Dù
chiếm đóng được thêm trận địa, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lại tiếp tục đối mặt
với thiếu thốn lương thực, đạn dược, bệnh tật... Trong khi đó nhiều nơi ở Việt
Nam đã chiêu mộ nghĩa quân, tập hợp dũng sĩ ngày đêm thao luyện binh thư, quân
sự và xin triều đình đến Đà Nẵng chống Pháp.
Giai
đoạn này, bang giao giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) căng thẳng. Rigault de
Genouilly đưa ra đề nghị mở cuộc hòa đàm với nội dung tự do truyền đạo, thương
mại và xin một khu đất làm sứ quán nhằm đảm bảo việc thi hành hiệp ước. Tháng
6/1859, Pháp phái đại úy Lafont đến nghị hòa, mục đích để trì hoãn chiến tranh
ở Việt Nam nhằm đối phó với Trung Quốc.
Vua
quan triều Nguyễn bàn qua tính lại vẫn không chốt việc nên hòa hay nên đánh thì
đầu tháng 11/1859, Page (người thay Rigault de Genouilly phải về Pháp chữa
bệnh) nổi nóng đã lệnh cho hạm đội Pháp - Tây nổ pháo kích hủy diệt mọi công sự
ở Đà Nẵng. Trận đối đầu đó, nhờ ổ trọng pháo bố trí trên một ngọn đồi, quân nhà
Nguyễn bắn trúng tàu Némésis - nơi viên tướng Page đứng chỉ huy.
Liên
quân Pháp - Tây Ban Nha chịu nhiều thất bại sau đó. Le Page phải hạ lệnh rút
toàn bộ quân viễn chinh ra khỏi Đà Nẵng ngày 23/3/1860, kết thúc cuộc chiến
tranh kéo dài 18 tháng. Quân xâm lược để lại Đà Nẵng những làng mạc bị tàn phá
và một nghĩa trang chôn xác binh lính nằm ở lưng chừng bán đảo Sơn Trà.
Nỗ
lực kháng Pháp, giữ chân để liên quân chỉ có thể đánh chiếm được các thành, đồn
mà không thể tiến sâu vào nội địa, phá tan kế hoạch đánh chiếm Đà Nẵng để mở
đường tấn công Huế của quân dân triều Nguyễn được coi là thắng lợi lớn và duy
nhất ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống quân xâm lược (từ
1858 đến 1884).
Tướng quân Nguyễn Chi Phương
Vua
Tự Đức vui mừng xuống chiếu động viên nhân dân. Tuy nhiên, hơn hai năm sau,
triều đình nhà Nguyễn buộc phải ký Hiệp ước hòa bình và hữu nghị 1862 (thường
gọi là Hòa ước Nhâm Tuất). Trong đó có điều khoản thương nhân Pháp - Tây Ban
Nha được ra vào buôn bán ở cửa biển Đà Nẵng, tạo cơ hội cho liên quân có chỗ
đứng chân ở Đà Nẵng để tiếp tục xâm lược sau này.
Đó là
một quá khứ đen đau thương của dân tộc Việt Nam. Lịch sử đúng là không có chữ
nếu, nhưng nếu được ngược dòng thời gian trở về thời điểm đó, mong muốn lớn
nhất với triều Nguyễn đó là tỉnh táo trước các hoạt động của những giáo sĩ Công
giáo. Công giáo vào Việt Nam thời điểm đó không chỉ gắn với quá trình truyền
đạo, mở rộng nước Chúa mà còn phục vụ cho chiến lược xâm lăng thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân.
Và cũng
kể từ đó, Pháp đã đào tạo hàng chục tu sĩ, chức sắc Công giáo phản động, cài
cắm các vùng trọng yếu, làm tay sai cho Pháp xâm lược, cai trị đất nước. Những
giáo sĩ phản động dùng thần quyền, giáo lý để “ru ngủ” quần chúng nhân dân, làm
lu mờ đi ý thức dân tộc, một bộ phận người Công giáo đã trở nên tách bạch khỏi
dân tộc Việt Nam. Nhiều linh mục, giám mục đã lập nên các vùng tự trị, bắt,
giết Việt Minh, cản trở quá trình giải phóng dân tộc.
Và cho
đến ngày hôm nay, trong Công giáo vẫn còn một bộ phận chức sắc, tín đồ đang
công khai hoặc bí mật có hoạt động xâm hại đến an ninh quốc gia. Có đối tượng
chúng ta đã chứng minh được rõ mối quan hệ thân thiết với tổ chức khủng bố Việt
Tân như ông Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Duy Tân…
Như
vậy, qua sự kiện đánh dấu sự kiện 160 năm Pháp nổ súng xâm lược nước Việt Nam,
chúng ta càng hiểu rõ hơn ngọn ngành của cuộc xâm lược đó. Đồng thời càng vạch
rõ hơn vấn đề mang tính quy luật hoạt động tiếp tay cho các thế lực chống phá
đất nước của số giáo sĩ cực đoan trong Công giáo. Hiện nay, quy luật đó càng
được minh chứng rõ ràng qua hành động xâm hại đến ANTT của số chức sắc, tín đồ
cực đoan ở giáo phận Vinh.
Mã Phi
Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét