Mã Phi Long
Đất nước ta đã trải qua
nhiều cuộc chiến tranh đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cả
trên đất liền và ngoài khơi xa. Những cuộc chiến đó đã gây mất mát không hề
nhỏ, nhất là sự hy sinh của biết bao chiến sỹ đồng bào. Và cuộc chiến đấu bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, gìn giữ hòa bình của đất nước, dân tộc ta vẫn còn ở phía
trước trong bối cảnh có sự tác động đa chiều từ các nước láng giềng, trong khu
vực nằm trong tổng hòa mối quan hệ với các nước lớn cề vấn đề biên giới, biển
đảo.
Đặc biệt, như chúng ta
đều biết, từ năm 1974 cho đến nay, Trung Quốc với âm mưu bành chướng, thâu tóm
biển Đông đã nhiều lần ngông cuồng xâm phạm chủ quyền, gia tăng căng thẳng trên
biển Đông, trong đó có cả khu vực thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam. Và chắc
chắn, họ sẽ tiếp tục còn giở nhiều chiêu trò khác để nhằm đạt được mục đích của
mình.
Trước những vấn đề trên,
đã có rất nhiều quan điểm trái chiều, thậm chí, trên các trang mạng xã hội, một
số người còn tỏ ra vô cùng bức xúc, căm giận mà đặt câu hỏi “Tại sao chúng ta
mua sắm trang bị hiện đại cho hải quân, không quân, tên lửa bờ… nhưng lại để
cho Trung Quốc xâm phạm chủ quyền mà không ra tay trấn áp kẻ thù?”.
Xét về mặt tích cực,
những câu hỏi như vậy xuất phát từ lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của người dân
Việt Nam, dù cho có thể hiện bằng cách này hay cách khác. Nhưng dưới góc độ
quan điểm của những kẻ cơ hội chính trị, đám con rối làm tay sai cho ngoại bang
thì đó chẳng khác nào một lời kích động, bôi nhọ uy tín của Nhà nước và lực
lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lạm bàn về câu chuyện
này, việc chúng ta lựa chọn đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng con đường
hòa bình, kiên trì, lâu dài trên cơ sở thượng tôn pháp luật được Đảng, Nhà nước
ta định hướng từ lâu nay. Tại sao lại như vậy ?
Trước hết, những đau
thương mất mát từ bài học của các cuộc chiến tranh đánh đuổi quân xâm lược đã
dạy cho chúng ta hiểu rất rõ nỗi đau xót của chiến tranh loạn lạc, của bom rơi
máu đổ, vậy nên chẳng ai mong muốn chiến tranh xảy ra, đặc biệt là lãnh đạo đất
nước. Còn riêng với Trung Quốc, thì không phải bây giờ chúng ta mới lựa chọn
một đường lối đối ngoai vừa mềm mại, vừa cương quyết “lúc nhu, lúc cương”. Bởi
lẽ, số phận đã đưa đẩy Việt Nam chúng ta phải trở thành hàng xóm của môt quốc
gia có tới hơn 30 lần tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
Cho nên, trước âm mưu
bành trướng, muốn nuốt chửng Việt Nam của người láng giềng to xác, cho nên
chúng ta không thể nướng sức người, sức của, tính mạng của đồng chí, đồng bào
ta vào chiến đấu với những thế lực không cân sức ấy. Vậy nên ta lựa chọn bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ bằng mọi nguồn lực và trí tuệ Việt Nam. Và những chiến lược
đó đa mang đến những hiệu quả như mong đơi. Do đó, đến ngày hôm nay khi nền hòa
bình đã ổn định chúng ta lại phải dùng vũ lực cho một cuộc chiến dù rõ ràng
biết rằng nó không hề cân sức, thậm chí là thiệt hại vô cùng lớn. Tức giận là
bản năng, nhưng bình tĩnh mới là bản lĩnh.
Đặc biệt, phải hiểu rằng
hiện nay, Trung Quốc chỉ cần một cái cớ hợp lý để phát động cỗ máy chiến tranh
nuốt gọn biển Đông mà dư luận quốc tế khó lên tiếng kết tội Trung Quốc là xâm
lược hay phát xít. Cái cớ ấy sẽ biến kẻ xâm lược, ăn cướp thành kẻ tự vệ. Bởi
vậy, chúng ta không phải không đấu tranh mà là chúng ta đang đấu tranh trong
khôn khéo và trí tuệ. Đó mới là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp
bảo vệ độc lập, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.
Có một tên hàng xóm hung hãn như Trung Quốc thực sự là một khó khăn đối với Việt Nam, nhất là khi chúng luôn nhăm nhe xâm lấn lãnh thổ của ta và Biển Đông là một ví dụ điển hình. Chỉ có sử dụng sức mạnh trí óc thì ta mới có thể đối đầu với chúng được.
Trả lờiXóaĐúng vậy. Trung Quốc chỉ cần một cái cớ hợp lý để phát động cỗ máy chiến tranh nuốt gọn biển Đông Chúng ta phải khôn khéo và sử dụng trí tuệ mưu lược để đấu tranh. Đó mới là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự.
XóaTrong bối cảnh toàn cầu hóa, muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, “kiên quyết, kiên trì đấu tranh”, tăng cường hợp tác quốc tế, “tạo sự đan xen lợi ích”, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.
Trả lờiXóaViệt Nam lựa chọn con đường hòa bình, ngoại giao để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bởi hơn ai hết Việt Nam hiểu rõ bạo lực vũ trang không mang lại lợi ích gì mà chỉ có đau thương mất mát. Nhưng Việt Nam luôn giữ vững thái độ, quan điểm kiên quyết bảo vệ chủ quyền đến cùng
Trả lờiXóaBảo vệ chủ quyền biển đảo khi ở cạnh một anh láng giềng khổng lồ nhưng không hề thân thiện không phải điều đơn giản như việc một con nhím tự vệ đâu, đường lối ngoại giao của chúng ta trong nhiệm kỳ vừa qua tôi nghĩ là rất đúng, tuy không thỏa mãn người nhìn nhưng đấy là giải pháp hữu hiệu nhất ở thời điểm hiện tại, chiến thắng là phải nằm ở tương lai, không cần cái tức thời
Trả lờiXóa