Hôm nay 25/6, tại tỉnh Hưng Yên, sẽ
chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nhân sự kiện này
chúng ta cùng điểm lại vai trò của thành phố Hà Nội trong Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ.
Thủ
đô Hà Nội là đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày
25-1-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã
xác định vùng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của
cả nước; là địa bàn hội nhập và giao thương của cả nước với khu vực và quốc tế,
thực sự trở thành hạt nhân phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước,
đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng
ASEAN và trên trường quốc tế.
Quyết định này đặt mục tiêu xây dựng
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một trong các vùng dẫn đầu cả nước về
phát triển kinh tế, nòng cốt tiên phong trong thực hiện các đột phá chiến lược,
thực hiện tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh, trật tự và an
toàn xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7
tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển
và là đầu mối kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng kinh tế trong
nước, khu vực và thế giới.
Cầu
Nhật Tân (Hà Nội) - Điểm nhấn diện mạo đô thị cho Thủ đô
Đóng góp vào thành tích, kết quả Vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có một phần lớn vai trò của đầu tàu TP Nà Nội. Từ năm
2016 đến nay, kinh tế của Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, có đóng góp tích cực
trong tăng trưởng của Vùng và cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, cách
tính mới) bình quân 3 năm 2016-2018 tăng 7,19%, cao hơn trung bình giai đoạn
2011-2015 (6,74%) và cả nước (6,7%); dự kiến 5 năm 2016-2020 đạt mục tiêu Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ 16 đề ra.
Mô hình tăng trưởng chuyển biến tích
cực theo hướng gia tăng chiều sâu, năng suất và hiệu quả. Mức độ đóng góp của
năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) được cải thiện so với giai đoạn trước.
Tính chung giai đoạn 2016-2018, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP đạt 51,9%
(cao hơn so với giai đoạn trước là 31,2%), đóng góp của vốn là 44,6% và của lao
động là 3,6%.
Huy động được nguồn lực lớn vốn đầu
tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn
2016-2018 đạt 927,88 nghìn tỷ đồng bằng khoảng 36,4% GRDP (cách tính mới), chủ
yếu tập trung trong các ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng (khoảng 98%).
Quản lý và phát triển đô thị chuyển
biến tích cực. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển. An sinh xã hội
được đảm bảo; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng.
Cải cách hành chính được đẩy mạnh; kỷ
cương hành chính được tăng cường. Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) giữ vững
vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI xếp thứ 09/63. Chỉ số hài lòng của
người dân đối với sự phục vụ của chính quyền (SIPAS) tăng 16 bậc. Đã trình và
được Bộ Chính trị thông qua Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô
thị; Công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo.
Đặc biệt, vừa qua, Hà Nội đã phối hợp
tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai; chuẩn bị kỷ niệm 20
năm được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình” và quảng bá đất nước, con
người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thành ủy,
UBND thành phố Hà Nội, sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp là động lực
để đạt được những kết quả trên. Qua đó, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế, vai
trò động lực phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ và ngày càng đóng góp quan trọng đối với
kinh tế của cả nước. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, với đầu tàu TP Hà
Nội sẽ đưa Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành “con rồng” của châu Á.
Ngọc Lan
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, là vùng kinh tế lớn của đất nước. Trước thách thức của quá trình phát triển, Hà Nội cũng như vùng KTTĐBB cần có sự phát triển hài hòa về dân số, kinh tế-xã hội, tài nguyên và môi trường để hướng tới phát triển bền vững.
Trả lờiXóa