Mã Phi Long
Thời gian gần
đây, lợi dụng sự chú ý của dư luận thế giới về những vấn đề nóng bỏng liên quan
đến dịch bệnh Covid 19, đặc biệt là xung đột xã hội tại Myanmar đã lên đến đỉnh
điểm, Trung Quốc đã âm thầm thực hiện nhiều hoạt động trên biển Đông. Đây là vấn
đề mang tính quy luật và rõ ràng, nếu như vấn đề biểu tình, bạo loạn kéo theo
những hành động mang tính phá hoại kèm theo việc số người dân bị chết do tham
gia biểu tình gia tăng thì y như rằng, Trung Quốc sẽ có những hành động leo
thang trên biển Đông mà các chuyên gia gọi là chiến thuật “vùng xám” của Trung
Quốc.
Theo phân tích
từ chuyên gia, “Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật”
quốc tế để tránh bị lên án và đang được Trung Quốc sử dụng để mở rộng kiểm soát
không gian biển, hiện thực hoá yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, biến khu
vực không tranh chấp thành tranh chấp, các nhà nghiên cứu quốc tế cảnh báo.
Theo
đó, chiến thuật này đã liên tục được Trung Quốc thử nghiệm và điều chỉnh qua
những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước, đặc biệt ở Biển Đông
từ năm 2006. Về mặt lý thuyết, “chiến thuật vùng xám được một quốc gia sử
dụng để đạt được một lợi ích nào đó, thường là về lãnh thổ, nhưng không muốn
dùng vũ lực một cách quy mô và trực tiếp. Chiến thuật này có 2 đặc trưng căn
bản. Thứ nhất là không để xung đột vượt ngưỡng thành chiến tranh nóng. Thứ hai
là từ từ tịnh tiến.
Nhiều
học giả cho rằng, đây là chiến thuật thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở
rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp.
“Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để
tránh bị lên án, không phải do luật quốc tế thiếu quy định hoặc quy định thiếu
chặt chẽ như một số nước thường biện minh.
Đối với vấn đề Biển Đông, “chiến thuật vùng xám” được
Trung Quốc áp dụng là "sử dụng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu của một
quốc gia và làm nản lòng các đối thủ của mình bằng cách sử dụng các công cụ sức
mạnh – thường có tính chất không cân xứng và mơ hồ - mà không phải sử dụng trực
tiếp các lực lượng quân sự thông thường đã biết".
Đặc
biệt, thời gian qua, Trung Quốc vẫn leo thang triển khai “chiến thuật vùng xám”
trên biển Đông trong toan tính biến vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, vùng
biển hoàn toàn không thể tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, hoặc còn
ngang nhiên tuyên bố đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Chẳng hạn, từ một xung đột trên biển năm 2012, Trung
Quốc khiến căng thẳng leo thang rồi triển khai tàu hải giám phong tỏa
Scarborough, đẩy Philippines khỏi khu vực. Và gần đây, Trung Quốc tiếp tục giở
trò tương tự khi huy động hàng trăm tàu cá tập trung neo đậu tại khu vực Đá Ba
Đầu thuộc cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng vậy. Họ lấy
lý do vào neo đậu tránh bão, nhưng thời gian này lấy đâu ra bão trên biển Đông
mà lại ngụy tạo lý do hớ hênh như vậy. Cho nên, nếu như không cảnh giác, để xảy
ra xung đột, thì khu vực này cũng có thể trở thành nơi tranh chấp và Trung Quốc
thì rất ma mãnh trong việc chiếm đảo kiểu này.
Qua các triểu đại và cho tận đến bây giờ Chủ trương của Trung quốc luôn muốn bành chướng lãnh thổ. Khu vực biển đông là một khu vực tiềm năng cho sự phát triển kinh tế chính vì vậy trung quốc luôn muốn chiếm miếng bánh này
Trả lờiXóaĐúng vậy. Trung quốc muốn nuốt trọn biển đông bởi đây là khu vực rất giàu tài nguyên và là vị trí trọng điểm trong việc vận chuyển hàng hóa giao thương giữa các nước
XóaChúng ta luôn kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích của Trung Quốc đồng thời kiềm chế, không để họ lấn chiếm và tránh không để xảy ra xung đột, đụng độ.
XóaCoi Biển Đông là của mình, cùng với việc xâm chiếm và xây cất, mở rộng các đảo đá, Trung Quốc đã từng bước thiết lập sự kiểm soát các tầng không gian của Biển Đông. Đây là hồi chuông cảnh báo về vấn đề an ninh Biển Đông đang mỏng manh hơn bao giờ hết.
XóaMưu mô, kế hoạch chiếm lấy Biển Đông của Trung Quốc là rất tinh vi, chúng không màng bất cứ thủ đoạn nào để mở rộng lãnh thổ của chúng. Ta phải luôn cảnh giác trước mọi hành động mà Trung Quốc thực hiện.
Trả lờiXóaSự quan tâm của Trung Quốc đến Biển Đông, những tuyên bố và hành động gần như đột ngột của nước này đến vùng biển chung của các nước Đông Nam Á mà họ muốn một mình sở hữu đã gây nên sự hoang mang lẫn phẫn nộ trong vùng. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
XóaCũng đoán là chiến thuật này sớm được các quốc gia nhận diện trong đó có Việt Nam của chúng ta, tuy nhiên vì bản chất họ là nước lớn nên sự ngăn cản là khó, vậy nên Việt Nam mới chọn đối sách là quốc tế hóa các vấn đề song phương để ngăn ngừa và nhìn chung một quá trình thì chỉ có chúng ta là làm hiệu quả
Xóa