Chiến
tranh đã lùi xa, nhưng với thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta không được phép quên
lịch sử, không được phép thờ ơ với lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, đặc
biệt không được xuyên tạc lịch sử dưới bất kỳ hình thức nào. Đó chính là sự ý
thức dân tộc, là trách nhiệm của mỗi công dân nước Việt Nam.
Chúng
ta có quyền gác lại quá khứ đau thương của dân tộc, nhưng chúng ta không được
thờ ơ. Và vào ngày này cách đây 160 năm, một dấu mốc đen tối của lịch sử đân
tộc, khởi nguồn cho cuộc xâm lược đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc suốt
hơn 100 năm, đầy đọa dân tộc Việt Nam tới tận cùng sự đau khổ của cuộc sống.
Cách
đây đúng 160 năm, vào giữa thế kỷ 19, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc
đẩy các nước tư bản phương Tây, trong đó có Pháp, mở những cuộc chiến tranh xâm
chiếm thuộc địa, tìm kiếm thị trường. Triều Nguyễn thấy được nguy cơ bị xâm
lược nên chọn Đà Nẵng làm cửa ngõ giao thương chính, thay vì ở tất cả hải cảng
như trước và cho xây dựng tại đây nhiều thành, đồn phòng thủ kiên cố, cử binh
lính trấn giữ.
Từ
năm 1847, quân Pháp nhiều lần thăm dò, thử sức lực lượng phòng thủ của triều
Nguyễn ở vịnh Đà Nẵng và quyết định chọn Đà Nẵng làm nơi nổ súng. Đây là cảng
biển nước sâu có vị trí chiến lược quan trọng trên con đường giao thương bằng
đường biển từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương; dễ bề chia đôi
đất nước và có thể đánh chớp nhoáng kinh đô Huế - cơ quan đầu não của triều đại
phong kiến Việt Nam khi chỉ cách khoảng 100 km về phía Bắc...
Viện
cớ triều đình nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo, trong nước cuộc xung đột dẫn đến
thương vong giữa những giáo sỹ, giáo dân người Công giáo với binh lính triều
đình đã diễn ra, trong đó có một giáo sĩ người Tây Ban Nha. Và chỉ đợi thời cơ
đó, người Pháp liên quân với Tây Ban Nha gấp rút chuẩn bị lực lượng, vũ khí tấn
công xâm lược Việt Nam với sứ mệnh "khai hoá", "cứu đạo",
mở ra cuộc chiến tranh 1858-1960.
Quân đội Pháp đổ bộ xâm lược Việt Nam
Ngày
30/8/1858, Pháp huy động tàu hộ tống hạng nặng Némésis và ba tàu hộ tống hạng
nhẹ, năm tàu pháo, một tàu trinh sát, ba tàu chở quân, hai tàu mượn của thương
nhân, hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một đội pháo thủy quân lục chiến và
vài tàu nhỏ khác xâm chiếm Đà Nẵng. Phía Tây Ban Nha có tàu trinh sát El Cano,
hai tàu chở quân lính Âu châu và da đen từ Philippines qua.
Đội
quân khoảng 3.000 người do Phó đề đốc người Pháp Rigault de Genouilly chỉ huy.
Một ngày sau, liên quân Pháp - Tây bố trí lực lượng kín cửa sông Đà Nẵng (sông
Hàn) chờ lệnh khai hỏa. Phía Việt Nam khi đó hơn 2.000 quân đang trấn giữ tại
các đồn, thành ở Đà Nẵng với vũ khí thô sơ là giáo mác, số ít súng thần công và
súng hỏa mai.
Sớm
1/9, Rigault de Genouilly gửi tối hậu thư đòi Tỉnh thần Quảng Nam phải đầu hàng
và nộp đồn lũy. Chưa qua thời hạn hai giờ, tướng Rigault de Genouilly đã lệnh
cho pháo kích và các ổ súng đại bác nã pháo vào quân lính triều Nguyễn dưới
chân núi Sơn Trà.
Ở
mũi tấn công khác, hai tàu pháo của Pháp và tàu trinh sát của Tây Ban Nha tiến
đến cửa sông Hàn thả neo, pháo kích vào hai đồn Nại Hiên Đông (đồn phía đông)
và Điện Hải (đồn phía tây). Thành An Hải cũng bị tấn công ngay sau đó. Nhờ đông
quân và hỏa lực mạnh, đến 10h ngày 1/9, liên quân đổ bộ chiếm đóng ba thành và
làm chủ tình thế ở Đà Nẵng.
Mã Phi
Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét