaCác cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử lý phù hợp để giảm thiểu các vụ tai nạn đường sắt thương tâm, thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn đường sắt đó là hồi chuông cảnh báo đối với người dân và cơ quan chức năng quản lý đường sắt.
Trả lờiXóaTai nạn đường sắt để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho thấy, ngành đường sắt chưa được quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng, Vì vậy các cơ quan chức năng cần có những biện pháp để hạn chế tối đa những vụ tai nạn thương tâm.
Trả lờiXóaCần có người đứng gác tại các trạm barie để khi có tín hiệu đoàn tàu chuẩn bị đi qua thì chặn những người cố tình định vượt qua đường sắt khi đoàn tàu tới gần, hoặc thiết lập hệ thống cảnh báo tự động.
Trả lờiXóaTai nạn xảy ra là do ý thức của con người quá kém, không chấp hành luật giao thông nên đã xảy ra nhiều sự cố không đáng có.
Trả lờiXóa