|
Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa |
Lợi dụng Mỹ và các đồng minh đang phải gồng mình chống lại đại dịch toàn cầu Covid-19, Trung Quốc liên tiếp đưa ra các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.toan tính và mưu đồ chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Sau khi ngang nhiên đưa tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 quay lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và sau đó là Malaysia, Trung Quốc lại tiếp tục những hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế khi sử dụng tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông, rồi xua đuổi tàu cá Indonesia...
Đặc biệt, gần đây họ đã đưa ra thông báo về việc thành lập hai đơn vị hành chính mới "quản lý" quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là quận “Tây Sa” và “Nam Sa” (thực chất là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) một lần nữa cho thấy sự ngang ngược, bất chấp của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế. Chưa dừng lại ở đó, họ còn trơ mặt, ngang nhiên thách thức tất cả khi gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc vu cáo Việt Nam "chiếm đóng trái phép các đảo thuộc Trung Quốc". Phải chăng, Trung Quốc đang “thừa nước đục thả câu”?
Có thể khẳng định, những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy một điều rằng, Trung Quốc sẽ và không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm, bá quyền Biển Đông của mình. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh công tác "hình thành lục địa", tức xây dựng đảo nhân tạo trái phép, đồng thời tiếp tục nỗ lực tạo lập "điều kiện tiên quyết chiến lược" trong việc chuẩn bị cho mưu đồ chiến tranh pháp lý, dù thực tế họ đã từng thất bại trong chiến tranh pháp lý, thể hiện qua vụ kiện của Philippines.
Thất bại đó đồng nghĩa Trung Quốc đã không thể chứng minh tính hợp pháp của chiến lược xây dựng và biến đảo nhân tạo thành đảo để lách Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Dù không thể chứng minh tính hợp pháp của chiến lược phi pháp ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc sẽ và không bao giờ từ bỏ mưu đồ đen tối của mình. Họ luôn muốn biến Biển Đông thành chuyện đã rồi, biến Biển Đông thành của riêng họ. Nhiều người đã phải thốt lên rằng Trung Quốc đã biến đại dịch COVID-19 thành một vũ khí cho tham vọng quyền lực và sự hung hăng trong khu vực.
Vậy, nhưng sự toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh có phải là một sự khôn ngoan?
Ngày 23/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thể hiện thái độ cứng rắn, kêu gọi những nước khác buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những hành động khiêu khích, phi pháp gần đây ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ đã nói rằng: “Chúng ta cần thấy rõ rằng chính quyền Trung Quốc đã lợi dụng việc thế giới tập trung vào cuộc khủng hoảng Covid-19 bằng việc tiếp tục những hành vi khiêu khích. Họ đang sử dụng áp lực quân sự và ép buộc các nước láng giềng tại Biển Đông, thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt Nam”.
Ngày 24/4/2020, USS Barry - tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ - đã băng ngang qua eo biển hẹp nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục để tiến về phía nam (hướng đi vào Biển Đông), đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tháng tàu chiến Mỹ đi qua khu vực này. Đây có thể xem là một thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến Trung Quốc rằng kể cả khi bị đại dịch hoành hành, sức mạnh quân sự và sự hiện diện của Washington tại khu vực sẽ không thay đổi.
Trong lúc đó tại phía nam Biển Đông, 3 tàu chiến của Mỹ và 1 tàu khu trục Úc đã tham gia một cuộc tập trận chung tại khu vực không xa nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát bất hợp pháp ở vùng biển Malaysia. Không rõ cuộc tập trận này có được lên kế hoạch từ trước hay không, nhưng động thái của Mỹ cùng đồng minh là câu trả lời cho việc Trung Quốc lợi dụng Covid-19 dùng tàu sân bay để "diễu võ giương oai" trên Biển Đông.
Có thể thấy, ý đồ "đục nước béo cò" của Trung Quốc đến giờ đã thể hiện rõ trên Biển Đông. Trên mặt giấy tờ, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời tiến hành các hoạt động gây hấn, xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam trên thực địa. Các động thái trên giấy tờ lẫn ngoài thực địa diễn ra một cách dồn dập và gói gọn trong vòng 3 tuần đầu của tháng 4, khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc đang lợi dụng tình cảnh các nước bận đối phó với dịch bệnh để thúc đẩy yêu sách trên Biển Đông. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện các hành vi khiêu khích và đe dọa nước khác như vậy trên Biển Đông.
Những hành động phi pháp và sự toan tính đen tối trên của Trung Quốc không những không giúp họ đạt được mục tiêu mà chỉ làm cho thế giới thấy ghê tởm, thấy được coi thường và bất chấp luật pháp quốc tế của họ. Những hành động có chủ ý, có tính toán như vậy chỉ tạo ra thêm căng thẳng với các nước ASEAN và làm dấy lên sự nghi ngờ về cái gọi là sự chân thành của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Đó thực sự là một toan tính sai lầm và Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Việt Nguyễn
Những hành động liên tục gây hấn trên biển Đông của Trung Quốc cho thấy dã tâm của Trung Quốc trên vùng biển này là rất lớn và không có ý định từ bỏ. Nhưng rất tiếc nước đi của Trung Quốc gặp phải rất nhiều rào cản, càng lấn tới chúng chỉ cho thấy vi phạm quy ước quốc tế mà chính chúng đã từng đặt bút kí, hác gì tự tát vào mặt mình
Trả lờiXóaNhững hành động phi pháp và sự toan tính đen tối trên của Trung Quốc không những không giúp họ đạt được mục tiêu mà chỉ làm cho thế giới thấy ghê tởm, thấy được coi thường và bất chấp luật pháp quốc tế của họ
XóaTừ xưa đến nay Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ âm mưu độc chiếm biển Đông. Trên mặt giấy tờ, Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này là không thể nào mà chấp nhận được.
Trả lờiXóađây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện các hành vi khiêu khích và đe dọa nước khác như vậy trên Biển Đông.Những hành động có chủ ý, có tính toán như vậy chỉ tạo ra thêm căng thẳng với các nước trong khu vực
Trả lờiXóanhững hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế khi sử dụng tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông, rồi xua đuổi tàu cá Indonesia... cho thấy một điều rằng, Trung Quốc sẽ và không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm, bá quyền Biển Đông của mình
Trả lờiXóaNhững năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh công tác "hình thành lục địa", tức xây dựng đảo nhân tạo trái phép, đồng thời tiếp tục nỗ lực tạo lập "điều kiện tiên quyết chiến lược" trong việc chuẩn bị cho mưu đồ chiến tranh pháp lý, dù thực tế họ đã từng thất bại trong chiến tranh pháp lý, thể hiện qua vụ kiện của Philippines
Trả lờiXóa