|
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình |
Lâu nay, những quốc gia trong khu vực, những quốc gia láng giềng với Trung Quốc đã quá quen với điệp khúc, chiêu trò quen thuộc của chính quyền Trung Quốc đó là luôn tìm cách tạo ra xung đột ở bên ngoài để làm dịu đi những bất ổn, mâu thuẫn ở bên trong mỗi khi Trung Quốc gặp khó khăn. Lật lại lịch sử chúng ta có thể thấy rất rõ điều này.
Từ khi nhà nước Trung Hoa được lập ra (năm 1949) cho đến nay người ta cũng không thể đếm hết Trung Quốc đã bao lần sử dụng chiêu trò này với những quốc gia láng giềng của họ. Sau khi trải qua những năm tháng đen tối nhất trong lịch sử, với thất bại của cuộc “Cách mạng văn hoá” và thất bại của công cuộc “Đại nhảy vọt”, kéo theo đó là hàng triệu người chết, cùng với đó là những bất ổn, mâu thuẫn trong xã hội khó có thể hoà giả và giải quyết thì Trung Quốc đã ngay lập tức gây hấn ra bên ngoài với chiêu trò, đất nước bị nước ngoài dòm ngó, đe doạ xâm lược. Vậy là cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962 xảy ra.
Tiếp đó, trong khi những mâu thuẫn cũ còn chưa được giải quyết thì những mâu thuẫn xã hội mới lại xuất hiện, một lần nữa Trung Quốc lại sử dụng điệp khúc này với việc gây hấn và phát động cuộc chiến tranh Trung - Xô năm 1969. Lý do chiến tranh cũng chẳng khác gì với cuộc chiến tranh Trung - Ấn trước đó là biên giới quốc gia bị đe doạ. Khi những bất ổn một lần nữa xuất hiện, nhất là khi nền kinh tế gặp khó khăn, đứng trước sự lựa chọn giữa đổi mới và duy trì nền kinh tế cũ, khi những mâu thuẫn trong nội bộ xuất hiện, khi việc họ can thiệp, giúp đỡ cho những kẻ tay chân bên ngoài không được sự hưởng ứng của một bộ phận ban lãnh đạo trong giới cầm quyền. Thế là, điệp khúc cũ lại được lặp lại với việc phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 mà họ vẫn rêu rao tuyên truyền rằng đó là “cuộc phản kích để chống lại quân Việt Nam xâm lược”.
Tiếp sau đó, họ lại lặp lại những chiêu trò và thủ đoạn này với việc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, gây hấn, tạo xung đột ở quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) với Nhật Bản, gây hấn, tạo xung đột biên giới với Ấn Độ, Nga; gây hấn, tạo xung đột trên biển với Việt Nam, Philippines và các quốc gia Đông Nam Á.
Mục đích của họ khi tạo ra những xung đột bên ngoài là gì? Điều thấy rõ đó là, giới cầm quyền Trung Quốc muốn phát đi một thông điệp với người dân rằng, đất nước đang phải đối mặt với chiến tranh, với sự dòm ngó từ bên ngoài, chủ quyền quốc gia đang bị đe doạ. Vì vậy, người dân hãy đồng lòng, đoàn kết cùng với Chính phủ chống lại những kẻ thù đang dòm ngó lãnh thổ của họ. Khi đó, những mâu thuẫn, bất ổn trong nước sẽ được gác lại, người dân thay vì phản đối, công kích chính phủ thì lại quay sang ủng hộ những chủ trương, chính sách của chính phủ, nhất là việc chống lại các thế lực bên ngoài đang dòm ngó họ. Khi đó, một mũi tên được nhà cầm quyền Trung Quốc bắn ra sẽ trúng 2 đích. Một mặt, họ vừa gây hấn, đe doạ, xâm lược các quốc gia láng giềng, mặt khác lại vừa xoa dịu được những mâu thuẫn, bất ổn trong nước, đánh lạc hướng được dư luận trong nước.
Gần đây, Trung Quốc lại liên tiếp sử dụng điệp khúc này. Năm 2014 họ hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu HD981 vào vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngoài nguyên nhân cơ bản là để thực hiện tham vọng độc chiếm, bá quyền ở Biển Đông thì họ cũng hướng tới làm xoa dịu những mâu thuẫn, bất ổn xã hội bên trong, nhất là những vấn đề liên quan đến Đảng cầm quyền, vấn đề cải cách kinh tế, vấn đề chống tham nhũng mà điển hình là vụ án Bạc Hy Lai.
Trong những ngày gây đây, Trung Quốc lại đang diễn lại thủ đoạn này. Khi những mâu thuẫn, bất ổn trong xã hội Trung Quốc lại diễn biến phức tạp, đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19), các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông… Một lần nữa, người dân Trung Quốc lại thấy nghi ngờ với những chủ trương, chính sách của ban lãnh đạo Nhà nước. Những khó khăn từ cuộc sống của người dân tạo nên những mâu thuẫn, bất ổn trong xã hội và thế là giới cầm quyền Bắc Kinh lại tiếp tục sử dụng chiêu trò này bằng cách gia tăng gây hấn ở Biển Đông với những tuyên bố chủ quyền phi pháp. Họ tuyên bố về việc thành lập quận Tây Sa, Nam Sa, rồi đưa tàu khảo sát vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sử dụng tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam… Tất cả những hành động đó ngoài việc họ tiếp tục thực hiện yêu sách chủ quyền phi pháp, thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông cũng còn một mục tiêu khác là xoa dịu những mâu thuẫn, bất ổn bên trong, đánh lạc hướng dư luận trong nước và thế giới.
Bản chất tráo trở của họ là vậy. Bởi vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải luôn cảnh giác để không bao giờ mắc mưu của chúng. Luôn cảnh giác để bảo vệ vững chắc chủ quyền liêng thiêng của chúng ta và ngăn chặn mưu đồ đen tối của chúng.
Việt Nguyễn
Xác định đây là một chiêu bài của Trung Quốc nên Việt Nam luôn nâng cao cảnh giác, bình tĩnh xử lí những yêu sách, hành động gây hấn của bọn chúng. Không bao giờ chúng ta để chúng đánh lừa mà mất bình tĩnh, hành động bất lợi cho chúng ta
Trả lờiXóangười dân hãy đồng lòng, đoàn kết cùng với Chính phủ chống lại những kẻ thù đang dòm ngó lãnh thổ của họ, người dân thay vì phản đối, công kích chính phủ thì lại quay sang ủng hộ những chủ trương, chính sách của chính phủ, nhất là việc chống lại các thế lực bên ngoài đang dòm ngó họ
XóaBản chất của anh bạn láng giềng chúng ta là vậy. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải luôn cảnh giác để không bao giờ mắc mưu của chúng. Luôn cảnh giác để bảo vệ vững chắc chủ quyền liêng thiêng của chúng ta và ngăn chặn mưu đồ đen tối của chúng
XóaTất cả những hành động đó của Trung quốc không để làm gì ngoài việc họ tiếp tục thực hiện yêu sách chủ quyền phi pháp, thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông cũng còn một mục tiêu khác là xoa dịu những mâu thuẫn, bất ổn bên trong, đánh lạc hướng dư luận trong nước và thế giới. Không hiểu sao Trung quốc vẫn tồn tại được với bản chất tráo trở đến vậy.
Trả lờiXóaLâu nay, những quốc gia trong khu vực, những quốc gia láng giềng với Trung Quốc đã quá quen với điệp khúc, chiêu trò quen thuộc của chính quyền Trung Quốc đó là luôn tìm cách tạo ra xung đột ở bên ngoài để làm dịu đi những bất ổn, mâu thuẫn ở bên trong mỗi khi Trung Quốc gặp khó khăn. Nhưng Việt Nam luôn nâng cao cảnh giác và bình tĩnh sử lí mọi việc.
Trả lờiXóađể thực hiện tham vọng độc chiếm, bá quyền ở Biển Đông thì họ cũng hướng tới làm xoa dịu những mâu thuẫn, bất ổn xã hội bên trong, nhất là những vấn đề liên quan đến Đảng cầm quyền, vấn đề cải cách kinh tế, vấn đề chống tham nhũng
XóaHơn lúc nào hết chúng ta phải luôn cảnh giác để không bao giờ mắc mưu của chúng. Luôn cảnh giác để bảo vệ vững chắc chủ quyền liêng thiêng của chúng ta và ngăn chặn mưu đồ đen tối của chúng.
Trả lờiXóakhó khăn từ cuộc sống của người dân tạo nên những mâu thuẫn, bất ổn trong xã hội và thế là giới cầm quyền Bắc Kinh lại tiếp tục sử dụng chiêu trò này bằng cách gia tăng gây hấn ở Biển Đông với những tuyên bố chủ quyền phi pháp
Xóa