Liên quan đến vụ tàu hải cảnh
Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao nước ta đã trao công hàm phản đối, yêu cầu phía
Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh
Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi
thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Đây là động thái thể
hiện sự cương quyết, cứng rắn trước hành động ngang ngược của TQ.
Trước đó, phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp
Quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên LHQ, phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra
ngày 23/3/2020 và ngày 12/12/2019 liên quan đến Philippines và Malaysia. Cụ thể,
Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ phản hồi tài liệu của Philippines, cho rằng
Trung Quốc “có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề”, “có quyền chủ
quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất”.
Cũng trong công hàm phản hồi Malaysia, Trung Quốc một lần nữa cho ràng mình “có
chủ quyền” với quần đảo ở Biển Đông, “bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung
Sa và Nam Sa”. Biết được vấn đề này, hôm 30/3, Việt Nam đã gửi công hàm phản đối
cả 2 công hàm trước đó của Trung Quốc, trong công hàm còn ghi rõ: “Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc
tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”.
Trong ngày hôm
nay, một lần nữa Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định công hàm phản đối Trung Quốc
tại Liên Hiệp Quốc đã thể hiện đầy đủ lập trường nhất quán của Việt Nam đối với
lợi ích hợp pháp và chính đáng của Việt Nam tại Biển Đông. Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định lại lập trường nhất
quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa
bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, như đã được thể hiện trong Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Việc lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc
là bình thường, thể hiện lại lập trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của Việt Nam. Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy
đủ tại công hàm này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Một lần
nữa, chúng ta khẳng định Việt Nam không bao giờ nhu nhược và “sợ” Trung Quốc.
Những gì mà Việt Nam đang làm đó là luôn kiên trì hữu hảo trong việc gìn giữ và
tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn
cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở
luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng không có nghĩa là khi
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, Việt Nam né tránh, làm lơ, không hành động.
Việt Nam
đã tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cả ngàn năm nay, Việt Nam rất hiểu Trung
Quốc và Trung Quốc cũng rất hiểu Việt Nam. Bực mình thằng hàng xóm thì có thể
bán đất để chuyển nhà, nhưng làm sao mà bốc cả đất nước Việt Nam di chuyển đi
chỗ khác được? Cho nên, lựa chọn đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của bạn bè quốc tế là thượng sách. Chủ trương ngoại giao của Việt
Nam là mềm mỏng, khéo léo, làm bạn với tất cả các quốc gia. Tuy mềm nhưng vẫn
cứng, nghèo chứ không hèn. Bản thân là một nước nhỏ bé, lại đang phát triển,
lực còn yếu thì phải nhịn, chứ không thể nói đánh là đánh, giờ nếu mà đòi đánh
Trung Quốc, đến cả Mỹ hay Nga còn chưa dám nói phần thắng trước Trung Quốc nữa
là. Hơn nữa, chúng ta cũng thừa hiểu, Trung Quốc là kẻ nhiều mưu sâu kế
hiểm, thậm chí là “liên hoàn kế”, nếu như Việt Nam không bình tĩnh, khôn ngoan,
không biết chiến thuật “dĩ tĩnh chế động”, nghĩa là lấy cái tĩnh khống chế cái
động, lấy nhu để chế cương thì rất dễ mắc sai lầm dẫn đến mất tiếng nói đấu
tranh về chủ quyền, thậm chí là mất luôn lãnh thổ.
Mã Phi
Long
Việt Nam luôn lựa chọn con đường ngoại giao, tuyên truyền pháp luật để khẳng định chủ quyền của đất nước. Đây là một hành động vô cùng có thiện chí nhưng cũng hết sức cứng rắn yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền quốc gia
Trả lờiXóaTừ xưa chúng ta luon vậy, chúng ta có chủ qiuyeefn từ xa xưa vì vậy chúng ta có quyền để cạnh tranh lại với Trung Quốc trruowcs sự tranh chấp, bành chướng của Trung Quốc dựa trên sức mạnh về kinh tế và quân sự của họ
XóaViệc "quan ngại" phản đối thông qua ngoại giao chính là 1 biện pháp, và cho đến thời điểm hiện tại thì đó là biện pháp hữu hiệu nhất. Thông qua tiếng nói của Bộ Ngoại giao thể hiện quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam, vừa khẳng định chủ quyền để cộng đồng quốc tế biết, vừa cho thấy Việt Nam không làm ngơ khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và Việt Nam đang hành xử 1 cách chừng mực, hợp pháp, tuân thủ luật pháp quốc tế
XóaNhững gì mà Việt Nam đang làm đó là luôn kiên trì hữu hảo trong việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc.chúng ta khẳng định Việt Nam không bao giờ nhu nhược và “sợ” Trung Quốc
Trả lờiXóalựa chọn đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế là thượng sách. Chủ trương ngoại giao của Việt Nam là mềm mỏng, khéo léo, làm bạn với tất cả các quốc gia
XóaTrung Quốc cần phải điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam
Trả lờiXóaHiện tại, dù nhiều đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ, nhưng với tiếng nói khẳng định chủ quyền của Việt Nam thì không bao giờ Trung Quốc sáp nhập được các đảo trên vào lãnh thổ của mình. Chỉ hai từ "quan ngại" của Bộ ngoại giao thôi nhưng sức mạnh như 10 vạn quân, Trung Quốc không thể đơn phương nuốt trôi 2 quần đảo này được.
Trả lờiXóa