Thời gian vừa qua, dưới sức ép từ dư luận quốc tế về vấn đề trên biển
Đông, Trung Quốc đã chuyển hướng hoạt động từ công khai sang bí mật các hoạt
động nhằm chính trị hóa quân sự trên biển Đông. Hàng loạt các hoạt động lấn
lướt trên biển những năm qua được TQ ngụy biện chỉ với một lý do duy nhất để “tạo
hệ thống phòng thủ trên biển”... Đó là những lời ngụy biện trắng trợn cho dã
tâm thao tỏm biển Đông của nước này.
Các hoạt động cải tạo phi pháp Trung Quốc tiến hành trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Và gần đây, TQ tiếp tục đang có những kế hoạch xây
dựng các công trình trái phép trên biển đông, đe dọa đến an ninh hằng hải và
xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Đặc biệt, vừa qua khi Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể đưa nhà máy điện hạt nhân
nổi xuống Biển Đông.
Nếu thành hiện thực, hành động đó của TQ sẽ đe dọa
to lớn đến an ninh, hòa bình của khu vực. Trước nguy cơ như vậy thông qua kênh
ngoại giao, Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, yêu cầu TQ cầm chấm dứt các
hoạt động tượng tự. Cụ thể: "Việt
Nam cho rằng duy trì hòa bình ổn định an ninh an toàn hàng hải và hàng không ở
Biển Đông là lợi ích chung và cũng là nghĩa vụ của các nước trong khu vực và
trên thế giới. Vì vậy tất cả các bên đều có nghĩa vụ đóng góp cho mục tiêu
này". Đây là phát ngôn của bà Nguyễn Phương Trà, phó phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Việt Nam.
Tuyên bố được bà Trà đưa ra sau khi Bộ Quốc
phòng Mỹ công bố báo cáo "Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan tới
Trung Quốc", cảnh báo Bắc Kinh có dấu hiệu đưa trạm năng lượng hạt nhân
nổi ra Biển Đông để cung cấp điện cho các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái
phép. Quá
trình này được cho rằng sẽ bắt đầu trước năm 2020.
Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự
hóa phi pháp trên Biển Đông. Hành động này đi ngược cam kết của Bắc Kinh về
việc không quân sự hóa Biển Đông và hứng chịu nhiều chỉ trích của dư luận quốc
tế. Mỹ đã phản ứng bằng cách tiến hành các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải
để đối phó với tham vọng chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines
Rodrigo Duterte hôm nay cũng bày tỏ quan ngại khả năng "yếu tố hạt
nhân" bị đưa đến khu vực, nơi được tuyên bố phi hạt nhân.
Đây không biết là lần
thứ bao nhiêu khi các nước trong khu vực có chung đường biên giới biển với TQ
lên án các hành động coi thường luật pháp quốc tế, và tham vọng chiếm trọn biển
Đông của TQ. Như đã dự báo, các hành đông này của TQ chỉ càng tô thêm bức tranh
méo mó về đất nước Trung Hoa, thế cô lập của TQ đã và đang ngày một hình thành
rõ rệt khi họ không ngần ngại ngang nhiên thách thức cả thế giới, thậm chí cả
những nước bạn của TQ cũng chẳng còn dám tin bởi sự lật lọng, trở mặt không
tiếc nuối của TQ khi họ muốn đạt được mục tiêu của mình.
Mã Phi Long
mình phải mềm dẻo thế thôi, mình mà tấn công trước kiểu gì TQ cũng làm căng, rồi Mỹ và một số nước khác cũng sẽ gửi quân sang với lý do là giữ vững hòa bình thế giới, nhưng mà một khi cả đống quân vào nước ta thì các bạn biết hậu quả rồi đấy, sẽ rất hỗn loạn
Trả lờiXóaChúng ta cần kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giữ vững chủ quyền biển đảo, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Trả lờiXóaViệt Nam cho rằng duy trì hòa bình ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung và cũng là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, các bên liên quan đều có nghĩa vụ đóng góp cho mục tiêu này
Trả lờiXóaNếu không có mưu lược tài tình của bộ đội Việt Nam năm 1975 thì Trung Quốc đã cướp mất Trường Sa từ ngụy quyền Sài Gòn rồi
Trả lờiXóa