Thời buổi kinh tế thị
trường luôn đem lại cho chúng ta nhiều sự lựa chọn, nhưng để chọn được sản phẩm
tối ưu nhất còn tùy thuộc vào hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm đó. Cho
nên, ở Việt Nam, lựa chọn theo tâm lý đám đông đã trở thành thói quen khó tử bỏ
của nhiều người và xu hướng sính hoàng ngoại lại càng phổ biến. Cho nên, bao
nhiêu sản phẩm Việt Nam ra đời là bấy nhiêu sự hẹp hòi, ném đá của không ít
người Việt:
Bkav sau khi ra mắt Bphone đã bị soi mói từng chân lông kẽ tóc theo kiểu
“bới lông tìm vết” để tìm cho ra những “khuyết tật” của nó, bị cư dân mạng vùi
dập không thương tiếc, chê bai chất lượng sản phẩm đủ điều; thời điểm VinFast
ra mắt 2 mẫu xe đầu tiên, không ít người dè bỉu cho rằng “chẳng ai dại gì đi
chọn xe Việt Nam. Làm sao chọi lại được với Toyota, BMW”…
Liệu có ở một đất nước nào khác mà một sản phẩm do người nước đó làm ra
lại bị chính những người dân nước mình vùi dập lên bờ xuống ruộng như vậy hay
không? Nghĩ mà buồn.
Đặt chân tới Hàn Quốc, đâu đâu cũng thấy hình ảnh của Samsung, Huyndai;
tất cả phim Hàn Quốc chúng ta xem từ nhân vật giàu có đến nghèo khó đều dùng
sản phẩm của nước họ; Nhật Bản thì những chiếc ô tô Toyota, Honda chạy đầy
đường, người dân dùng hàng điện tử Sony do chính họ sản xuất, làm ra.
Hãy nhìn đất nước người ta mà xem, mỗi cá nhân chịu thiệt thòi một chút
thì đã sao nào?
Muốn trở thành một dân tộc lớn thì mỗi cá nhân phải nghĩ lớn.
Tài năng thì làm chủ, ít tài hơn thì ủng hộ người chủ đó bằng cách tiêu
thụ sản phẩm của họ sản xuất ra.
Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm “nhem nhuốc” của thời mới khởi
nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà làm ra những sản phẩm tinh xảo sau
này?
Chịu biết bao búa rìu, ném đá từ dư luận không thương tiếc như thế, ấy
vậy mà dõi theo những hành động của vị tỷ phú Phạm Nhật Vượng mới biết ông dành
tâm huyết, nhiệt huyết để thay đổi đất nước này như thế nào.
Khi người Việt chi bộn tiền mua bất động sản ở nước ngoài, làn sóng di
cư báo động thì những khu đô thị quy mô, tầm cỡ của Vingroup mọc lên, đẹp chẳng
kém gì Singapore hay Hong Kong; Toà nhà Landmark 81 đã sừng sững mọc lên giữa
trời Sài Gòn và đã ghi dấu trở thành toà tháp cao thứ 8 trên thế giới; Nhà máy
sản xuất ô tô VinFast chỉ mất 650 ngày để hoàn thành…
Hãy nhìn xem, Đặng Lê Nguyên Vũ, cuộc đời, sự nghiệp và triết lý của ông
với khát vọng quốc gia, khát vọng toàn cầu rất lớn khi ông bày binh bố trận
diện rộng khởi nghiệp kiến quốc đường dài ra sao.
Phạm Nhật Vượng và Đặng Lê Nguyên Vũ
Mới đây, phát biểu tại lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô VinFast Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắn nhủ rằng: “Doanh nghiệp Việt Nam phải có khát vọng
cùng dân tộc với niềm tự hào sâu sắc về tiềm năng con người Việt Nam. Phải dám
nghĩ, dám làm, phải có tinh thần cách mạng dấn thân, nói phải đi đôi với làm,
làm thì phải khẩn trương, làm đến nơi đến chốn”.
Người Việt Nam đã từng làm nên nỏ thần thời An Dương Vương hàng ngàn năm
về trước; đã từng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; đã từng
xây dựng đường Trường Sơn huyền thoại để mở đường cho chiến dịch đại thắng mùa
xuân 1975…
Và bây giờ những tỷ phú mang
trọng trách gánh vác nền kinh tế như Phạm Nhật Vượng (VinGroup), Nguyễn Thị
Phương Thảo (Vietjet), Lê Viết Lam (SunGroup), Trần Đình Long (Hòa Phát), Trần
Quý Thanh (Tân Hiệp Phát)… hôm nay phần nào mang hình ảnh của những chiến binh
năm xưa, nếu như không có khát vọng, lý tưởng phụng sự, tinh thần, bản lĩnh
đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Nguồn: VPCP
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét