Các nhà rận chủ quốc
nội và đám lưu vong ngoài hải ngoại luôn mồm đòi giải thể Đảng Cộng sản, đòi đa
nguyên, đa đảng để học đòi phương Tây. Thực chất của cái gọi là đa nguyên, đa
đảng đó chẳng qua chỉ để phục vụ cho mưu đồ nhằm lật đổ Đảng Cộng sản, thủ tiêu
chế độ XHCN ở các nước trên thế giới.
Nhìn về tổng thể thì
đa nguyên, đa chính phủ cũng có mặt tích cực. Nhưng mặt tiêu cực của nó thì
không phải ai cũng thấy hoặc dám công khai vấn đề trên. Nhất là những phe nhóm,
cá nhân mang tư duy bảo thủ luôn gắn lợi ích của mình với các hoạt động như
vậy.
Điển hình như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ những năm
trước cũng đã và đang gặp phải vô số vấn đề khi mà vị luật sư Michael Cohen – người thân tín của ông Trump
đang có những tuyên bố bất lợi cho ông Trump.
Cựu luật sư Michael Cohen (trái), Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) và cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Paul Manafort
Còn ở Australia, Thủ tướng
Australia Malcolm Turnbull cũng đã có một ngày tệ hai khi thất bại với
số phiếu 40-45 trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do đảng Tự do tổ chức theo yêu
cầu của cựu bộ trưởng nội vụ Peter Dutton, đồng nghĩa với việc ông đã mất ghế
Thủ tướng. Trong cuộc
đua giành chiếc ghế thủ tướng Australia diễn ra sau đó, Bộ trưởng Tài chính
Scott Morrison chiến thắng Dutton và trở thành người đứng đầu chính phủ tiếp
theo của nước này.
Ông Malcolm Turnbull mất chức thủ tướng Australia
Đây là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thứ hai
với Thủ tướng Turnbull chỉ trong vòng chưa đầy một tuần qua. Trong cuộc bỏ
phiếu lần thứ nhất hôm 21/8, ông đã giữ lại được chiếc ghế Thủ tướng sau khi
vượt qua đối thủ Dutton với số phiếu 48-35.
Trên thực tế, Turnbull cũng giành được vị trí
lãnh đạo đảng Tự do và chiếc ghế Thủ tướng sau một cuộc "nổi loạn"
trong đảng vào tháng 9/2015. Ông đã đánh bại thủ tướng Australia lúc đó là Tony
Abbott trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Tuy nhiên, sau gần ba năm nắm quyền, Turnbull
liên tiếp hứng chịu kết quả tồi tệ trong các cuộc thăm dò dư luận và thất bại
trong các cuộc bầu cử giữa kỳ ở quốc hội. Ưu thế đa số của ông ở quốc hội rất
mong manh, khi chỉ hơn phe thiểu số đúng một ghế nhờ vào sự ủng hộ của đảng
Quốc gia.
Trong khi đó, phe bảo thủ trong đảng Tự do
ngày càng thể hiện quan điểm chống lại Turnbull, với đỉnh điểm là cuộc tranh
luận về chính sách năng lượng và biến đổi khí hậu. Sau những tranh cãi nội bộ
gay gắt, Turnbull đã phải từ bỏ kế hoạch thiết lập mục tiêu cắt giảm 26% khí
thải vào năm 2030, do không nhận được sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ trong đảng.
Chính trị của đất
nước này đang xáo trộn, đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự ổn định
và phát triển của đất nước. Cuộc "nội chiến" giành chiếc ghế
Thủ tướng trong nội bộ đảng Tự do đã gây ra những hỗn loạn và đình trệ, khi quốc
hội Australia phải ngừng phiên chất vấn người đứng đầu chính phủ, cũng như mọi
hoạt động khác của quốc hội nước này như tranh luận hay thông qua luật mới.
Bộ trưởng Tài chính Australia Scott Morrison trong một phiên họp quốc hội. Ông sẽ là Thủ tướng tiếp theo của Australia.
Qua đó, chúng ta cũng
thấy ở đây không còn đơn giản là chính trị mà là một
"công việc đẫm máu" không tuân theo bất cứ quy trình chặt chẽ và có
trật tự nào, khi người dân nước này liên tục chứng kiến những hỗn loạn và các
cuộc lật đổ lãnh đạo trong nội bộ đảng cầm quyền. Trong khi đó, sự bất ổn định về chính trị này là điều mà
phần lớn người dân Australia căm ghét. Các cử tri khi đi bỏ phiếu đều kỳ vọng
lựa chọn lãnh đạo theo lá phiếu của mình, nhưng rồi sửng sốt nhận ra người giữ
chiếc ghế thủ tướng không phải là ứng viên mà họ kỳ vọng.
Đây không phải là lần
đầu người dân Australia lo lắng và than phiền bởi nền chính trị bất ổn này.
Nó đã có tiền lệ xấu, sự bất ổn trên chính trường Australia bắt đầu
khi Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2007 và chấm dứt 11 năm
cầm quyền liên tục của Thủ tướng John Howard thuộc đảng Tự do. Đây là nhiệm kỳ
thủ tướng dài thứ hai trong lịch sử Australia.
Nhưng ngay trong nhiệm kỳ thứ nhất, Thủ tướng
Kevin Rudd đã bị cấp phó của mình là Julia Gillard lật đổ. Ba năm sau, các
thành viên Công đảng nhận ra rằng họ lẽ ra không nên lật đổ Rudd và quyết định
tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác để giúp ông thay thế Gillard. Họ cũng thay đổi
điều lệ đảng, khiến việc "đảo chính" lật đổ thủ tướng trở nên khó
khăn hơn.
Tuy nhiên, Công đảng đánh mất thế đa số trong
quốc hội Australia vào tay đảng Tự do trong cuộc bầu cử năm 2013 và các cuộc
"đảo chính" lại diễn ra liên tục trong nội bộ đảng này, vốn không đưa
ra những quy định chặt chẽ trong việc bầu lãnh đạo như Công đảng.
Chính sách thay đổi lãnh đạo bằng các cuộc bỏ
phiếu bất tín nhiệm được đảng Lao động thực hiện với kỳ vọng thúc đẩy vị thế
của chính phủ trong các cuộc thăm dò dư luận trước thềm những cuộc bầu cử quan
trọng. Tuy nhiên, hậu quả của chiến thuật này là sự chia rẽ nghiêm trọng trong
nội bộ đảng, cũng như sự hoang mang của các nước khi ký kết những thỏa thuận
song phương với Australia.
Điều này khiến các cử tri Australia đề cập
ngày càng nhiều hơn đến mong muốn lựa chọn thủ tướng theo cách mà người Mỹ bầu
tổng thống. Họ đang đối mặt với thực tế ngày một rõ ràng là lãnh đạo các đảng
lớn đều do nghị sĩ của đảng đó bầu ra và cũng chính những nghị sĩ đó lại lật đổ
họ.
Chia buồn cùng thủ
tướng Malcolm Turnbull và cũng chia sẻ nỗi lo âu của người dân Australia. Họ đang được sống trong một nền dân chủ,
nhưng sự dân chủ đó lại không đem lại hạnh phúc như những lời hứa hẹn có cánh
của những nhà cầm quyền.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét