Ở một đất nước tự do dân chủ như Mỹ rất ít người cảm
thấy phàn nàn khó chịu về những vấn đề báo chí săm soi về đời tư hoặc đưa ra những
lời đồn đoán không đúng sự thật có thể ảnh hưởng đến danh dự của người khác. Đó
là điều mơ ước của đám rận chủ quốc nội khi hàng ngày họ ca thán về vấn đề tự
do ngôn luận ở Việt Nam như thể là nếu có vấn đề gì với gia đình thì họ lôi cả
bố mẹ ra chửi đổng cũng chẳng sao cả vì “tự do” mà. Đây đúng là những tư tưởng
tự do cấp tiến “què quặt” của đám rận chủ trong nước.
Ở trong chăn mới biết chăn có rận, hãy xem phản ứng
của ông Trump với phóng viên của báo CNN vừa qua đã cho thấy sự khó chịu đến phẫn
nộ của người đứng đầu Nhà Trắng chính bởi vì sự “tự do” của đất nước ông. Mâu
thuẫn này được dư luận ví von như “cuộc chiến” giữa Tổng thống Donald Trump và
giới truyền thông Mỹ được bắt đầu từ cuộc họp báo đầu tiên của ông và nó vẫn tiếp
tục cho đến tận bây giờ.
Tổng thống Donald Trump mô tả bất cứ thông tin nào
có vẻ bất lợi cho ông là “tin giả” và những lời chỉ trích của ông với giới truyền
thông ngày càng gia tăng kể từ khi ông nhậm chức đầu năm 2017. Và ngày 5/8 có
thể được coi là cao trào nhất từ trước tới nay. “Những hãng “tin giả” ghét tôi
nói họ là kẻ thù của con người chỉ vì họ biết điều đó là đúng”.
Đương nhiên, một đất nước tự do quá mức thì chẳng có
gì họ phải lo lắng với những phát ngôn của mình. Để biện minh và bênh vực cho
các đồng nghiệp của mình, phóng viên phụ trách mục tin tức chính trị của NBC
New Chukc Todd đăng tải trên Twitter rằng: “Đây là sự sỉ nhục. Xin lỗi nhưng
tôi không biết phải nói thêm điều gì nữa đối với ai đó đang cáo buộc tôi và các
đồng nghiệp của tôi là đang gây ra một cuộc chiến. Tôi biết ông ta đang “nhử”
chúng tôi đáp trả. Tôi sẽ đáp trả với hy vọng rằng công chúng nhận ra đây là điều
sai lầm và nguy hiểm”.
Nhà Trắng cấm cửa phóng viên báo CNN
Đúng là thức đêm mới biết đêm dài, ai cũng nghĩ một
đất nước phồn hoa tráng lệ, là thiên đường của sự tự do lại chứa đựng đầy những
mâu thuẫn, xung đột xã hội như vậy. Không có lửa thì sao có khói, chắc chắn những
vấn đề liên quan đến báo chí đã cháy âm ỉ trong con người ông Trump, chỉ có điều
rằng nó sẽ bùng phát khi nào. Trước đó, trong một trạng thái đăng tải trên
Twitter hồi tháng 2/2018, ông Trump viết từng gọi truyền thông là kẻ thù của
người dân Mỹ. “Truyền thông đưa tin bịa đặt không phải kẻ thù của tôi, mà là kẻ
thù của người dân Mỹ”. Ông thậm chí còn chỉ đích danh những hãng tin và tờ báo
mà ông gọi là "kẻ thất bại" như New York Times, NBC News, ABC,
CBS và CNN. Trong một loạt dòng trạng thái trên Twitter ngày 5/8, ông
Trump một lần nữa chỉ trích gay gắt giới truyền thông Mỹ: “Chính họ đã cố tình
tạo ra sự chia rẽ và ngờ vực lớn. Họ thậm chí có thể gây ra chiến tranh”.
Sự căng thẳng đã bao trùm lên mối quan hệ giữa chính
quyền TT Mỹ với các thông tấn báo chí. Ai sẽ thắng trong cuộc “chiến tranh”
theo ý hiểu của ông Trump khi truyền thông Mỹ có Hiến pháp ủng hộ mình. Điều
khoản sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp nêu rõ ràng nước Mỹ dựa trên cơ sở tự do
báo chí. Về cơ bản, với nền tảng hiến pháp, truyền thông có thể tiếp tục đưa
tin.
Hầu hết các hãng tin lớn như The New York Times, CNN
hay NBC News đều có lượng người đọc và theo dõi tin tức khá đông. Càng đào sâu
vào các vấn đề liên quan tới ông Donald Trump, thì lượng người đọc theo dõi
càng cao.
Thế nhưng xu hướng này lại hoàn toàn không đúng với
các tờ báo địa phương. Ấn bản The Oxford Eagle hàng ngày ở Mississippi mới
đây tiết lộ một câu chuyện khác biệt. Nhà xuất bản của ấn phẩm này cho biết, họ
có lượng người đọc cân bằng giữa những người theo xu hướng bảo thủ và tự do. Tờ
báo ít khi “chạy” các tin tức quốc gia, và thường là đưa lại từ những hãng lớn
như AP.
Tuy nhiên, ấn bản The Oxford Eagle đã nhận được
phản hồi từ người đọc rằng, họ muốn những tin tức cân bằng. Tờ báo đã tiến hành
đánh giá lại tin tức và nhận thấy, hầu hết các mục và các biếm họa đều theo xu
hướng chỉ trích ông Trump và không cân bằng với những điều tích cực mà ông đã
làm được.
Những gì mà The Oxford Eagle tiết lộ cũng khiến
các hãng truyền thông lớn cần phải nhìn lại và đánh giá xem liệu mình có đang
làm đúng những điều khoản trong Hiến pháp về đưa tin công bằng hay không.
Cuộc chiến này, cũng như tất cả các cuộc chiến, sẽ
không có người thắng cuộc thực sự. Truyền thông sẽ tồn tại lâu hơn Donald Trump
vì Điều khoản sửa đổi thứ nhất của Hiến Pháp (về tự do báo chí). Nhưng chắc chắn
họ cũng sẽ phải trả một cái giá. Cái giá đó sẽ lớn tới đâu, thời gian sẽ đem lại
câu trả lời.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét