Trong những ngày qua, sự kiện được các trang mạng lề trái tập
trung vào nhiều nhất đó là việc có một số đảng viên tuyên bố “ra khỏi Đảng”,
trong đó có những người như nhà văn Nguyên Ngọc, ông Chu Hảo, ông Mạc Văn Trang,
nghệ sỹ Kim Chi… Kỳ thực, với những đảng viên đã không còn tha thiết với Đảng,
đã suy thoái, biến chất, thì việc ra khỏi Đảng chẳng qua là để khỏi bị khai trừ,
là góp phần làm cho Đảng trong sạch hơn.
Hiện tượng Chu Hảo
Lâu nay, chúng ta đã biết đám Chu Hảo, Mạc Văn Trang, Nguyên
Ngọc, Kim Chi là đồng đản, cùng hội cùng thuyền và tham gia rất nhiều các hoạt
động sai trái, chống Đảng, Nhà nước. Đám này rất hay giao du với đám “tri thức
dởm” Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang A, Tương Lai, Huệ Chi…để cùng
nói xấu đủ thứ mà họ thích.
Đặc biệt, sau câu chuyện ông PGS, TS Chu Hảo bị cơ quan kiểm
tra kỉ luật liên quan tới những hành vi sai phạm nghiêm trọng, trái đạo đức, tư
cách người đảng viên thì như “nắng hạn gặp mưa rào” lũ rận cuội trong và ngoài
nước đồng loạt lên tiếng, chúng còn dựng hẳn một “phong trào bỏ Đảng” để ủng hộ
ông Chu Hảo.
Điều lệ Đảng có quy định: “Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi
bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định”. Đối chiếu với
các điều khoản khác, điều này hoàn toàn hợp lý; chẳng hạn với khoản 1 Điều 1
thì công dân Việt Nam “thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ
sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có
thể được xét để kết nạp vào Đảng”, tức là việc vào Đảng là hoàn toàn tự nguyện,
không có ai cưỡng ép, ra lệnh. Hay so với khoản 1 Điều 4 về thủ tục kết nạp thì
phải “có đơn tự nguyện xin vào Đảng”, tức là sự tự nguyện đó thể hiện bằng văn
bản, khẳng định cá nhân muốn vào Đảng, hàm ý phục tùng các quy định của Đảng chứ
không phải là “ghi danh”, “đề nghị”… Điều đó cho thấy tính nghiêm túc, chặt chẽ
của một đảng chính trị, lại là đảng cầm quyền, không phải là một câu lạc bộ hay
một hình thức tương tự.
Như vậy, việc xin vào Đảng là một quyền của mọi công dân với
những điều kiện cụ thể thì việc xin ra khỏi Đảng cũng là quyền của mọi đảng
viên. Khi một đảng viên cảm thấy không còn tha thiết với lý tưởng, mục tiêu của
Đảng hoặc bản thân tự thấy không còn đáp ứng được các yêu cầu của Đảng thì việc
xin ra khỏi Đảng cũng là thể hiện sự tự trọng của đảng viên đó, cũng là sự tôn
trọng Đảng. Hoặc, đảng viên có một số khuyết điểm (nhưng chưa đến mức kỷ luật),
tự cảm thấy mình không còn xứng đáng là đảng viên, cũng có thể tự nguyện xin ra
khỏi Đảng.
Với một số đảng viên tuyên bố “bỏ Đảng”, “công khai ra khỏi Đảng”…,
điểm chung của họ là công bố việc ra khỏi Đảng trên các trang mạng, tự xem mình
không còn là đảng viên trước khi được cấp ủy có thẩm quyền quyết định. Không chỉ
vậy, họ còn có một điểm chung lớn khác nữa là vi phạm vào những quy định những
điều đảng viên không được làm gần như liên tục và có hệ thống. Trong đó, một số
người đã có những tuyên bố, bài viết (trên báo và các trang mạng), bài trả lời
phỏng vấn báo chí nước ngoài… thể hiện quan điểm ngược lại với chủ trương, đường
lối của Đảng, cố tình xuyên tạc tình hình của đất nước. Họ không chỉ phủ định mục
tiêu, lý tưởng của mình khi đứng vào hàng ngũ của Đảng mà còn phủ định sự lãnh
đạo của Đảng. Đó là một sự phản bội.
Với hơn 4 triệu đảng viên, việc một số ít người vì bất kỳ lý
do gì từ bỏ Đảng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức mạnh của Đảng. Không chỉ vậy,
đó cũng là một sự đào thải, thanh lọc có tính tự nhiên trong quá trình vận động,
chỉ những đảng viên trung kiên, không bị dao động, không lệch lạc về nhận thức,
tư tưởng mới xứng đáng là đảng viên của Đảng.
Thiết nghĩ, các vị không “ra khỏi Đảng” là chuyện tất yếu, nếu
không thì Đảng cũng sẽ thanh loại các vị mà thôi. . Nói cách khác, việc một số
cá nhân đảng viên từ bỏ Đảng có thể xem là một “liệu pháp sốc”, một thứ vắcxin
để tạo ra các kháng thể cần thiết giúp Đảng tăng sức đề kháng, đủ khả năng chống
lại các loại vi rút nguy hiểm khác mà thôi. Xem chừng “phong trào bỏ Đảng” lại thất bại thảm
hại rồi.
Ngọc
Lan
Một số người với cái nhìn cảm tính, phiến diện vội quy kết cho rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam hành xử thô bạo với đội ngũ trí thức. Họ cố tình gạt bỏ, không đếm xỉa đến những sai phạm về pháp luật và kỷ luật Đảng của ông Chu Hảo mà quay sang đả phá Đảng, Nhà nước, cho rằng đây là một “nỗi đau”, một sự “lạc hậu”…
Trả lờiXóaÔng Chu Hảo còn có nhiều bài viết trên mạng xã hội với nội dung sai trái, cùng nhiều bài trả lời phỏng vấn các đài, báo nước ngoài (BBC, RFA, RFI) có các nội dung sai trái. Ông Chu Hảo cũng là người sáng lập, tham gia các hội, nhóm, diễn đàn, câu lạc bộ và các tổ chức có các hoạt động truyền bá tư tưởng, quan điểm sai trái; là một trong những thành viên đầu tiên của cái gọi là “Nhóm kiến nghị 72”, thành viên tích cực của “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Nhóm kiến nghị 61”, “Nhóm tinh thần khai minh”...
Trả lờiXóaNhững trí thức như vậy thường chỉ hành động vì “cái tôi” chứ mấy ai “đau vì nỗi đau của dân tộc, nhục vì nỗi nhục của giai cấp”. Theo như V.I.Lênin, đây là những kẻ coi trí thức là “siêu giai cấp” hoặc đứng trên giai cấp và Người nói: “Nếu không nhập cuộc với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà thôi”.
Trả lờiXóa