Nhận diện “chiến thuật Vùng Xám” của Trung Quốc và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam (P2)

tháng 3 31, 2021 |

 

Mã Phi Long

Để hạn chế chiến thuật “vùng xám” thì đương nhiên cần có thêm quy định đối với các hoạt động trong “vùng xám”, song cũng nhiều ý kiến cho rằng cần nhất là nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật pháp và nâng cao năng lực thực thi luật pháp của các nước bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, trước mắt, về ngoại giao, Việt Nam tiếp tục thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong khối ASEAN để đàm phán COC hiệu quả, thực chất, đúng luật pháp quốc tế. COC phải có tính pháp lý ràng buộc, trong đó nêu rõ các nước không xây dựng đảo nhân tạo; không quân sự hóa các thực thể; không chặn các tàu chở hàng tiếp tế hoặc luân chuyển nhân sự; không thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ); không đe dọa sử dụng vũ lực khi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.


Trung Quốc dùng chiến thuật Vùng Xám ở biển Đông

Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước lớn trong khu vực và thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo, cung cấp phương tiện, trang bị bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong mối quan hệ với Trung Quốc, tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định, đề nghị quân đội hai nước cam kết không nổ súng trước.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tranh thủ các diễn đàn quốc tế, khu vực để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, phân tích rõ ý đồ trong "chiến thuật vùng xám", làm rõ những nguy cơ của Luật Hải cảnh. Lực lượng hải quân nên mở rộng tham gia diễn tập quốc tế (RIMPAC) để hội nhập sâu hơn cũng như xây dựng các mạng lưới đối tác ở khu vực.

Theo Thiếu tướng, GS. TS Nguyễn Hồng Quân - nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng phân tích: Việt Nam và Trung Quốc chủ trương thỏa thuận giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, nhưng không có nghĩa là chỉ đàm phán ngoại giao mà còn có thể thông qua cơ chế tài phán quốc tế. Cùng với các nỗ lực ngoại giao, Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ, tư liệu lịch sử, chứng lý... để có thể đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án quốc tế khi cần thiết.

Các lực lượng chức năng, đặc biệt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, dân quân biển cần được đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa để hiện đại hóa trang thiết bị. Đơn cử, để đối phó với "chiến thuật vùng xám" và các tàu hải cảnh Trung Quốc thì chúng ta cần đóng mới, mua sắm các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư lớn hơn, trang bị hiện đại hơn. Đồng thời, các lực lượng phải luôn chuẩn bị, không để xảy ra bị động, bất ngờ trên Biển Đông. Trong khi đó, cũng phải luôn chú ý bảo vệ chủ quyền biển đảo mạn Tây Nam.

Việt Nam cần tiếp tục duy trì sự có mặt của các lực lượng lao động hòa bình trên biển, để khẳng định chủ quyền một cách vững chắc. Các lực lượng chấp pháp luôn sẵn sàng có mặt để hỗ trợ, bảo vệ ngư dân.

Đồng thời, để ngư dân hoạt động xa bờ, dài ngày trên biển thì cần có sự đầu tư đóng các tàu vỏ thép lớn, trang bị hiện đại, kết nối vệ tinh; tăng cường đưa dân đến sinh sống ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Chúng ta cũng cần tổ chức thường xuyên các chương trình du lịch đến Trường Sa và các tuyến đảo trọng yếu.

Về lâu dài, chiến lược để bảo vệ chủ quyền biển đảo vững chắc nhất là phát triển thành quốc gia có kinh tế biển giàu mạnh, với những hạm đội tàu thương mại và quân sự hùng mạnh.

 

Read more…

Nhận diện “chiến thuật Vùng Xám” của Trung Quốc và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam (P1)

tháng 3 31, 2021 |


Mã Phi Long

Thời gian gần đây, lợi dụng sự chú ý của dư luận thế giới về những vấn đề nóng bỏng liên quan đến dịch bệnh Covid 19, đặc biệt là xung đột xã hội tại Myanmar đã lên đến đỉnh điểm, Trung Quốc đã âm thầm thực hiện nhiều hoạt động trên biển Đông. Đây là vấn đề mang tính quy luật và rõ ràng, nếu như vấn đề biểu tình, bạo loạn kéo theo những hành động mang tính phá hoại kèm theo việc số người dân bị chết do tham gia biểu tình gia tăng thì y như rằng, Trung Quốc sẽ có những hành động leo thang trên biển Đông mà các chuyên gia gọi là chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Theo phân tích từ chuyên gia, “Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để tránh bị lên án và đang được Trung Quốc sử dụng để mở rộng kiểm soát không gian biển, hiện thực hoá yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, các nhà nghiên cứu quốc tế cảnh báo.


Vỏ bọc ngư dân trong "chiến thuật Vùng Xám" của Trung Quốc

Theo đó, chiến thuật này đã liên tục được Trung Quốc thử nghiệm và điều chỉnh qua những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước, đặc biệt ở Biển Đông từ năm 2006. Về mặt lý thuyết, “chiến thuật vùng xám được một quốc gia sử dụng để đạt được một lợi ích nào đó, thường là về lãnh thổ, nhưng không muốn dùng vũ lực một cách quy mô và trực tiếp. Chiến thuật này có 2 đặc trưng căn bản. Thứ nhất là không để xung đột vượt ngưỡng thành chiến tranh nóng. Thứ hai là từ từ tịnh tiến.

Nhiều học giả cho rằng, đây là chiến thuật thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp. “Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để tránh bị lên án, không phải do luật quốc tế thiếu quy định hoặc quy định thiếu chặt chẽ như một số nước thường biện minh.

Đối với vấn đề Biển Đông, “chiến thuật vùng xám” được Trung Quốc áp dụng là "sử dụng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu của một quốc gia và làm nản lòng các đối thủ của mình bằng cách sử dụng các công cụ sức mạnh – thường có tính chất không cân xứng và mơ hồ - mà không phải sử dụng trực tiếp các lực lượng quân sự thông thường đã biết".

Đặc biệt, thời gian qua, Trung Quốc vẫn leo thang triển khai “chiến thuật vùng xám” trên biển Đông trong toan tính biến vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, vùng biển hoàn toàn không thể tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, hoặc còn ngang nhiên tuyên bố đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Chẳng hạn, từ một xung đột trên biển năm 2012, Trung Quốc khiến căng thẳng leo thang rồi triển khai tàu hải giám phong tỏa Scarborough, đẩy Philippines khỏi khu vực. Và gần đây, Trung Quốc tiếp tục giở trò tương tự khi huy động hàng trăm tàu cá tập trung neo đậu tại khu vực Đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng vậy. Họ lấy lý do vào neo đậu tránh bão, nhưng thời gian này lấy đâu ra bão trên biển Đông mà lại ngụy tạo lý do hớ hênh như vậy. Cho nên, nếu như không cảnh giác, để xảy ra xung đột, thì khu vực này cũng có thể trở thành nơi tranh chấp và Trung Quốc thì rất ma mãnh trong việc chiếm đảo kiểu này.

 

Read more…

Các nhà “dân chủ giả hiệu” được và mất gì sau “ phong trào tự ứng cử”

tháng 3 30, 2021 |


Mã Phi Long

Chỉ còn một thời gian nữa là diễn ra phiên bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, do đó, hoạt động chống phá bầu cử sẽ diễn ra quyết liệt hơn, trong đó đáng chú ý là “phong trào tự ứng cử” và “tẩy chay bầu cử” của các thế lực thù địch, phản động.

Thực tế, phong trào này chẳng có gì làm mới mẻ, nhưng nó luôn tạo sức hấp dẫn với cộng đồng mạng khi có những vở diễn mới với cái gọi là quyền con người cùng những vai diễn mới để phụ họa cho các phong trào trên. Nếu như những người ít quan tâm, thoạt nghe tưởng như thể hiện những giá trị tích cực, tốt đẹp, cần được khuyến khích nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là sự giả tạo, ngụy trang bằng những vỏ bọc, lời lẽ tốt đẹp để che lấp cho những việc làm, ý đồ chống phá.

Cái gọi là “phong trào tự ứng cử” kia thực ra là những hoạt động mang tính chất cá nhân nhằm phục vụ ý đồ chính trị của một nhóm người lớn tiếng tuyên bố “tự ứng cử đại biểu Quốc hội” trên mạng xã hội và dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo, hối thúc người khác làm cùng.


Ông Nguyễn Đình Cống đang vận động để ứng cử

Nhưng nhìn vào “phòng trào tự ứng cử” của đám rận chủ quốc nội, số cơ hội chính trị mới thấy thật nực cười. Ở đó có cả những kẻ bán trời không văn tự như Nguyễn Đình Cống, Lê Trọng Hùng, Lê Dũng Vova và thậm chí có cả những kẻ chí phèo thời 4.0 như trường hợp Lê Chí Thành - môt cán bộ công an tuột xích do nợ nần, cờ bàn, suy đồi phẩm chất đạo đức, thời gian gần đây, y thường xuyên rạch mặt ăn vạ, chống người thi hành công vụ và cũng adua học đòi làm hồ sơ ửng cử đại biểu quốc hội.


Lê Chí Thành đang biến mình thành một kẻ biến thái chính trị

Có thể thấy, nhìn vào những thành phần cốt cán của “phong trào” ấy, thay vì có đủ trí tuệ, bản lĩnh, uy tín để đại diện cho cử tri tham gia quản lý Nhà nước và xã hội thì người ta chỉ nhìn thấy ở họ bề dày “thành tích” chống đối, tiền án, tiền sự và cả những mâu thuẫn đến nực cười tồn tại ngay trong chính suy nghĩ của họ.

Cũng như mọi khóa bầu cử trước, các đối tượng cố tình chứng minh rằng họ rất xứng đáng, nên đã tính toán, chuẩn bị một cách bài bản, có lộ trình khá chi tiết. Nhưng bản chất của “phòng trào này” thì không hề thay đổi. Một mặt nhằm dọn đường dư luận, ngụy tạo vỏ bọc che giấu bản chất, hành vi chống phá, mặt khác, thông qua mạng xã hội - thứ công cụ mà họ thường gọi bằng những mỹ từ như “truyền thông lề dân”, “truyền thông lề đảng”... để tán phát thông tin sai sự thật, phá hoại quá trình tổ chức bầu cử ở nước ta.

Họ ráo riết tuyên truyền, xuyên tạc rằng Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương gây khó khăn, cản trở, phối hợp để loại bỏ “những người tự ứng cử”; xuyên tạc việc tổ chức bầu cử dưới chế độ một đảng thông qua hội đồng bầu cử các cấp - “cánh tay nối dài của Đảng” là không khách quan, dân chủ, tiêu cực...

Đúng là quan điểm của những kẻ thần kinh chính trị, ảo tưởng sức mạnh nên luôn diễn trò để trục lợi cá nhân. Thông qua phong trào này, các đối tượng được nhiều hơn là mất, vì danh dự, nhân phẩm đã bị họ bán rẻ cho những đồng tiền nhơ bẩn, cho nên, việc ứng cử chắc chắn sẽ thất bại, điều đó cũng chẳng làm cho uy tín bị giảm sút nữa khi mà nó đã chạm đáy, nhưng hầu bao sẽ đầy đặn hơn khi số tiền rót về để trả công cho những trò hề như này không hề nhỏ.

Read more…

Vì sao Dũng Vova, Lê Trọng Hùng hay Nguyễn Duy Hướng bị pháp luật sờ gáy

tháng 3 28, 2021 |

 

Mã Phi Long

Thật mừng khi mấy ngày qua, cơ quan chức năng đã cấp phép “tạm giam” dài tập cho mấy đối tượng chống đối, đem lại sự bình yên cho xã hội. Những động thái này cho thấy rõ thái độ rất cương quyết của lực lượng công an trong nhiệm vụ trấn át các đối tượng phạm tội nguy hiểm gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trong xã hội.

Xin được liệt kê một số đối tượng rất manh động tác yêu, tác quái trên không gian mạng thời gian qua đó là Lê Văn Dũng (Dũng Vova) cùng đồng đảng là Lê Trọng Hùng và một “bác sĩ’ mắc căn bệnh ảo tưởng chính trị Nguyễn Duy Hướng (Nghệ An). Đây là những đối tượng manh động, tích cực nhận đơn đặt hàng của các thế lực phản động để chống Đảng, Nhà nước suốt thời gian qua. Đặc biệt, một trong đặc điểm chung là các đối tượng này rất thích “chơi trội” khi vừa qua, họ lợi dụng “quyền tự do dân chủ” một cách quá trớn, thích diễu cợt, coi việc tự ứng cử Đại biểu quốc hội như một trò diễu cợt.



Dũng Vova và Lê Trọng Hùng

Đơn cử như đối tượng Dũng Vova và Lê Trọng Hùng. Họ lợi dụng kênh truyền thông CHTN - kênh tự sướng trên mạng xã hội do các đối tượng và số kỹ thuật viên tay sai lập ra. Trước là để vụ lợi bản thân, sau là biến kênh CHTN thành công cụ tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước. Lướt qua trang thông tin của các đối tượng này có thể thấy họ như một người “diên viên nghiệp dư” diễn đủ trò trên không gian mạng. Nhưng vai diễn mà họ thích thú nhất đó là tập làm một nhà chính trị gia. Nhưng quả thực, theo dõi mới thấy họ thật lố bịch khi cố tình tỏ ra nguy hiểm theo kiểu “nửa mùa”.

Hay như đối tương Nguyễn Duy Hướng cũng tương tự như vậy. Anh ta được đám rận chủ quốc nội, số linh mục cực đoan như Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam ca tụng lên tận mây xanh. Nhưng đúng là cái tài đi với cái tai một vần, chỉ vì sự buông bỏ bản thân theo cái xấu nên Hướng đã mất hết ‘PHƯƠNG HƯỚNG” ngay từ ban đầu nên mới đâm đầu theo lũ đàn anh, đàn chị phản quốc đu tuổi đời còn quá trẻ.


Trang facebook trá hình của Hướng chuyên dùng để bôi lem lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chế độ

Cũng chính vì thế mà mới đây, ngày 22/3/2021, y đã bị cơ quan ANĐT công an tỉnh Nghệ An thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra về hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật hình sự.

Đã ngửi thấy mùi “khét” của cái gọi là chống phá quá đà, nên đồng đảng của Hướng là Lê Trọng Hùng cũng lập tức có ý kiến phản hồi rằng: “Hành vi này của cầm quyền Nghệ An là vi phạm điều 8, 28 của hiến pháp!”  Và chỉ sau đó ít ngày, chính kẻ “khóc thuê” cho Hưỡng cũng nghe rằng đã bị pháp luật sờ gáy. Nhưng thực sự, đọc các bài viết trên trang facebook “bảo kiếm” của Hướng chia sẻ, việc y bây giờ mới bị bắt quả thực là hơi muộn.

Và lẽ tất yếu, đám kền kền đã ngửi thấy mùi của sự chống phá nên ngay lập tức, sau khi có tin Hướng hay như Dũng Vova và Lê Trọng Hùng bi bắt, các đối tượng đã lập tức đăng tải liên tục, rầm rộ về vấn đề này theo hướng bênh vực một cách mù quáng. Thậm chí, đám báo lá cải và số cơ hội chính trị còn phán xét bừa bãi rằng chính quyền bắt bớ nhằm ngăn cản những “con người ưu tú” đang sáng giá cho vị trí đại biểu quốc hội hay vì một lý do lãng xẹt là do “góp ý” để xây dựng, chỉnh đốn Đảng như trường hợp của Hướng, y lợi dụng vụ việc Đồng Tâm, viết nhăng, viết cuội bức tâm thư gửi đồng chí Nguyên Phú Trọng.

Tất nhiên, đó là kiểu “tát bùn sang ao” của đám kền kền. Chúng ta nhận thức rõ Nguyễn Duy Hướng hay Dũng vova, Lê Trọng Hùng bị bắt không phải chỉ vì họ tự ứng cử Đại biểu quốc hội hay chỉ vì cái đơn ngớ ngẩn để góp ý như đề cập ở trên mà vì những vi phạm pháp luật có hệ thống trong suốt một thời gian dài, nó kéo theo những nhận định, phán xét làm tổn thương tới danh dự, uy tín của các cá nhân, tổ chức… thì đó chính là một hình thức tuyên truyền trái pháp luật, cần bị xử lý thích đáng trước pháp luật.

 

Read more…

Những thành tựu làm tăng cường niềm tin của nhân dân

tháng 3 25, 2021 |


Mã Phi Long

Trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Những thành quả của cuộc chiến này đã trực tiếp góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và quan trọng hơn cả là đã góp phần giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng.


Hình ảnh minh họa

Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với 13 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã diễn ra, trong đó có đến 6 Hội nghị Trung ương (6, 7, 8, 9, 11 và 12) có nội dung xử lý, kỷ luật cán bộ sai phạm, gần 60.000 cán bộ, đảng viên đã bị xử lý kỷ luật. Trong số 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật có cả Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; nguyên Phó Thủ tướng; Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng; Bí thư Tỉnh ủy; nguyên Bí thư Tỉnh ủy.

Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, từ năm 2013 đến nay, cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi được hơn 22.659 tỷ đồng (chiếm 26,7% tổng số tiền phải thi hành). Riêng năm 2020, các cơ quan tố tụng đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch các tài sản có trị giá hơn 3.851 tỷ đồng, 16,858 triệu USD, 17.248.621 cổ phiếu, 51 bất động sản, 5 ô tô và nhiều tài sản khác; cơ quan thi hành án dân sự thu hồi 14.017 tỷ đồng, bằng 61%.

Nhìn vào những con số trên, có thể thấy rõ quyết tâm trong chiến lược và hành động của cuộc chiến đấu chống tội phạm tham nhũng gắn với kinh tế và chức vụ. Đương nhiên, chúng ta không được ngủ quên trên những thành quả đó, bởi lẽ công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội nhất là hiện tượng tham nhũng văt. Do đó, tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và của chế độ.  


Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đặt trọn niềm tin vào cuộc chiến này, đặc biệt là từ khi thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng tới nay, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, trực tiếp, thường xuyên của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, công tác phòng chống tham nhũng đã được triển khai quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.

Việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng trong Đảng và hệ thống chính trị được thể hiện rõ qua văn kiện Đại hội Đảng, qua các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng và chỉnh đốn Đảng, về phòng và đấu tranh chống tham nhũng. Theo đó, các cơ quan, ban, ngành chức năng đã thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo, trên tinh thần nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc; không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Những kết quả quan trọng trong phòng và đấu tranh chống tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay được truyền tải kịp thời, đầy đủ trên các cơ quan truyền thông không chỉ khẳng định quyết tâm kiểm soát quyền lực trong Đảng, trong hệ thống chính trị mà còn góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng được trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong. Và quan trọng hơn cả, đó là niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đã được củng cố một cách kịp thời. Điều này được minh chứng rõ phản ứng vui mừng của mọi tầng lớp nhân dân, kể cả trong cán bộ, đảng viên khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử vai trò Tổng Bí thư sau Đại hội XIII vừa qua.

 

Read more…

Cái giá quá đắt cho những người “hành nghề rân chủ”

tháng 3 25, 2021 |


Mã Phi Long

Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm diễn ra sáng 24/3, Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hà Nội tuyên giữ nguyên mức án 12 năm tù đối với bị cáo Trần Đức Thạch bị truy tố về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" mà Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt ngày 15/12/2020.

Đây là bản án thích đáng với những nhà “dân chủ giả hiệu”, họ đã bán rẻ lương tâm, lòng yêu nước và danh dự cho các thế lực chống phá Việt Nam. Những đồng tiền nhơ nhuốc họ nhận từ phía ngoại bang chỉ thỏa mãn nhu cầu vật chất trên nền tảng tư tưởng của những kẻ bất mãn, bất tài, muốn làm giàu một cách bất chính theo kiểu “con buôn chính trị”.


Đối tượng Trần Đức Thạch

Do sớm bị móc nối, mua chuộc cùng với bản chất hám danh, hám lợi, nên Trần Đức Thạch nhanh chóng sa vào con đường chống chính quyền. Nhiều năm qua, y đã cùng các đối tượng khác liên kết với các tổ chức bất hợp pháp ở trong nước và nước ngoài, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính, tuyên truyền chống Nhà nước.

Nhìn vào tuổi đời của ông Thạch (sinh năm 1952), có ai nghĩ rằng một người đã đầu hai thức tóc, ở phía dốc bên kia cuộc đời vẫn còn ham hố tiền bạc một cách bất chính. Sống hơn nửa đời người mà không làm gương cho con cháu, chỉ vì sự bất mãn, hám lợi mà bán rẻ danh dự bản thân.

Nhưng có lẽ nếu được xin chữ nếu, thì chắc ông Thạch sẽ ước rằng giữa dòng đời xô bồ, không phải gặp những “con buôn chính trị” trong “Hội anh em dân chủ” như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển.

Mặc dù trình độ, năng lực còn hạn chế, nhưng Trần Đức Thạch cũng rất hăng hái hoạt động. Trong thời gian thành lập Văn phòng đại diện và trang web để hoạt động, đối tượng cũng được tham gia xây dựng "Cương lĩnh vắn tắt", xây dựng có cơ cấu tổ chức, chiến lược đối nội, đối ngoại, lợi dụng việc đấu tranh cho "dân chủ, nhân quyền", "xã hội dân sự" để phục vụ mục tiêu chống chính quyền nhân dân.

Và như thường lệ, trước, trong và sau phiên tòa xét xử những đối tượng phản động trong nước là y như rằng đám báo lá cải và những con kền kền lại bù lu bù loa “mượn gió bẻ măng” để xuyên tạc, và bữa tiệc này sẽ thiếu sự thinh soạn nếu không có sự “thêm mắm, thêm muối” của đám luật sư rởm như Hà Huy Sơn. Họ không ngớt lên tiếng “khóc thuê” cho Thạch, bôi lem tòa xét xử, mà những điệp khúc này tái diễn đến nỗi dư luận không cần đọc những cũng đoán được đám kền kền “khóc thuê” như nào.

Nhưng sự thực thì không thể thay đổi, những hành vi phạm tội của đối tượng có đủ bằng chứng buộc y không thể chối cãi. Trong đó, bản án đã ghi rất rõ ràng, từ ngày 1/5/2019-2/3/2020, Trần Đức Thạch tiếp tục soạn thảo, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị-xã hội; bôi nhọ, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại trang facebook "Trần Đức Thạch". Hành vi này thể hiện tư tưởng, hoạt động chống phá của Trần Đức Thạch.

Hội đồng xét xử cho rằng, vụ án thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Hành vi phạm tội của bị cáo diễn ra trong thời gian dài, từ năm từ 2013-/2020. Các hành vi này có mối quan hệ biện chứng với nhau và cũng nhằm mục đích cuối cùng là lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngoài ra bị cáo cùng các đối tượng khác còn liên kết với các tổ chức bất hợp pháp ở trong nước và nước ngoài, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ "đa nguyên, đa đảng", "tam quyền phân lập", tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân.

Với những hành vi như trên, tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội khẳng định, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự thống nhất về nền tảng tư tưởng chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với thể chế chính trị của Nhà nước Việt Nam, đe dọa đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Từ những phân tích, đánh giá về tính chất, hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo, Hội đồng xét xử thấy cần xử phạt bị cáo như bản án mà Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên trước đó là phù hợp với hành vi của bị cáo.

Như vậy, có thể thấy việc Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giữ nguyên mức án sơ thẩm đã tuyên thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, mọi hành vi xâm phạm đến chế độ chính trị, sự vững mạnh của Nhà nước đều phải xử lý nghiêm minh. Qua vụ án này nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác trước luận điệu, chiêu bài của các thế lực thù địch lôi kéo, kích động người dân thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm chống lại Nhà nước và chính quyền nhân dân.

 

 

Read more…

Nực cười với lý do Trịnh Bá Phương được đưa vào trại tâm thần

tháng 3 24, 2021 |


Mã Phi Long

Chỉ cần seach keyword “Trịnh Bá Phương vô trại tâm thần” trên google là ngay lập tức có hàng chục bài viết về chủ đề này trên các trang báo lá cải như BBC, RFA, RFI và một số fanpgae, blog và cả trên kênh youtobe. Có thể thấy sức hấp dẫn của thông tin này cũng không hề nhỏ. Nhưng đọc các bài viết trên các trang mạng trên đều có chung một nội dung như thể họ được đặt hàng đó là “ca tụng Trịnh Bá Phương lên tận may xanh và đồng thời không ngớt lời nói xấu, bôi nhọ chính quyền và lực lượng công an.


Bài viết xuyên tạc trên trang RFA

Điều đáng nói ở đây, nguồn thông tin được khởi xướng từ phía vợ của Trịnh Bá Phương khi chị này trả lời các đài báo lá cả, đoán già đoàn non về tình hình anh Phương khi chị tới thăm mà không được gặp.

Nhưng nực cười nhất, lý do mà vợ của Phương cho rằng anh ta bị đưa vào trại tâm thần là vì đối tượng này “giữ quyền im lặng”. Đúng là não trạng của những kẻ thần kinh ảo tưởng. Việc anh ta có khai báo gì hoặc tuyệt không hợp tác là do ý thức cá nhân, có chịu sám hối để xin sự khoan hồng hay không, chứ liên quan gì mà mà cho rằng phạm nhân không chịu khai báo nên phải đưa anh vào viện tâm thần. Nếu theo cách thức này thì chắc viện tâm thần không đủ sức chứa vì nhiều tội phạm cũng luôn tỏ ra bất hợp tác với phía công an.

Bàn về vấn đề này, các admin trang “Thanh niên Công ngiáo” cho rằng: Khi họ lên tiếng thì bị chụp mũ “phản động” phải bắt nhốt, đến khi im lặng thì bị gán cho bệnh tâm thần phải vào viện. Thật là đủ các trò bẩn thỉu. Không thâm độc, nham hiểm thì không phải Việt cộng”.



Các bài viết dạng té nước theo mưa

Cũng kém miếng khó chịu, vị linh mục cực đoan Đinh Hữu Thoại cũng phải cố “tỏ ra nguy hiểm” khi phán xét một câu xanh rằng: CAVN VI PHẠM NHÂN QUYỀN NGHIÊM TRỌNG”.

Chúng ta chẳng còn lạ lầm gì những chiêu trò dạng này, họ đang cố tình “lập lờ đánh lận con đen”. Một mặt họ dùng những lời lẽ có cánh để bênh vực một cách mù quáng cho những đối tượng, mặt khác họ đổ mọi lỗi lầm cho chính quyền và lực lượng công an.

Liên quan đến thông tin từ phía gia đình, chúng ta có thể đưa ra một gỉa thuyết rằng Phương bị đưa vào viện tâm thần thì cũng không loại trừ khả năng anh ta muốn ngụy tạo bệnh án, đổ mọi lỗi lầm cho những hành động thời gian qua gây ra trên khu vực lân cận quanh Hà Nội là do não trạng bị tâm thần, không làm chủ được bản thân. Đó cũng là một cách để giảm án hoặc tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Gỉa thiết trên hoàn toàn có cơ sở vì chính vợ của y trả lời báo RFA rằng cả gia đình anh ta không ai có triệu chứng bệnh tâm thần. Nhưng nếu nhìn vào những hoạt động, lời nói công khai trên mạng xã hội thì dư luận lại đang hướng tới vấn đề thứ hai là anh ta bị tâm thần thật. Vì những gì mà anh ta thể hiện bấy lâu nay đã hiện ro một kẻ khùng, kẻ dại với những lời nói, phán ngôn gây sốc.


Read more…

Thành công của cuộc chiến chống tham nhũng luôn là quả búa tạ đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch

tháng 3 23, 2021 |


Mã Phi Long

Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) khóa XIII đã họp Kỳ thứ hai do Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại buổi họp này, UBKTTW đã xem xét xử lý kiểm điểm, kỷ luật một số cán bộ, đảng viên có sai phạm. Đáng chú ý, trong cuộc họp lần này, xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Tất Thành Cang, do nhiều sai phạm trước đây.


Toàn cảnh buổi họp

Có thể thấy, đây là những tín hiệu đáng mừng về cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng ta dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của “NGƯỜI ĐỐT LÒ VĨ ĐẠI” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Trước đó, các vụ án kinh tế, chức vụ lớn cũng đang được xét xử công khai, được dư luận đánh giá cao. Thế nhưng, trước những thành quả to lớn về cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam những năm qua, vẫn còn một bộ phận nhỏ trong xã hội lại tỏ ra cay cú, luôn tìm mọi cách để phủ nhận, phá hoại những công trạng trên.

Chính vì thế, chúng ta đã quá quen với việc các thế lực thù địch, chống phá luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận những kết quả quan trọng đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước.

Trong thời gian tới, khi Đảng ta triển khai Nghị quyết của Đại hội XIII, trong đó có các nội dung liên quan đến cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam, những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị càng gia tăng trên tất cả lĩnh vực từ chính trị - tư tưởng cho tới kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng… Âm mưu của các đối tượng là muốn “nắn dòng dư luận” theo hướng phủ nhận thành tựu dưới sự lãnh đạo của Đảng hòng từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện diễn biến hòa bình đòi thay đổi chế độ, đa nguyên, đa đảng.

Tuy đã nhiều lần bị vạch trần, bóc phốt, nhưng với mục tiêu chống phá không thay đổi, cho nên, trong thời gian tới các đối tượng sẽ giở đủ giọng điệu xuyên tạc, bôi nhọ, bóp méo… để chống phá công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta lãnh đạo. Cho nên, những luận điệu xuyên tạc mà chúng thường hay rêu rao theo kiểu: tham nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền; do xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công; thậm chí chúng lớn tiếng “phán” rằng, “cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công” sẽ có thể xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.



Luận điệu xuyên tạc của các đối tượng

Cùng với đó, các thế lực, phản động cũng tìm cách để xuyên tạc, bóp méo công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý cán bộ sai phạm ở nước ta. Chúng lập lờ “đánh lận con đen”, xuyên tạc hòng biến việc xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ sai phạm ở nước ta thành chuyện “thanh trừng, đấu đá nội bộ, phe cánh chính trị”.

Đây đúng là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phản động mà chúng ta cần nhận diện rõ. Trong khi đó, thời gian qua, việc xử lý những cán bộ, đảng viên sai phạm, kể cả những người từng giữ cương vị rất cao là minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời mang lại niềm tin rất lớn của nhân dân đối với Đảng trong cuộc chiến chống nội xâm.

Thế nhưng, với não trạng của những kẻ không muốn Việt Nam được phát triển, chúng vẫn sẽ cố tình quy chụp đó là “sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng lãnh đạo”. Và cuối cùng, chúng tự lộ mục đích chống phá xấu xa phủ nhận vai trò, sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng khi trắng trợn quy kết rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể phòng, chống được tham nhũng”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc vạch trần mưu đồ đen tối của các đối tượng thời gian vừa qua đã đạt được kết quả cao. Dư luận đã nhận diện được bản chất và sự “lươn lẹo” trong từng quan điểm mà chúng phát tán trên mạng xã hội. Hơn nữa, những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân. Hay nói cách khác, chính kết quả rất quan trọng này đã làm thất bại toan tính thâm hiểm phủ nhận công cuộc chống tham nhũng hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta.

 

Read more…

Bài học từ các vụ biểu tình, bạo loạn ở Myanmar và giá trị của sự hòa bình, ổn định

tháng 3 22, 2021 |

 

Mã Phi Long

Những cuộc biểu tình, bạo loạn, phá hoại tại Myanmar vẫn chưa có chiều hướng suy giảm, sau khi hàng loạt những người quá khích đã kéo nhau đập phá một số nhà máy, công ty của Trung Quốc để phản đối đảo chính của quân đội được họ cho là Trung quốc đứng sau hậu thuẫn.


Người dân Myanmar đập phá hàng chục nhà máy Trung quốc

Nhìn những thảm cảnh đó mà thấy sao thật giống với chiêu trò kích động biểu tình, đập pháp nhà máy TQ ở Việt Nam như năm 2014 (sau khi TQ đưa dàn khoan HD 981 vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam) và 2018 (sau khi Quốc hội đưa ra dự thảo Luật Đặc khu kinh tế) tại Bình Thuận, Đồng Nai... gây biết bao thiệt hại về của cải, vật chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị và môi trường đầu tư, phát triển của Việt Nam.


Bạo động ở Bình Thuận năm 2018

Sau những bài học đó, chúng ta cùng nhìn lại và soi chiếu vào những gì đang xảy ra tương tự tại Myanmar. Những người đập phá, cướp bóc chỉ thỏa mãn sự tức giận của họ khi đã bị kích động, còn nhân dân Myanmar mới là những người đang chịu nhiều thiệt hại do đảo chính khi đằng sau hành động đó là việc họ đã, đang đập đổ công ăn việc làm, bát cơm của chính người dân Myanmar vốn đang rất vất vả. Công ty bị đập phá dẫn đến mất việc làm, mất thu nhập của hàng vạn công nhân và gia đình họ.

Sau đó thì sao ? đương nhiên chính quyền Myanmar phải đền bù những thiệt hại mà họ gây ra, mà tiền đền bù lấy từ đâu? Lấy từ chính tiền thuế của nhân dân, từ mô hôi nước mắt của họ chứ lấy đâu ra nữa.

Đặc biệt, như đã phân tích ở trên, một vấn đề hậu biểu tình, bạo loạn là hình ảnh đất nước, môi trường đầu tư bị ảnh hưởng, thử hỏi sau những sự việc đốt phá thì các công ty nước ngoài có dám mạo hiểm đầu tư vào đất nước bạo loạn, người dân coi thường pháp luật như vậy hay không?

Những bài học đó đang sờ sờ ngay trước mặt vậy mà ở trên mạng xã hội, đám rận chủ rởm và các thế lực phản động vẫn đang không ngừng rêu rao mơ tưởng Việt Nam sẽ có biểu tình như ở Myanmar. Phải chăng, thước đo về dân chủ, tự do trong mắt các “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh vì nhân quyền” là bom bay đạn lạc, là máu chảy vô ích, là bạo loạn liên miên? Nếu vậy, người Việt Nam xin từ chối nhận “món quà dân chủ” này.

Do đó, chẳng khó khăn gì khi lang thang trên mạng xã hội và bắt gặp những bào viết cảu đám “cò mồi dân chủ”, “con buôn dân chủ” đang cố tình đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, hướng lái thông tin để tạo cớ công kích, chống phá Việt Nam. Thậm chí, những kẻ này còn cho rằng Myanmar là “hình mẫu” về đấu tranh vì dân chủ mà người Việt Nam phải học theo; rêu rao rằng những gì đang diễn ra tại Myanmar sẽ tạo ra các “thông điệp dân chủ” cho Việt Nam. Thậm chí, có một số kẻ tại “tự nhục” và đặt câu hỏi rằng “bài toán dân chủ tại Việt Nam chừng nào mới có giải đáp?”.

Đây là những luận điệu hết sức phi lý, cho thấy rõ ràng bản chất cơ hội chính trị, thù địch của những kẻ “giả danh dân chủ”. Từ khi chính biến diễn ra tại Myanmar, họ đã liên tục lợi dụng, coi đây là một cái cớ để tấn công chống phá chính quyền. Núp dưới vỏ bọc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, những kẻ xấu gieo rắc các quan điểm, tư tưởng, nhận thức sai lệch về tình hình trong nước; so sánh một cách khập khiễng vấn đề Myanmar với Việt Nam từ đó kích động bạo loạn, chống đối; vu khống, bôi nhọ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tại Myanmar…

Đây thực chất là âm mưu của những kẻ phá hoại đất nước. Giấc mơ về các cuộc biểu tình chẳng qua mong muốn biến đất nước ta thành bãi chiến trường của các cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố. Bài học từ những biểu hiện của cái gọi là cách mạng màu diễn ra ở các nước Đông Âu, Trung Đông và Bắc Phi dẫn tới việc các quốc gia này rơi vào khủng hoảng chính trị, nội chiến, chết chóc và sự bất ổn. Cho nên, biểu tình chỉ là cái cớ để dẫn đến các cuộc bạo loạn phá hoại làm suy yếu sức mạnh của chính quyền, làm giảm hiệu lực của pháp luật.

 

 

Read more…

Bàn về con đường chân chính và đúng đắn để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

tháng 3 21, 2021 |


Mã Phi Long

Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cả trên đất liền và ngoài khơi xa. Những cuộc chiến đó đã gây mất mát không hề nhỏ, nhất là sự hy sinh của biết bao chiến sỹ đồng bào. Và cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, gìn giữ hòa bình của đất nước, dân tộc ta vẫn còn ở phía trước trong bối cảnh có sự tác động đa chiều từ các nước láng giềng, trong khu vực nằm trong tổng hòa mối quan hệ với các nước lớn cề vấn đề biên giới, biển đảo.

Đặc biệt, như chúng ta đều biết, từ năm 1974 cho đến nay, Trung Quốc với âm mưu bành chướng, thâu tóm biển Đông đã nhiều lần ngông cuồng xâm phạm chủ quyền, gia tăng căng thẳng trên biển Đông, trong đó có cả khu vực thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam. Và chắc chắn, họ sẽ tiếp tục còn giở nhiều chiêu trò khác để nhằm đạt được mục đích của mình.



Trước những vấn đề trên, đã có rất nhiều quan điểm trái chiều, thậm chí, trên các trang mạng xã hội, một số người còn tỏ ra vô cùng bức xúc, căm giận mà đặt câu hỏi “Tại sao chúng ta mua sắm trang bị hiện đại cho hải quân, không quân, tên lửa bờ… nhưng lại để cho Trung Quốc xâm phạm chủ quyền mà không ra tay trấn áp kẻ thù?”.

Xét về mặt tích cực, những câu hỏi như vậy xuất phát từ lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam, dù cho có thể hiện bằng cách này hay cách khác. Nhưng dưới góc độ quan điểm của những kẻ cơ hội chính trị, đám con rối làm tay sai cho ngoại bang thì đó chẳng khác nào một lời kích động, bôi nhọ uy tín của Nhà nước và lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lạm bàn về câu chuyện này, việc chúng ta lựa chọn đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng con đường hòa bình, kiên trì, lâu dài trên cơ sở thượng tôn pháp luật được Đảng, Nhà nước ta định hướng từ lâu nay. Tại sao lại như vậy ?

Trước hết, những đau thương mất mát từ bài học của các cuộc chiến tranh đánh đuổi quân xâm lược đã dạy cho chúng ta hiểu rất rõ nỗi đau xót của chiến tranh loạn lạc, của bom rơi máu đổ, vậy nên chẳng ai mong muốn chiến tranh xảy ra, đặc biệt là lãnh đạo đất nước. Còn riêng với Trung Quốc, thì không phải bây giờ chúng ta mới lựa chọn một đường lối đối ngoai vừa mềm mại, vừa cương quyết “lúc nhu, lúc cương”. Bởi lẽ, số phận đã đưa đẩy Việt Nam chúng ta phải trở thành hàng xóm của môt quốc gia có tới hơn 30 lần tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

Cho nên, trước âm mưu bành trướng, muốn nuốt chửng Việt Nam của người láng giềng to xác, cho nên chúng ta không thể nướng sức người, sức của, tính mạng của đồng chí, đồng bào ta vào chiến đấu với những thế lực không cân sức ấy. Vậy nên ta lựa chọn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng mọi nguồn lực và trí tuệ Việt Nam. Và những chiến lược đó đa mang đến những hiệu quả như mong đơi. Do đó, đến ngày hôm nay khi nền hòa bình đã ổn định chúng ta lại phải dùng vũ lực cho một cuộc chiến dù rõ ràng biết rằng nó không hề cân sức, thậm chí là thiệt hại vô cùng lớn. Tức giận là bản năng, nhưng bình tĩnh mới là bản lĩnh.

Đặc biệt, phải hiểu rằng hiện nay, Trung Quốc chỉ cần một cái cớ hợp lý để phát động cỗ máy chiến tranh nuốt gọn biển Đông mà dư luận quốc tế khó lên tiếng kết tội Trung Quốc là xâm lược hay phát xít. Cái cớ ấy sẽ biến kẻ xâm lược, ăn cướp thành kẻ tự vệ. Bởi vậy, chúng ta không phải không đấu tranh mà là chúng ta đang đấu tranh trong khôn khéo và trí tuệ. Đó mới là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.


Read more…

Hà Nội ban hành kế hoạch hạn chế các hành vi tham nhũng của cán bộ

tháng 3 20, 2021 |


Thông tin từ Thanh tra TP.Hà Nội, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về tuyên truyền, phổ phiến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2021 trên địa bàn TP.Hà Nội.

Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về phòng, chống tham nhũngThông tin cho biết, UBND TP.Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 34/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2021 trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, kế hoạch trên được ban hành nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn TP.Hà Nội về công tác phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính, góp phần hạn chế các hành vi tham nhũng, giữ vững an ninh trật tự, xã hội…


Theo kế hoạch, việc tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng cần được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ, bằng nhiều hình thức phù hợp từng đối tượng vừa mang tính chất chiều rộng, đi vào chiều sâu thiết thực, hiệu quả.

Quan tâm thực hiện việc tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước; gắn việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và triển khai các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy về công tác phòng, chống tham nhũng, từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi các cơ hội phát sinh tham nhũng, lãng phí, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội.

Những nội dung tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng chínhKế hoạch về tuyên truyền, phổ phiến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2021 trên địa bàn TP.Hà Nội có 6 nội dung chính.

Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Căn cứ điều kiện thực tế, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố, các quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy định chi tiết thi hành bằng các hình thức phù hợp.

Thứ hai, tổ chức hội nghị tập huấn về công tác kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập: Thanh tra Thành phố chủ trì tham mưu giúp UBND Thành phố tổ chức hội nghị.

Thứ ba, các đơn vị trực thuộc Thành phố xây dựng chuyên trang về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền việc triển khai, thực hiện pháp luật và các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình

Thứ tư, là tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề với Nội dung, chủ đề về phòng, chống tham nhũng và xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển; minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ, kê khai tài sản, thu nhập, quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, đạo đức liêm chính, xử lý người có hành vi tham nhũng…

Thứ năm, tổ chức tuyên truyền, phồ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong dịp tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cuối cùng, thực hiện chỉ đạo điểm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Các đơn vị được UBND Thành phố giao thực hiện điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

UBND huyện Thanh Trì, UBND quận Hà Đông, Trường Cao Đẳng Thương mại và Du lịch, Tổng công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội tiếp tục thực hiện chỉ đạo điểm về tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng với các hình thức phù hợp với đơn vị, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã: tiếp tục thực hiện chỉ đạo điểm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo kế hoạch của các đơn vị.

Theo UBND TP.Hà Nội, trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, không thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở những nơi tập trung đông người, các đơn vị có thể lựa chọn các hình thức tuyên truyền khác (thông tin trên báo đài của Trung ương, TP.Hà Nội…).

Nguồn: VPTU

Read more…