Dòng Chúa cứu thế
Việt Nam bấy lâu nay luôn bị dư luận cùng người dân Hà Nội nói chung và các hộ
dân sống xung quanh nhà thờ nói riêng lên án mạnh mẽ về hàng loạt các hoạt động
lợi dụng các sinh hoạt tôn giáo để tuyên truyền xuyên tạc, kích động gây tâm lý
tiêu cực tới giáo dân, tổ chức các hoạt động gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng
đến trật tự trị an và mỹ quan của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, không phải
các tu sĩ và linh mục ở đó đều xấu, mà nổi lên hiện nay đó chính là linh mục Nguyễn
Ngọc Nam Phong. Những lời rao giảng của linh mục Phong thời gian qua khiến cho
dư luận phẫn nộ đặt câu hỏi liệu rằng chiếc áo có làm nê thầy tu. Đạo đức và
phẩm hạnh của một người linh mục trong con người Nguyễn Ngọc Nam Phong dường
như đã bị lụy tàn bởi chính sự suy đồi về nhận thức, về tư tưởng với một lối
sống theo đuổi tư tưởng cực đoan, chống phá sâu sắc.
Trong
khi Dòng
Chúa cứu thế Việt Nam được biết đến là một dòng tu luôn hướng về những người
nghèo khổ, những linh mục Dòng luôn phai thực hiện theo nếp
sống dấn thân phục vụ những ai đang gặp cảnh khó khăn, hoạn nạn. Vậy nhưng, hãy
nhìn xem, các hoạt động của Dòng Chúa cứu thế Thái Hà dưới sự định hướng của
linh mục Phong chủ yếu tập trung vào các hoạt động mang tính chính trị, trong
đó phải kể tới việc họ thường xuyên tổ chức cầu nguyện, hiệp thông với các đối
tượng đã bị xử lý bằng hình sự về các tội gây mất an ninh, trật tự, thậm chí là
liên quan đến cả đối tượng thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân như Lê Đình Lượng.
Còn
nói riêng về linh mục Phong, bản thân ông ta được sinh ra trong một gia đình có
truyền thống cách mạng, bố mẹ linh mục là những người có nhiều công sức đóng
góp cho sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sau này là xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Nhưng tiếc thay, với một ý thức hệ đen tối đã đầu độc lương tâm khiến
thay đổi hoàn toàn nhận thức của linh mục Phong, khiến cho căn bệnh nan y mà
chúng ta hay gọi là thần kinh chính trị của ông ta ngày càng trở nên đáng báo
động.
Không
chỉ rao giảng trên giáo đường, linh mục này còn lợi dụng mạng internet để
tuyên truyền, xuyên tạc các vấn đề xã hội theo lăng kính chủ quan mang đậm chất
cực đoan, phản động. Đặc biệt, gần đây khi tình hình đất nước ổn định, không
có vấn đề gì nổi bật để ý xỏ xiên, chống phá thì linh mục Phong thể hiện sự
rảnh rỗi đến nỗi quan tâm cả vấn đề hoạt động tôn giáo ở trên nước láng giềng
Trung Quốc và bằng sự ảo tưởng chính trị, ông ta bồi bút bằng những câu từ
chẳng liên quan đến nhau và chẳng hề liên quan đến giáo hội Công giáo ở Việt
Nam.
Chuyện
xứ người mà cứ làm ra vẻ nguy hiểm, việc tín đồ là người Trung Quốc, họ tôn thờ
Thiên Chúa và đồng thời họ thể hiện sự ngưỡng mộ đến một vị lãnh tụ nào đó, một
nhân vật nào đó hay đơn giản là một người lãnh đạo như Ông Tập Cận Bình là
chuyện hết sức bình thường. Đó là quyền con người, yêu ai, ghét ai là quyền của
họ, vậy mà y lại dùng những lời mỉa mai với việc làm thuộc quyền cá nhân như
vậy. Đó chẳng phải là vi phạm nghiêm trọng quyền con người hay sao. Thiết nghĩ
về vấn đề này, các tổ chức nhân quyền quốc tế cần có cuộc điều tra làm rõ và
lên án mạnh mẽ các phát ngôn này của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong.
Bên
cạnh đó, vừa qua liên quan đến khu đất ở 29 Nhà
Chung. Trong khi chính quyền thành phố Hà Nội đã nêu rõ có căn cứ pháp
lý rõ ràng khu đất này hoàn toàn không có
tranh chấp. Xét về mặt lịch sử thì trước năm 1961 thửa đất tại số 29 và 31 Nhà
Chung (nay là 29 Nhà Chung) có bằng khoán điền thổ với tên chủ sở hữu là Hội
truyền giáo ngoại quốc. Đến năm 1961, Tòa Tổng giám mục đã có đơn tự nguyện xin
bàn giao thửa đất này cho Nhà nước sử dụng và quản lý. Từ năm 1961 đã do chính
quyền Hà Nội quản lý, sử dụng và không phải là cơ sở thờ tự của Tòa Tổng giám
mục Hà Nội và cho đến hiện nay TGM Hà Nội cũng không có ý kiến gì thêm, nhưng
nhằm đổ thêm dầu vào lửa, linh mục này lại đang cố tình dựng lại một kịch bản
tương tự như cách đây đã từng xảy ra tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng
gây biết bao hệ lụy cả về tình hình ANTT và mối quan hệ giữa giáo hội và chính
quyền.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét