Chuyện là, ngày 28/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ban Dân vận Thành ủy về những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ năm 2019, 3 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020.
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Phạm Hải Hoa cho biết, năm 2019 và quý 1.2020, Ban đã tập trung tham mưu cho Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị, xã hội từ thành phố đến cơ sở, triển khai đồng bộ, hiệu quả chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, tạo chuyển biến về nhận thức, nội dung và phương thức tiến hành công tác dân vận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác dân vận vẫn còn những hạn chế như việc đánh giá, dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm, chưa kịp thời, sâu sát, từ đó dẫn đến việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát hợp, còn hạn chế như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Dù nội dung phát biểu là vậy, ấy thế nhưng ngay sau phát biểu trên của bà Phạm Hải Hoa, một số tờ báo như Thanh Niên, Đất Việt, VTC… đã giật những cái tít kiểu như: “Ban dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận “tham mưu chưa sát” vụ Đồng Tâm” (báo Thanh Niên); “Vụ Đồng Tâm: Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội thừa nhận” (báo Đất Việt); “Tham mưu chưa sát” vụ Đồng Tâm, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội nhận lỗi (báo điện tử VTC)…
Với kiểu giật tít ỡm ờ trên của một số báo mà không ít kẻ xấu đã lợi dụng những tít báo này để xuyên tạc bản chất vụ việc tại xã Đồng Tâm, vu cáo, bôi nhọ các lực lượng chức năng của Hà Nội, kích động dư luận hòng làm sai lệch bản chất vụ việc và cách giải quyết của chính quyền thành phố Hà Nội đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.
Tôi đã cố đọc đi đọc lại nhiều lần lời phát biểu của bà Phạm Hải Hoa, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội để xem Ban Dân vận Hà Nội “nhận lỗi” chỗ nào mà một số báo lại giật tít như vậy, nhưng đọc mãi vẫn không thấy.
Từ một phát biểu rằng, việc đánh giá, dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm, chưa kịp thời, sâu sát, từ đó dẫn đến việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát hợp, còn hạn chế như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Ấy thế nhưng, dưới ngòi bút của một số “lều” báo nó đã biến thành một sự “nhận lỗi” của Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội. Thế có chết con người ta không cơ chứ. Nội dung phát biểu là vậy, những với kiểu giật tít “bẻ lái” này nó có thể hướng người đọc, nhất là những người chỉ đọc tít bài viết mà không đọc kỹ nội dung phát biểu đi sang một hướng tư duy, suy nghĩ khác.
Phải nói rằng, vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm là một vụ việc rất nhạy cảm và phức tạp. Bởi vậy, bất kỳ lời phát ngôn, bình luận nào cũng có thể bị lợi dụng để xuyên tạc, làm méo mó, sai lệch bản chất của vụ việc. Phải nói rằng, giải quyết vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm hôm 9/1/2020 là trách nhiệm của nhiều cơ quan, bộ, ngành, trong đó có Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội. Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội là cơ quan thuộc hệ thống các Ban Đảng trực thuộc Thành ủy, có chức năng tham mưu giúp Thành ủy, trực tiếp là giúp Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy, lãnh đạo, chỉ đạo công tác Dân vận, công tác tôn giáo, dân tộc của Đảng bộ thành phố.
Đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội không phải là đơn vị có chức năng trấn áp những phần tử tội phạm, những kẻ khủng bố, không có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo… Vì vậy, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội không phải là cơ quan phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Chính vì thế, trong phát biểu của mình bà Phạm Hải Hoa cũng chỉ thừa nhận hạn chế của công tác dân vận trong năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020 đó là “việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát hợp, còn hạn chế”, hoàn toàn không có một sự “nhận lỗi” nào như các tít bài báo của một số “lều báo” kia.
Có thể thấy rằng, việc đưa tin, giật tít đối với một vụ việc, vấn đề, một bài phát biểu theo kiểu quá chú trọng tới việc làm sau câu được nhiều like, nhiều view có thể làm sai lệch hoàn toàn nội dung của sự việc, vấn đề, bài phát biểu đó. Chúng ta phải thừa nhận rằng, một trong những yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan báo điện tử ngày nay là phải làm sao đưa tin thật nhanh, bài viết phải được nhiều người đọc, được nhiều like, nhiều view. Tuy nhiên, không có nghĩa cứ muốn nhiều like, nhiều view là giật những cái tít theo kiểu giật gân, câu khách, theo kiểu “bẻ lái”.
Hơn lúc nào hết, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý và xử lý nghiêm khắc những cơ quan báo chí đưa tin theo kiểu ởm ờ, “bẻ lái”, sai lệch bản chất này.
Việt Nguyễn
Qua đây đặt ra vấn đề về đạo đức và nhân cách của nghề viết báo, nhiều nhà báo chỉ vì thu hút lượng view, like,... mà sẵn sàng giật tít, bẻ lái bất chấp sự thật. Hành động như vậy đang góp phần tiếp tay cho thế lực thù địch và bọn phản động chống phá Đảng, nhà nước ta
Trả lờiXóahiện nay có một vấn đề rất quan ngại nổi lên đó là phẩm chất đạo đức, nhân cách của một số người làm báo bị tha hóa nghiêm trọng. họ vì những đồng tiền mà có thể đăng tin một cách thiếu căn cứ cùng với những chiêu trò giật tip câu like
XóaVới kiểu giật tít ỡm ờ trên của một số báo mà không ít kẻ xấu đã lợi dụng những tít báo này để xuyên tạc bản chất vụ việc tại xã Đồng Tâm, vu cáo, bôi nhọ các lực lượng chức năng của Hà Nội, kích động dư luận hòng làm sai lệch bản chất vụ việc. thiết nghĩ kẻ viết nên trang báo đó cần bị thu lại thẻ nhà báo để làm gương cho những kẻ khác
Trả lờiXóa