Những
ngày qua, dư luận đang dậy sóng trước bài viết trên trang Facebook cá nhân ngày
31-5 của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi ông đã dùng các cụm từ như
"chiếm đóng", "xâm lược" để nói về việc quân tình nguyện
Việt Nam sang giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Ông Lý Hiển Long
Có lẽ,
đây là một vết nhơ trong sự nghiệp làm lãnh đạo của ông Lý Hiển Long khi có
những lời nói hồ đồ gây ảnh hưởng không tốt đẹp về quan hệ ngoại giao với Việt
Nam và cả Campuchia. Ông nên nhớ rằng, nếu như bắn một viên đạn vào lịch sử thì
sẽ nhận lại một quả đại bác. Trong khi cả thế giới khoanh tay đứng nhìn, nhiều
phe phái thế lực ủng hộ, yểm trợ cho quân diệt chủng, thì chỉ có Việt Nam - một chính danh anh hùng đã vì tinh thần
quốc tế không quản ngại sự hy sinh, gian khổ, bị đè nén bởi áp lực quốc tế, các lệnh cấm vận nhưng Việt Nam vẫn không ngần ngại giúp cho đất nước láng giềng
thoát khỏi thảm họa diệt chủng.
Xét về
tội ác của Khmer đỏ, kể từ khi Pol Pot và đội quân Khmer Đỏ nắm quyền kiểm soát
Campuchia tháng 4/1975, người dân buộc phải sơ tán khỏi tất cả thành phố và thị
trấn. Khmer Đỏ đã đưa người dân thành thị tới những vùng nông thôn để làm việc
như những nông dân. Trong thời gian này, Khmer Đỏ đã sát hại khoảng 2 - 3,5
triệu người. "Cánh đồng chết" Choeung Ek là một trong những nơi ghi
dấu tội ác của Khmer Đỏ. Đã có ít nhất 1,7 triệu người chết vì đói, bị tra tấn
(rút bỏ móng tay móng chân, dùng túi nhựa chẹn cho ngạt thở), hành quyết hoặc
lao động khổ sai (bắt đi xây dựng các hồ, đập thủy điện) trong suốt 4 năm chế
độ Khmer Đỏ nắm quyền, từ 1975-1979….
Hai lãnh đạo Khmer Đỏ vừa bị kết tội diệt chủng ngày 16-11.
Cho
đến nay, vấn đề diệt chủng của đội quân Khmer Đỏ đã bị cả thế giới lên án. Đó
là một sự thay đổi tư duy tích cực cũng như sự thán phục với sự giúp đỡ trong
sáng của quân và dân Việt Nam. Thế vậy mà một vị Thủ tướng của một quốc gia
hùng mạnh ở khu vực Châu Á lại có một phát ngôn sai lầm to lớn như vậy.
Về
vấn đề này,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam lấy làm tiếc
đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây
tác động không tốt đến dư luận.
Bà Thu Hằng
cho biết thêm Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về
vấn đề này.
Bà Lê Thị Thu Hằng
"Đóng góp
và hi sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt
chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16-11-2018, Toà
án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng
chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch
sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hiệp Quốc và
cộng đồng quốc tế hoan nghênh" - bà Hằng nêu rõ.
Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh những thành tựu ASEAN có được ngày
nay là kết quả nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong suốt chiều dài lịch
sử của hiệp hội. Mỗi thành viên thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc không
ngừng củng cố đoàn kết toàn khối, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các nguyên
tắc chung của ASEAN.
"Là thành
viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các
thành viên khác làm hết sức mình vì mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vững
mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực" - bà Hằng
khẳng định trong phát ngôn tối 4-6.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét