Nghe
tin cửa sông Hàn lâm nguy, vua Tự Đức lệnh cho đặc phái viên Đào Trí dẫn theo
2.000 lính chi viện cho Tổng đốc Nam Ngãi là Trần Hoàng. Nhưng khi đến nơi thì
hai đồn và thành Điện Hải đã mất. Triều đình lại cử thêm đô đốc Lê Đình Lý làm
Tổng đốc đem thêm 2.000 binh lính trong cung tức tốc vào Đà Nẵng cứu vãn tình
thế. Khi liên quân Pháp - Tây mở cuộc tuần chiến đến làng Cẩm Lệ, Đô thống Lê
Đình Lý dù dũng cảm cầm cự đến cùng, nhưng bị trúng đạn và hy sinh sau đó ít
ngày.
Chức
Phòng triệt đồn Hòa Khê là Hồ Đắc Tú đáng lẽ phải mang quân ra cứu viện nhưng
án binh bất động. Vua Tự Đức cho một quan tham tri đem cờ biển vào bắt Tú và
cho Tống Phúc Minh thay Lê Đình Lý làm Tổng đốc. Nhà vua sau đó còn cử tướng
Nguyễn Tri Phương đang làm quan trông coi ở Nam Kỳ ra làm Tổng đốc thay Tống
Phúc Minh.
Tháng
11/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bất ngờ tấn công hai đồn Hòa Khê và Nại
Hiên. Hai tướng giữ đồn là Nguyễn Triều và Nguyễn An kháng cự quyết liệt nhưng
đã tử trận vì quân của Tống Phúc Minh cứu viện không kịp. Tống Phúc Minh và
thuộc hạ sau đó bị cách tất cả chức vụ.
Vua
Tự Đức đã nhìn nhận 6 điều hạn chế trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược
Pháp - Tây Ban Nha: Mọi hoạt động của quân lính không được bảo mật; vũ khí ít
hiệu năng; tình báo ít xác thực; đồn ải không vững chắc; tinh thần binh sĩ
không vững, tướng lệnh không nghiêm; phân tán thì bị yếu thế. Triều đình sau đó
lệnh cho binh sĩ chỉnh đốn hàng ngũ, sửa sang lại đồn lũy.
Ngay
từ đầu cuộc kháng chiến, triều Nguyễn đã lệnh cho nhân dân thực hiện kế sách
vườn không nhà trống. Sau hơn 5 tháng sa lầy ở Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây
Ban Nha bắt đầu đối mặt với bệnh tật, nhiều người bị sốt rét, kiết lỵ, thậm chí
bỏ mạng vì bệnh tả. Làng mạc, nhà cửa đã bị chính quân xâm lược phá hoại, nên
binh lính phải căng lều hoặc dựng nhà tạm làm nơi trú thân.
Sự chống trả quyết liệt của quân linh triều Nguyễn
Nhân
dân đất Quảng ngày đêm dùng lưới đánh cá căng ngang dòng sông, làm sọt tre, đổ
đất lấp sông Vĩnh Điện để thay đổi dòng chảy, khiến hạ lưu sông Hàn nông cạn và
tàu thuyền của liên quân Pháp - Tây Ban Nha không thể tiến sâu vào trong bờ xả
súng. Người công giáo đã không làm nội ứng tiếp tay như dự tính ban đầu của
Pháp, khiến nội bộ chỉ huy liên quân lục đục.
Chiến
công bước đầu ở Đà Nẵng được báo về Pháp và chỉ huy Rigault de Genouilly được
thăng chức Đề đốc ngay sau đó. Nhưng toan tính tiến ngay ra Huế để đánh vào
kinh đô triều Nguyễn của viên tướng này đã không thể thực hiện khi liên quân đã
bị hao tổn nhiều sinh lực, không nắm rõ địa hình, địa vật cũng như không có
thuyền nhỏ để di chuyển.
Giai
đoạn này, Pháp - Tây Ban Nha không mở rộng phạm vi chiếm đóng. Hai bên có một
vài trận đụng độ lẻ tẻ khi liên quân đi tuần vào ban đêm. Đến đầu năm 1859, thế
trận của liên quân ở Đà Nẵng vẫn chưa rõ rệt.
Nhận
thấy không thể kéo dài mãi việc chiếm đóng cho kỳ được Đà Nẵng, ngày 2/2/1859,
Rigault de Genouilly kéo 2/3 quân và phương tiện chiến đấu vào chiếm đóng Sài
Gòn và chỉ 15 ngày sau thành Gia Định thất thủ. Tuy nhiên, do tương quan lực
lượng ở mặt trận Đà Nẵng lúc này đang thay đổi theo hướng bất lợi cho liên quân
nên Rigault de Genouilly phải kéo quân trở ra. Trận đánh chiếm Đà Nẵng lần hai
vào ngày 8/5/1859.
Binh
lính triều Nguyễn dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương đã xây dựng hệ
thống phòng thủ kéo dài từ chân núi Cẩm Khê đến đồn Liên Trì, bố phòng cẩn thận
và chống trả quyết liệt những đợt tấn công của lính Tây bằng những đợt pháo đại
bác. Tuy nhiên, do nhiều đợt đạn không trúng đích, quân giặc vẫn hùng hổ tiến
lên, chọc thủng được phòng tuyến thứ nhất, buộc quân triều đình phải rút về
phòng tuyến thứ hai và rút về Huế.
Mã
Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét