Gần đây, các
trang facebook cá nhân, fanpage của các nhà rận chủ, phản động đồng loạt chia sẻ
bài viết “ai là kẻ bán nước”, trong đó đề cập đến công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc gần đây của Trung Cộng đã
đề cập đến công văn chấp thuận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc
do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Đảng Cộng Sản Việt Nam kí vào năm 1958.
Bài viết xuyên tạc của đám rận chủ, phản động
Vậy sự thực của công văn này là gì? Liệu rằng có sự thỏa
thuận, đàm phán nào theo như thuyết âm mưu của đám rận chủ hay không? Hay chúng
đang tiếp tay cho một "vở diễn lại" quá lố
của Trung Quốc?
Trước hết, liên
quan đến nội dung Công văn 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lý, có thể khẳng
định rằng văn bản này được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc
tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
Lật lại lịch sử,
Công văn 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc
thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và
giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ
ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng
lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo
biển Đài Loan.
Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn
trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển
Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.
Nội dung Công
hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt
là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền
tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục
tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra
đời của Công hàm như đã nêu trên.
Công hàm 1958 có
hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc
Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho
các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên
bố.
Trong Công hàm của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và
chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy,
chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận
thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định
Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là
xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Trong Công hàm
1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc
tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại
hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.
Công hàm 1958 của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc
có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc
tế cho đến giai đoạn đó. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc
thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn
12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt
quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã
không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới
ánh sáng của pháp luật quốc tế.
Trong khi đó,
Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền
lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn
bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế
trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt
của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại
quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Trong bối cảnh lịch
sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày
14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý
của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo
thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ
chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của
Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận
phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc,
lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và
cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.
………………
Mã Phi Long
chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Trả lờiXóaAi cũng có thể nhìn thấy công văn 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lý, có thể khẳng định rằng văn bản này được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trả lờiXóa