Lợi dụng dịch bệnh Covid 29, các
thế lực thù địch, phản động gia tăng các hoạt động chống phá. Không chỉ phát
tán các thông tin xấu độc nhằm gây hoang mang dư luận, hoài nghi về công tác
phòng, chống dịch của Nhà nước Việt Nam mà họ còn tăng cường phao các tin đồn
thất thiệt nhằm kêu gọi người dân phản đối hoặc chống lại các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực
kinh tế khi mà “cơn bão” mang tên Covid 19 đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của
thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chiến này.
Chẳng hạn như vừa qua, khi Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội có văn bản báo cáo doanh nghiệp, địa phương đang
thiếu chuyên gia và lao động nước ngoài, và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ “ưu
tiên cho lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam”. Ngay lập tức, đám rận chủ
quốc nội, đám phản loạn ở ngoại bang như Việt Tân đã chớp lấy “1/10” của mẫu
thông tin, rồi thêm mắm, dậm muối vẽ ra một bối cảnh kinh tế thảm bại, kích động
tâm lý lo lắng cho người dân với luận điệu của kẻ ngụy quân tử khi cố tình nhấn
mạnh việc ta để xuất cho lao động từ hai quốc gia có số người mắc Covid 19 thuộc
tốp đầu thế giới là TQ và HQ vào Việt Nam trong bối cảnh cả xã hội đang gồng
mình chống dịch.
Đây là bản chất hèn hạ của đám
lâu la tặc khấu luôn tìm mọi cách để chống phá nước nhà. Bởi lẽ, trong báo cáo Bộ lao động, Thương binh và Xã hội đã nêu rõ: “Tính đến ngày 15-3,
tổng nhu cầu của các địa phương và cơ quan đại diện ngoại giao các nước Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đề nghị ưu tiên cho lao động nước ngoài nhập cảnh vào
Việt Nam là 8.459 lao động (chủ yếu là lao động Trung Quốc và Hàn Quốc). Trong
đó, có khoảng 2.000 lao động của một số các dự án, công trình trọng điểm quốc
gia, dự án áp dụng công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia, như dự án đường
sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (khoảng 100 người), dự án LG Display tại Hải
Phòng (200 người); Công ty TNHH Samsung Dispaly Việt Nam tại Bắc Ninh (700 người)…”
Lý do Bộ lao động, Thương
binh và Xã hội đề nghị ưu tiên cho lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
cũng được trình bày chi tiết: “Thời gian qua, các địa phương đều tích cực, chủ
động các phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế. Tuy nhiên,
các vị trí cần đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý,
ngoại ngữ, điều hành lâu năm thì trong khoảng thời gian ngắn lao động Việt Nam
chưa đáp ứng được ngay, cần phải có thời gian đào tạo, chuyển đổi”.
Trong kiến nghị gửi Thủ
tướng, Bộ lao động, Thương binh và Xã hội cũng nêu: Điều kiện để các
chuyên gia, lao động này vào Việt Nam là đã hoàn thành các thủ tục y tế do
Bộ Y tế quy định.
Như vậy, việc Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội lắng nghe lời “kêu cứu”, nguyện vọng của các doanh
nghiệp, và thực hiện báo cáo trình Chính phủ về tình hình các dự án, công trình
trọng điểm quốc gia đang thiếu hụt các nhà quản lý, chuyên gia, là điều hết sức
bình thường và đó là nhiệm vụ, trách nhiệm mà Bộ này phải thực hiện. Việc Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội gửi báo cáo, đi kèm kiến nghị, đó là cơ sở để
Chính phủ nắm bắt tình hình hoạt động và tâm tư, nguyện vọng của các doanh
nghiệp.
Quyết định có cho phép lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt
Nam trong thời điểm này, hay là đợi một thời gian nữa, đó là việc của lãnh đạo
Chính phủ. Cần nhấn mạnh thêm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ dừng ở
báo cáo tình hình và đưa ra kiến nghị, đề xuất. Đó đã là quy trình khép kính,
đã và đang áp dụng cho tất cả các ban, ngành thuộc Chính phủ, chứ không riêng Bộ
nào. Nói vậy để thấy rằng, dù cho đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội “cho phép lao động nước ngoài ở một số vị trí quan trọng nhập cảnh
vào Việt Nam làm việc” được thông qua đi chăng nữa, thì vẫn theo quy định
chung: phải tuân thủ các quy định về cách ly của Việt Nam.
Điển hình như trường hợp
các kỹ sư Samsung từ Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc vừa mới đây. Họ được chở
bằng chuyên cơ, sau đó có xe của Samsung đón từ sân bay, về thẳng khu cách ly
riêng tại các khách sạn ở hai tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên. Mọi hoạt động ăn, ở
và làm việc trong thời gian này đều phải thực hiện cách ly. Chỉ có sự khác biệt
so với người cách ly khác là, các kỹ sư này sẽ vừa cách ly, vừa làm việc; đảm
bảo nếu xảy ra sự cố thì không có lây lan ra cộng đồng.
Đại dịch Covid 19 đang
trở thành mối đe dọa lớn nhất hiện nay không chỉ về sức khỏe, tính mạng của con
người mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Nhưng những gì Việt Nam đã
và đang làm trong cuộc chiến chống Covid 19 đã được cả thế giới đều ghi nhận,
nhân dân cả nước cùng với các cấp chính quyền một lòng đẩy lùi dịch
bệnh, cho đến nay Nhà nước đã thực hiện đúng lời hứa với nhân dân “không đánh
đổi kinh tế lấy tính mạng, sức khỏe của nhân dân”, còn về sự nhân đạo thì chủ
nghĩa Cộng sản đang cho thấy sự ưu việt. “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy
nhìn những gì cộng sản làm”, xin nhắc lại câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu như
một cái tát đến đám tặc khấu Việt Tân, đám rận chủ, số tri thức rởm như Nguyễn
Xuân Diện, Nguyễn Văn Đài…
Mã Phi Long
chống dịch rất quan trọng nhưng việc việc đảm bảo kinh tế trong thời gian này cũng quan trọng không kém. việc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lắng nghe lời “kêu cứu”, nguyện vọng của các doanh nghiệp, và thực hiện báo cáo trình Chính phủ về tình hình các dự án, công trình trọng điểm quốc gia đang thiếu hụt các nhà quản lý, chuyên gia, là điều hết sức bình thường và đó là nhiệm vụ, trách nhiệm mà Bộ này phải thực hiện. và đấy mới chỉ là kiến nghị thôi còn quyết định ở chính phủ nữa cơ
Trả lờiXóa“không đánh đổi kinh tế lấy tính mạng, sức khỏe của nhân dân” là lời hứa, lời khẳng định của nhà nước với nhân dân nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bỏ mặc cho sự phát triển kinh tế. Nếu số lao động này vào nước thì vẫn phải tuân thủ chế độ cách ly một cách chặt chẽ, điều này vừa đảm bảo không có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vừa đảm bảo cho nền kinh tế không bị thiệt hại quá nhiều trong đại dịch lần này.
Xóaviệc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra kiến nghị, đề xuất là việc hết sức bình thường vì đây là nhiệm vụ của họ. Mặt khác, nếu số những lao động này được phép nhập cảnh vào việt nam thì họ vẫn phải cách ly theo đúng quy định, quy trình nên sẽ không có sự lây lan dịch bệnh nguy hiểm nào ở đây cả
Trả lờiXóaviệc Việt Nam cho phép người dân nhập cảnh về nước là giúp họ được hưởng những chính sách chăm sóc trong đại dịch này, khi nhập cảnh họ được cách ly thì là việc sẽ được nhân dân ủng hộ
Xóacác thế lực thù địch, phản động đang tích cực lợi dụng dịch bệnh để chống phá đảng, nhà nước ta. Chúng thường xuyên đăng tải những thông tin thiếu chính xác, sai sự thật để định hướng dư luận, gây cản trở cho công tác chống dịch và sự phát triến của ta trong giai đoạn dịch bệnh này. Vì vậy, mọi người cần hết sức cảnh giác khi tiếp cận những nguồn thông tin như thế này
Trả lờiXóabọn chúng không đủ tư cách để bàn về những công việc của đất nước ta bởi từ lâu chúng đã không còn tư tưởng, tấm lòng cho việc xây dựng, phát triển đất nước nữa rồi
XóaQuyết định có cho phép lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong thời điểm này, hay là đợi một thời gian nữa, đó là việc của lãnh đạo Chính phủ.Đó đã là quy trình khép kính, đã và đang áp dụng cho tất cả các ban, ngành thuộc Chính phủ
Trả lờiXóaviệc cân đối giữa việc giữu gìn sự an toàn cho nhân dân trược sự lây lan nhanh chóng, nguy hiểm của đại dịch covid-19 và đảm bảo cho sự phát triển kinh tế trong thời kì khó khăn không phải là điều dễ nên việc đàm tiếu xuyên tạc của các đối tượng không đáng để chúng ta bận tâm
Trả lờiXóa