Sau một thời gian lắng xuống, tình hình biển Đông lại
tiếp tục diễn biến phức tạp trở lại từ hoạt động của nhiều quốc gia có liên
quan. Chúng ta cùng điểm lại một số tình hình nổi lên tại biển Đông trong tuần
qua.
Ngày 21/11, Lực lượng Cảnh sát
biển Đài Loan bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 3 ngày tại đảo Ba Bình
thuộc quần đảo Trường Sa để duy trì an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Đài Loan,
cũng như thực hiện huấn luyện thường kỳ. Ngay sau động thái này, ngày 22/11, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà hôm nói rằng hoạt
động này của Đài Loan là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam,
đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hàng không, gây căng
thẳng phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Ngày 23/11, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga gồm tàu
tuần dương có tên lửa Varyag, khu trục hạm Đô Đốc Panteleyev và tàu chở dầu
Boris Butoma đã có một cuộc tập trận chung với Hải quân Brunei ở Biển Đông để huấn luyện việc tìm kiếm cứu nạn và
thông tin liên lạc.
Tiếp tục, Trung Quốc vừa tiến hành xây dựng cơ sở quân sự mới
trên đảo Bom Bay ở quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam theo hình ảnh
vệ tinh được Sáng Kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) - thuộc Trung tâm
Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, cung cấp hôm 20/11. Ngay sau đó, trong buổi họp báo thường kỳ diễn ra hôm 22/11 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho xây dựng một cấu
trúc mới trên đá Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam.
Điểm đáng chú ý khác nữa đó là việc Philippines và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác tìm
kiếm dầu khí ở Biển Đông tại Manila dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống
Philippines Rodrigo Duterte và được đưa tin trên truyền hình trong bối cảnh ông Tập Cận Bình nói rằng hai bên đã đồng ý nâng mối quan hệ hai
nước thành hợp tác chiến lược toàn diện.
Có thể thấy, tình hình diễn
ra ở biển Đông đang ngày càng phức tạp. Không chỉ Trung Quốc, các quốc gia khác
cũng đang ngày càng khẳng định vai trò của mình ở biển Đông. Động thái này vừa
là cơ hội đa phương hóa trong giải quyết vấn đề biển Đông nhưng cũng là thách
thức với Việt Nam chúng ta trước tham vọng về lợi ích của các nước tham gia.
Quang Thuận
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét