“Gieo nhân nào gặt quả ấy”,
những năm cuối đời khi mà đã sạch vốn bán chữ kiếm tiền, Bùi Tín phải sống
trong cảnh cô đơn, tủi nhục, bị người Việt ở hải ngoại nghi kỵ, dò xét, tẩy
chay. Thậm chí đến Võ Văn Ái, chủ biên tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông
luận một thời nhờ bài vở của Bùi Tín để có đất sống cũng “trở mặt” viết bài
miệt thị và coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”. Mới đây, ngày
23/6/2012, trong cuộc nói chuyện tại San Joses – Hoa Kỳ, chính Bùi Tín đã bị
cộng đồng người Việt tẩy chay, chửi rủa, đuổi khỏi diễn đàn. Với đồng lương
thất nghiệp nhà nước Pháp phát cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Để kiếm
tiền nuôi sống bản thân và cô Hà, một thợ cắt tóc Hà Nội được Bùi Tín đưa sang cưu
mang che chở, Bùi Tín phải chạy vạy đủ đường, làm nghề bồi bút và trả lời phỏng
vấn cho các hãng thông tấn, báo chí bằng ngón nghề “chót lưỡi đầu môi”. Có thể
thấy rằng từ sau khi đặt chân lên đất Pháp, quay lưng chống lại Tổ quốc, chính
quê hương và nhân dân của mình, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, Bùi Tín
luôn sống trong cô đơn, không bằng hữu và sự ghẻ lạnh của cộng đồng người Việt
với nghề bồi bút bạc bẽo.
Ông Bùi Tín
Đúng
là lịch sử không có chữ nếu, nhưng đặt một giả thuyết rằng nếu như ngày
ấy và nây giờ, với cấp hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Tổng biên tập
báo Nhân dân, Bùi Tín tiếp tục sống, đóng góp và cống hiến tài năng cho Tổ
quốc, cho xã hội sẽ được người đời ngợi ca như một người hùng có công với đất
nước. Và nếu như lẽ thường tình thì hôm nay Bùi Tín cũng sẽ mồ yên mả đẹp trong
Nghĩa trang Văn Điển như bao người có công trạng khác. Đó là cách đối đãi và
cái kết có hậu, mang giá trị nhân bản cao cả và trọng nghĩa tình của dân tộc
Việt Nam. Tiếc thay Bùi Tín lại phản bội, trở mặt, chống lại dân tộc, khi bắt
tay, liên kết với các tổ chức phản động ở hải ngoại để chống phá đất nước. Cuối
cùng ông Bùi Tín đã phải trả một cái giá thực sự đắt và đau đớn cho phận lưu
vong của mình. Một cái chết không kèn không trống, không có lấy một người thân
ở xứ người.
Bùi Tín ra đi mà cõi lòng
không thanh thản và phải đón nhận một cái kết không có hậu. Dù đó là dấu chấm
hết cho số phận một con người nhưng đây là bài học lớn dành cho những người
đang sống không được phép lãng quên. Phản bội Tổ quốc, bán nước cầu vinh ắt
phải chịu cái giá không êm ái, nhẹ nhàng chút nào.
Đúng
là một cái kết cay đắng cho những con người có tài mà không có đức. Đôi khi sự
so sánh là khập khiễng, nhưng cũng xuất thân từ một người lính cộng sản nhưng
một người được cả đất nước, cả dân tộc suy tôn là anh hùng, còn một người thì
bị coi khi vì đã phản bội dân tộc, phản bội đất nước. Còn nhớ cách đây không
lâu, Nguyễn Phương Hùng – một cựu quân nhân của QLVNCH khi được trở về thăm quê
hương Việt Nam đã khóc như chưa bao giờ được khóc, sự đổi mới của đất nước, sự
vững bền của chủ quyền quốc gia, sự chào đón của những người Việt Nam… đã khiến
cho ông không kiềm được cảm xúc. Những giọt nước mắt ân hận, tiếc nuối đã lăn
chảy, những giọt nước mắt gửi gắm sự hy vọng với thông điệp mong được tha thứ
để có ngày được về với đất mẹ… Hay kể cả như Nguyễn Cao Kỳ, một trùm phản động
khét tiếng, đến nửa cuối cuộc đời cùng đã phải ăn năn, sám hối với hy vọng khi
chết còn được về được đất mẹ ôm vào lòng.
Ông Nguyễn Phương Hùng
Cuộc
đời là thế, vinh quang có, tủi nhục cũng có. Nhưng cái hậu thế về sau mới là
cái quyết định để người đời đánh giá. Dù sao thì cũng cầu chúc cho hương hồn
ông Bùi Tín được siêu thoát. Cuộc đời của ông công có mà tội thì cũng nhiều. Và
rồi cái kết của cuộc đời như một sự trả giá quá đắt cho những lỗi lầm gây ra. Các
nhà rận chủ ở hải ngoại hãy nhìn đó như một tấm gương mờ để rút kinh nghiệm.
Hãy sớm ăn năn, hối lỗi, quay đầu là bờ để mai này nếu có ra đi cũng sẽ được
thanh thản.
Mã
Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét