Tại Thủ đô, vấn đề ô nhiễm môi trường
lưu vực các sông, hồ đã tồn tại nhiều năm, nó đã trở thành vấn đề nóng bỏng, ảnh
hưởng gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm; đồng thời là tác nhân đe dọa trực tiếp đến
đời sống, sinh hoạt sản xuất và nhất là ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của
hàng triệu người dân tại sinh sống trên địa bàn. Với mong muốn tạo môi trường sống
trong lành cho người dân, công tác xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước hồ
đã và đang được Hà Nội triển khai. Nhờ vậy, nhiều “lá phổi xanh” của thành phố
đã thực sự hồi sinh, trở thành nơi vui chơi, thư giãn của người dân...
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và cộng
đồng môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho thấy, năm
2015 chỉ có 2% trong số gần 200 sông, hồ được lấy mẫu tại Hà Nội đạt yêu cầu về
chất lượng nước theo Quy chuẩn Việt Nam. Con số này cho thấy, phần lớn hồ tại
Hà Nội bị ô nhiễm, trong đó có những hồ nước bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống người dân khu vực.
Nhằm tìm ra hướng giải quyết tình trạng
ô nhiễm môi trường hồ có tính chất lâu dài, bền vững và có thể nhân rộng trên
toàn địa bàn TP, UBND TP Hà Nội đã nghiên cứu nhiều công nghệ xử lý khác nhau từ
trong và nước ngoài để lựa chọn một công nghệ xử lý phù hợp nhất với điều kiện
của Hà Nội.Tính từ năm 2015 trở về trước, Hà Nội đã thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước
12 hồ trên địa bàn. Theo đó, đã có 4 giải pháp được đưa ra thí điểm: Công nghệ
quản lý tổng hợp các thủy vực do Công ty cổ phần Xanh thực hiện, xử lý giảm thiểu
ô nhiễm nước mặt tại các hồ: Quỳnh, Ngọc Khánh, Xã Đàn, Thanh Nhàn 1, Thanh
Nhàn 2B,... Giải pháp tổ hợp sinh học kết hợp với phương pháp kết tủa của Viện
Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) thí điểm xử lý tại hồ Hai
Bà Trưng; Công nghệ cơ - sinh - hóa học (Trung tâm Nghiên cứu công nghệ môi trường
và phát triển bền vững) thí điểm tại hồ Kim Liên; Công nghệ vi sinh IDRA BEL của
Viện Châu Âu - Á - Phi - Mỹ Latinh phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Công nghệ
môi trường - Tổng cục Môi trường) áp dụng tại hồ Võ (Văn Quán - Hà Đông)...
Lực
lượng chức năng kiểm tra chất lượng nước hồ sau khi xử lý
Từ tháng 7/2016, chế phẩm Redoxy-3C của
Cộng hòa Liên bang Đức được thực hiện thí điểm tại 3 hồ nước ô nhiễm khá nặng
là: Giáp Bát (quận Hoàng Mai); Hố Mẻ, Ba Mẫu (quận Đống Đa). Kết quả thu được
cho thấy, các thông số thủy sinh hóa không còn vượt ngưỡng cho phép. Đặc biệt,
chỉ sau 24 giờ đã thấy rõ hiệu quả xử lý. Nước hồ sau xử lý đã trong xanh,
không còn hiện tượng cá chết, không còn mùi hôi như trước đây. Sau khi thử nghiệm
thành công, công tác xử lý ô nhiễm môi trường nước hồ bằng chế phẩm Redoxy 3C
đã được UBND TP chấp thuận cho triển khai nhân rộng cho đến nay.
Người
dân thoải mái tản bộ, hóng gió tại đoạn sông vốn bốc mùi xú uế trước
đây
Và mới đây, công nghệ Nano Bioreactor
của Nhật Bản đã được áp dụng và đang hoạt
động tích cực nhằm hồi sinh lại con sông Tô Lịch. Kết quả bước đầu cho thấy nước
sông Tô Lịch bắt đầu có chuyển biến tích cực. "Tuy vẫn còn màu đen nhưng mặt
nước đã trong hơn có thể nhìn xuống đáy bùn, mùi đã đỡ đi rất là nhiều so với
lúc trước khi lắp hệ thống lọc.
Cùng với lắp đặt bè thủy sinh, máy sục
khí, nạo vét hồ, các hồ nước tại Hà Nội đã thực sự trở thành những “lá phổi
xanh” điều hòa không khí cho cả khu vực, với môi trường hồ xanh sạch, cảnh quan
đẹp, được người dân ghi nhận, đánh giá cao.
Có thể khẳng định, Hà Nội đang đi
đúng hướng khi chính quyền các cấp cùng các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên
môn đã rất nhanh chóng đưa ra các phương án đồng bộ xử lý góp phần cải thiện chất
lượng nguồn nước. Tuy nhiên, để có thể sớm hồi sinh những “lá phổi xanh” thì chính
quyền các cấp cùng các cơ quan chức năng cần có những quy hoạch tổng thể về hệ
thống cấp, thoát nước, và các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước, môi
trường. Thêm vào đó, những người dân sinh sống trên địa bàn cũng cần nâng cao
nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường sống. Có như vậy, Hà Nội mới ngày càng được
xanh – sạch – đẹp.
Cỏ Úa
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét