Bác bỏ những luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền

tháng 11 29, 2013 |

2


Cumoi@                                                                                            


Thời gian vừa qua có khá nhiều các cá nhân trong nước với bản chất thù địch với Nhà nước Việt Nam đã lập ra các Blog trên mạng hoặc thông qua các trang Web của các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài để đăng tải nhiều bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Điển hình như các đối tượng Nguyễn Văn Hải-blog Điếu cày, Tạ Phong Tần-blog Công lý và sự thật.... Hoặc cũng có người trực tiếp rải các tờ rơi, truyền đơn, treo các khẩu hiệu có nội dung chống Nhà nước như Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên - hai đối tượng đã rải nhiều tờ rơi, truyền đơn phản động và cờ ba sọc của chế độ Việt nam Cộng hòa. Những hoạt động của họ đã phần nào gây phức tạp tình hình an ninh trật tự và đi ngược lại với lợi ích của toàn dân tộc. Đó là những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên điều nực cười là những người này lại một mực cho rằng mình không hề vi phạm pháp luật mà đó chỉ là việc thể hiện chính kiến, là thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Và khi Nhà nước Việt Nam bắt, xét xử thì họ một mực kêu rằng “mình vô tội”“Nhà nước Việt Nam đàn áp nhân quyền”. Gần như ngay lập tức thì một số cá nhân, tổ chức không thiện cảm với Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài cũng tuyên bố “Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Trong số đó nổi lên là các tổ chức phản động lưu vong người Việt, một số nghị sỹ không thiện cảm với Việt Nam trong chính giới Mỹ và các nước phương Tây cũng như một số tổ chức quốc tế do các nước này thao túng, chi phối phục vụ cho mục đích, ý đồ chính trị của họ như tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW), tổ chức Ân xá quốc tế (AI) hay Phóng viên không biên giới (RSF)…Những luận điểm của họ chủ yếu xoay quanh các vấn đề như “Việt Nam bóp ngẹt tự do báo chí”, “Việt Nam đàn  áp các nhà bất đồng chính kiến, các tù nhân lương tâm”… Rõ ràng đây là những hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống Đảng, chống Nhà nước Việt Nam. Để làm rõ Việt Nam có vi phạm dân chủ, nhân quyền hay không cũng như sự thực ở các nước Mỹ, phương Tây có thật sự tôn trọng nhân quyền hay không thiết nghĩ cần xem xét mấy vấn đề sau:

- Thứ nhất, tôn trọng quyền con người và đảm bảo quyền con người được thực hiện đầy đủ luôn là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong các đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như được thể chế hóa trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam đó là Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Điều 6, 7, 8, 9, 10) và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi năm 2001). Hiến pháp Việt Nam năm 1992, văn kiện pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam, đã ghi nhận một cách trang trọng, rõ ràng và toàn diện các quyền con người (tại các điều 2 và 50) và nội dung các quyền này đã được thể hiện xuyên suốt trong các chương, mục của Hiến pháp, đặc biệt được nêu tập trung tại Chương 5 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (năm 2013), quyền con người cũng đặc biệt được nhấn mạnh và được quy định cụ thể (Điều 2 và Điều 15). Ngoài ra, các quyền cụ thể của con người còn được quy định rõ ràng tại Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” …

Các quyền tự do dân chủ, quyền con người quy định trong Hiến pháp đã không ngừng được cụ thể hóa trong các văn bản pháp quy của Việt Nam. Chỉ tính từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ban hành trên 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 bộ luật và luật, trên 120 pháp lệnh, gần 1000 văn bản của Chính phủ và trên 3000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành được thông qua và thực thi. Đặc biệt, Quốc hội đã thảo luận và thông qua nhiều đạo luật, pháp lệnh trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó có những đạo luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc hoàn thiện thể chế dân chủ, thực thi quyền con người như: Luật tổ chức Quốc hội; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ; Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Bộ Luật Dân sự; Bộ Luật tố tụng dân sự; Bộ Luật Hình sự; Bộ Luật Tố tụng Hình sự; Luật Báo chí; Luật Xuất bản; Luật khiếu nại, tố cáo của công dân; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Giáo dục; Luật Lao động, Luật tổ chức Công đoàn; Luật bình đẳng giới, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em... Như vậy xét dưới góc độ chính sách pháp luật thì nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân.

- Thứ hai, không chỉ quy định trong pháp luật mà quyền con người luôn được nhà nước Việt Nam đảm bảo trong thực tiễn. Điển hình như đối với quyền tự do báo chí, cho đến nay ở Việt Nam báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Hiện Việt Nam có 894 cơ quan báo chí với 759 báo in, 68 báo điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình và hệ thống báo chí trên mạng Internet. Việt Nam còn là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng, với hơn 20 triệu tín đồ tôn giáo, mọi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ, chức sắc diễn ra bình thường. Đội ngũ chức sắc, nhà tu hành không ngừng tăng. Nhà nước Việt Nam không ngừng tạo điều kiện để các tôn giáo ở Việt Nam mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế. Với những sự thật không thể “chối cãi” như vậy thì rõ ràng những luận điệu “Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền” chỉ là những đánh giá phiến diện, chủ quan và không xuất phát từ thực tiễn.

- Thứ ba, xét dưới gốc độ các quy định pháp luật quốc tế về quyền con người thì cũng thấy rõ không có chuyện Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, “đàn áp các tù nhân lương tâm, người bất đồng chính kiến”. Luật quốc tế về quyền con người được thể hiện trong hàng trăm văn kiện pháp lý quốc tế về vấn đề nhân quyền có hiệu lực toàn cầu hoặc khu vực, bao gồm: các công ước, nghị định thư; các tuyên ngôn, tuyên bố, khuyến nghị, hướng dẫn... Trong đó Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) là những văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng, đã thiết lập một hệ thống chuẩn mực pháp lý quốc tế cơ bản trên lĩnh vực quyền con người. Ngoài ra, Tuyên bố Têhêran (của Hội nghị nhân quyền thế giới năm 1968) và Tuyên bố Viên và chương trình hành động (của Hội nghị nhân quyền thế giới năm 1993) đã đưa ra nhiều quan điểm chung của cộng đồng thế giới về nhân quyền. Các công ước, tuyên ngôn, tuyên bố quốc tế nêu trên không chỉ là quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ, thúc đẩy các quyền và tự do căn bản của con người, mà nó còn phản ánh nhận thức chung của cộng đồng nhân loại về vấn đề nhân quyền.

Các văn bản trên đây quy định rất nhiều vấn đề trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân. Các quy định trong luật nhân quyền quốc tế không chỉ đề cập đến các quyền, mà còn đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng. Khoản 1, Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền quy định “Mỗi người đều có những nghĩa vụ với cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển một cách tự do và trọn vẹn.” Theo khoản 2 của điều này thì mỗi người, trong khi hưởng thụ các quyền và các tự do cá nhân phải chịu những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ. Trong lời nói đầu của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) đều ghi rõ “mỗi cá nhân, trong khi có nghĩa vụ đối với người khác và đối với cộng đồng của mình, thì phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền đã được thừa nhận trong Công ước này”

Như vậy có thể thấy cộng đồng quốc tế cũng nhấn mạnh rằng khi mỗi cá nhân thực hiện quyền của mình cần phải phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung của xã hội. Hành vi của những người như Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần không thể nói là thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách đơn thuần được mà đó chính là lợi dụng quyền này để tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định chính trị xã hội, trật tự công cộng. Những hành vi của họ đã trái với các tinh thần của cộng đồng quốc tế về quyền con người. Vì vậy không hề có chuyện Nhà nước Việt Nam “vi phạm nhân quyền”. Hoạt động của những người này là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại trật tự công cộng do đó việc họ phải chịu những hình phạt của pháp luật cũng là lẽ thường tình. Họ không phải là “tù nhân lương tâm, nhà bất đồng chính kiến” như các “mỹ từ” của Mỹ và phương Tây thường gọi mà họ chính là những người vi phạm pháp luật. Không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ bất kỳ nước nào khác trên thế giới kể cả Mỹ, Anh, Pháp khi có những cá nhân chống đối Nhà nước, gây mất trật tự xã hội thì họ cũng đều bị xử lý.

- Thứ tư, Mỹ là nước thường xuyên có những đánh giá thiếu khách quan, trung thực về tình hình nhân quyền tại Việt Nam nhưng ngay bản thân nước Mỹ cũng là nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Chúng ta còn nhớ sự kiện, bức màn bí mật của nhà tù Goan-ta-na-mô được hé lộ, đã tạo ra một sự phẫn nộ của hàng triệu người không chỉ ở nước Mỹ mà còn ở trên toàn thế giới. Nhà tù này được Chính phủ Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 2002, là nơi giam giữ, thẩm vấn những nghi can khủng bố nhằm vào nước Mỹ, họ bị giam giữ và tra tấn với những thủ đoạn dã man như thời Trung cổ. Có khoảng 100 tù nhân được chuyển tới Goan-ta-na-mô sau khi chịu những cuộc thẩm vấn với những đòn tra tấn “rùng rợn”, tàn bạo của những sĩ quan Mỹ đã bị mắc bệnh trầm cảm hoặc tâm thần. Rất nhiều tù nhân trong số này đã chống đối bằng cách nhịn đói hoặc cố gắng tự sát.

Trong cuộc chiến tranh Iraq, vào tháng 3/2003, lấy cớ tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, và giải phóng nhân dân Iraq khỏi chế độ độc tài, liên quân do Mỹ đứng đầu với khí thế áp đảo về lực lượng và vũ khí công nghệ cao đã tiến hành cuộc chiến lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein bất chấp nghị quyết của LHQ phủ quyết hành động này của Mỹ. Trong thời gian chiếm đóng, cuộc chiến của Mỹ đã làm hơn 100.000 dân thường Iraq chết, Mỹ không những không trấn áp được khủng bố mà Iraq còn trở thành một "địa bàn" cho khủng bố tung hoành. Sau này, không tìm thấy bằng chứng nào của sự tồn tại của vũ khí hủy diệt, chính phủ Mỹ đã buộc phải công khai thừa nhận nguồn tin Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt, nguyên nhân trực tiếp mà Mỹ nêu ra để tiến hành chiến tranh xâm lược Irad là không chính xác. Chỉ vì một nguồn tin chưa chính xác (tất nhiên trong đó có ý đồ chính trị của người Mỹ) mà Mỹ đã bất chấp luật pháp quốc tế, phát động một cuộc chiến tranh can thiệp vào một quốc gia độc lập, có chủ quyền và gây nên biết bao đau thương, tang tóc cho người dân Iraq. Phải chăng đó là những giá trị nhân quyền mà người Mỹ vẫn thường tự hào?

Tóm lại, những luận điệu “Việt Nam vi phạm nhân quyền” thực ra chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện, sai sự thật của những tổ chức, cá nhân không có thiện chí, thậm chí là thù địch với Nhà nước Việt Nam. Và suy cho cùng đây cũng chỉ là những hành động lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” chống phá Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật, Việt Nam vẫn là một đất nước dân chủ và với những nỗ lực của Đảng, Nhà nước cũng toàn thể nhân dân, Việt Nam vẫn đang có những bước tiến mạnh mẽ trên con đường xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

 
Read more…

Nguyễn Văn Hải đã nhận được bao nhiêu giải thưởng quốc tế?

tháng 11 29, 2013 |

                  image                                           


                                                                             Lê Quang


Mới đây, Nguyễn Văn Hải, vẫn được biết đến với tên Điếu cày, được tổ chức Ủy ban bảo vệ ký giả trao giải thưởng “tự do báo chí quốc tế năm 2013”. Đây là một trong những giải thưởng quốc tế nằm trong bộ sưu tập đồ sộ các giải thưởng quốc tế của Nguyễn Văn Hải mà ít người Việt Nam có được. Trong đó bao gồm: “Giải thưởng” của Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam năm 2008; “Giải thưởng” danh dự Hellman/Hammett của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights năm 2009; “Giải thưởng Tự do Báo chí quốc tế 2013” của Ủy ban Bảo vệ Ký giả và  “Giải thưởng One Humanity” của Văn bút Canada (PEN Canada) năm 2013. Với số lượng “giải thưởng quốc tế” được nhận vô tiền khoáng hậu như vậy, Hải đã đút túi khoảng 30.000 USD.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Hải lại được “vinh danh” nhiều như thế. Câu trả lời xác đáng nhất đó là do “thành tích” chống Nhà nước Việt Nam của Hải. Nguyễn Văn Hải sinh năm 1952, ngụ TP HCM, còn gọi là Hoàng Hải, Hải “Điếu Cày”. Năm 2007, Lê Xuân Lập kết nối với Nguyễn Văn Hải và một số người khác thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do (CLBNBTD) do Lập làm chủ nhiệm. Trong đó, Nguyễn Văn Hải và 2 đối tượng khác được giao nhiệm vụ thiết kế blog CLBNBTD.Tuy nhiên, sau một thời gian câu lạc bộ và blog đi vào hoạt động, giữa Hải và Lập xảy ra mâu thuẫn trong việc điều hành và quản lý blog nên cuối năm 2007 Nguyễn Văn Hải đã tự động thay đổi mật khẩu blog để nắm giữ quyền quản lý điều hành và loại Lập ra khỏi ban điều hành. Trong khoảng thời gian này Hải nhanh chóng tập hợp thêm lực lượng để phát triển thành viên nhằm đẩy mạnh hoạt động của blog CLBNBTD. Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, có 421 bài đăng trên blog của CLBNBTD, trong đó có 94 bài do thành viên CLBNBTD viết và 327 bài lấy lại từ các blog, trang web của các tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó, Nguyễn Văn Hải là đối tượng cầm đầu CLBNBTD, chịu trách nhiệm về những bài viết được đăng tải trên blog CLBNBTD. Trước những chứng cứ rõ ràng trên ngày 20/4/2008 Nguyễn Văn Hải bị bắt vì tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 28/12, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên bị cáo Nguyễn Văn Hải y án sơ thẩm chịu án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương về tội danh “tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Thật không đơn giản gì mà nhận được giải thưởng của những tổ chức quốc tế này. Phải là người có số, có má với “thành tích” chống Nhà nước điên cuồng mới được vinh danh. Và với thành tích bất hảo của mình, số lượng giải thưởng của Hải đã vượt hơn hẳn giải thưởng mà Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân… đã được nhận. Cũng dễ nhận thấy rằng, chiêu trò trao “giải thưởng” để vinh danh của một số tổ chức quốc tế nêu trên không ngoài mục đích gì khác là hỗ trợ, cổ vũ về vật chất và tinh thần cho một số công dân Việt Nam để kích động hoạt động chống Nhà nước.
Read more…

Hoạt động tuyên truyền xuyên tạc chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Trung Quốc

tháng 11 27, 2013 |

12


Việt Dũng

Để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông, bên cạnh những hoạt động xâm lấn trên thực tế như chiếm giữ trái phép Hoàng Sa và một phần Trường Sa, bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam thì Trung Quốc còn đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc trong thời gian qua đuợc thể hiện trên một số khía cạnh cụ thể sau:

- Về nội dung tuyên truyền: Trung Quốc tập trung tuyên truyền về cơ sở lịch sử của mình trên Biển Đông, giải thích cho sự ra đời của “đường lưỡi bò”. Theo đó, Trung Quốc cho rằng việc Trung Quốc có diện tích trên Biển Đông như bản đồ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra là hợp lý bởi căn cứ vào luật pháp quốc tế mà cụ thể là Công ước về Luật Biển 1982 điều đó là phù hợp. Quan điểm mà Trung Quốc đưa ra đây là vùng biển thuộc vùng nước lịch sử và khi công bố bản đồ “đường lưỡi bò” thì các quốc gia khác không lên tiếng phản đối. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành tuyên truyền về cơ sở pháp lý tại Biển Đông với việc cho ban hành và áp dụng hàng loạt các văn bản pháp lý như: “Quy hoạch chức năng biển toàn quốc bao gồm vùng chức năng biển” tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc còn công khai tuyên truyền về chủ trương, chính sách trên Biển Đông thể hiện lập trường, quan điểm trong giải quyết tranh chấp tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bên cạnh những quan điểm về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình trên nguyên tắc bình đẳng thì Trung Quốc còn tuyên truyền tư tưởng “nước lớn”, “bành trướng” như  “giải quyết tranh chấp với các nước xung quanh, Trung Quốc phải dám đánh thì mới có thể hòa”. Hay trong thời gian gần đây báo mạng Trung Quốc liên tục xuất hiện các tin đồn “dạy cho Việt Nam một bài học”. Để hợp pháp hóa hoạt động chiếm đóng và hiện diện của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tuyên truyền cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế về các hoạt động như: tổ chức tuyên truyền về hoạt động du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, tuyên truyền về cuộc đua thuyền buồm… Các hoạt động này được tuyên truyền công khai, rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc.

- Về hình thức tuyên truyền: Trung Quốc sử dụng các hình thức tuyên truyền rất đa dạng, phong phú như: thông qua báo chí, xuất bản các loại sách báo, tác phẩm nghệ thuật, khoa học và các phương tiện truyền thông phổ biến khác.

Trung Quốc đã cho lập ra một văn phòng đại diện của Đài Tiếng nói Vịnh Bắc Bộ (Reibuday Radio – BDR) ở Quảng Tây (cạnh Móng Cái – Quảng Ninh) để phục vụ cho công tác tuyên truyền. Khu vực hướng tới là Đông Nam Á với năm thứ tiếng khác nhau như: tiếng Việt, tiếng Anh, Quan Thoại, Thái, Quảng Đông… Nội dung chủ yếu xuyên tạc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và tuyên truyền về chính sách của Trung Quốc.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã sử dụng báo chí như một công cụ tuyên truyền đắc lực phục vụ chính sách của Nhà nước Trung Quốc về Biển Đông. Các báo chí Nhà nước Trung Quốc như: Thời báo Hoàn Cầu, Tạp chí tri thức thế giới Trung cộng, Nhân dân Nhật báo đều đồng loạt đưa ra các tin bài khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông với những cơ sở lịch sử và cơ sở pháp lý được “nhào nặn” từ các chuyên gia người Trung Quốc để biện minh cho “đường lưỡi bò” phi lý. Hơn nữa, các báo chí trong nước của Trung Quốc tập trung đưa tin về các hoạt động xây dựng lực lượng hải quân, xây dựng các cơ sở vật chất của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tuyên truyền về chiến lược phát triển Biển Đông trong các ngành, lĩnh vực cụ thể như: Chiến lược phát triển kinh tế biển, Chiến lược phát triển nghề cá ở Tây Sa… nhằm phô trương sức mạnh, tiềm lực và khả năng kiểm soát Biển Đông. Cùng với đó trong các bài viết, báo chí Trung Quốc luôn đưa ra những thông tin về các hoạt động được cho là “khiêu khích” của nước ngoài đối với Biển Đông như cho tàu cá của ngư dân “xâm nhập” đánh bắt cá “trái phép” trong vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc. Liên tiếp trong thời gian gần đây, báo chí Trung Quốc đều đưa ra các tin bài xuyên tạc sự thật như tháng 11/2011 tạp chí Tri thức thế giới Trung cộng đăng bài vu cáo “Việt Nam là nước hung hăng nhất trong cuộc chiến tranh giành Nam Hải”. Ngoài ra, tạp chí này còn cho đăng bài “Nam Hải: Điểm gây ra áp lực khi Trung Quốc trỗi dậy”, tiếp tục công kích Việt Nam gọi “Việt Nam là kẻ hai mặt”, nước “nổ phát súng đầu tiên” trong vấn đề Biển Đông [9]. Thời báo Hoàn Cầu trong các ngày 22, 23 và 28 tháng 3 năm 2012 đã dẫn lời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc họp trong ngày 22 tháng 3 cho rằng “Ngư dân Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa)”.

Bên cạnh sử dụng báo in thì Trung Quốc còn đẩy mạnh sử dụng các loại báo mạng để tuyên truyền tới đông đảo các đối tượng là tri thức, giới trẻ, học sinh, sinh viên với nội dung, liều lượng khác nhau tùy thuộc vào diễn biến tình hình tranh chấp, nhưng nhìn chung đều có quan điểm xuyên tạc tình hình thực tế và tuyên truyền cho chính sách “đường lưỡi bò” của mình, vu cáo các nước khác vi phạm chủ quyền “không thể tranh cãi” tại các khu vực biển Trung Quốc chiếm đóng. Cụ thể: trang mạng China.com ngày 27/3/1012 đã đăng loạt bài “Tranh chấp Nam Hải: Việt Nam tự biên tự diễn nhằm mục đích gì?” hay “giải quyết vấn đề Nam Hải phải có uy lực tuyệt đối manh động sẽ thất bại”. Theo đó, thể hiện quan điểm Trung Quốc là nước đầu tiên chiếm hữu và khai thác tài nguyên Biển Đông, Trung Quốc có đầy đủ các cơ sở đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, song các nước khác vì lợi ích dân tộc đã đòi hỏi chủ quyền, không ngừng khiêu khích Trung Quốc. Từ đó, nhấn mạnh quan điểm là phải “có hành động thực tế” để ngăn chặn Việt Nam và các nước xâm chiếm chủ quyền Trung Quốc: “không nên suốt ngày chỉ nói những lời chỉ đủ để gãi ngứa, phải đánh cho kẻ thù một trận đòn đau để họ phải nhớ suốt đời”. Những lời lẽ này đã kích động mạnh mẽ đến tâm lý dân tộc cực đoan trong nhân dân làm cho nhân dân Trung Quốc bị ngộ nhận và hiểu sai về tình hình thực tiễn. Ngoài ra, trang mạng của báo Thời báo Hoàn Cầu 6/12/2012 đã cho đăng bài dưới hình thức mục điều tra ý kiến bạn đọc về các nước láng giềng, bằng cách đánh dấu vào câu hỏi gợi ý cho sẵn trong đó đối với Việt Nam, có nhiều câu hỏi như: “vong ơn bội nghĩa”, “xâm chiếm Biển Đông”, “nham hiểm”, “hiếu chiến” hoặc “bài Hoa”, gây dư luận xấu về hình ảnh của Việt Nam trong cộng đồng người Hoa.

Không chỉ ở sách báo mang tính chính luận Nhà nước Trung Quốc còn sử dụng báo chí tư nhân để tiến hành tuyên truyền về tình hình Biển Đông cho đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước. Trung Quốc cho phép báo chí tư nhân đưa tin bài để tạo tính khách quan trong đánh giá tình hình, gây ra dư luận trái chiều theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Thực chất các báo chí tư nhân này đều nằm dưới sự kiểm soát, kiểm duyệt của Trung Quốc nên thông tin đưa ra mang tính chủ quan, bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc sử dụng tổng hợp các hình thức tuyên truyền khác như cho xuất bản các sách, các truyện, tập tô màu cho thiếu nhi trong đó có in hình “đường lưỡi bò” ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Với hình thức này Trung Quốc đã gián tiếp tác động tới tư tưởng của thanh thiếu nhi về chủ quyền biên giới lãnh thổ trên biển của mình. Thời gian qua, Trung Quốc đã sử dụng thủ đoạn in hình “đường lưỡi bò” phi pháp ngay trên hộ chiếu của công dân khi xuất cảnh ra nước ngoài làm việc, học tập. Hình ảnh đường lưỡi bò được in chìm dưới thông tin người sử dụng hộ chiếu, mục đích không chỉ tuyên truyền cho nhân dân khẳng định chủ quyền phi pháp trên Biển Đông mà thông qua việc xuất cảnh, nhập cảnh thì nước tiếp nhận đã gián tiếp thừa nhận tính hợp pháp của “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho lưu hành rộng rãi game online “hành động liên hợp Nam Hải” trong đó có chứa đựng những thông tin, hình ảnh kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người chơi có thể quyên góp tiền ủng hộ cho quân đội đồn trú trái phép ở Trường Sa bằng số giờ chơi của mình. Trung Quốc còn chèn bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp trên các tạp chí khoa học quốc tế, khi các học giả Trung Quốc hoàn thiện các công trình khoa học gửi ra bên ngoài cho đăng trên các tạp chí nổi tiếng như: Nature, Science. Các hoạt động này đã bị vạch trần và bị dư luận quốc tế lên tiếng phản đối mạnh mẽ, các tạp chí trên đã cho đăng các bài viết để bày tỏ thái độ không chấp nhận “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc trong các ấn phẩm khoa học. Tạp chí Nature đã lên án hành động lấn chiếm và phản khoa học của các học giả Trung Quốc về vấn đề trên và tuyên bố “sẽ không có chỗ cho đường lưỡi bò” trên tạp chí này. Tạp chí Science cũng lên tiếng phản đối tính phi pháp của đường lưỡi bò này. Đây là cơ sở cho các tạp chí khác không đăng các bài nghiên cứu có in hình “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Bởi vì một tạp chí nghiên cứu nghiêm túc sẽ không bao giờ bị lợi dụng vì mục đích chính trị.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, triển lãm ảnh, sách có nội dung liên quan đến Biển Đông và xu hướng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông nhằm tạo không khí tranh luận trong nước theo hướng bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc; tạo sự đồng tình ủng hộ trong các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động tuyên truyền này của Trung Quốc đều bị vạch trần và bị phản đối quyết liệt không chỉ có các quốc gia có cùng tranh chấp mà ngay các nước không có liên quan cũng phản đối mạnh mẽ.

Trung Quốc còn sử dụng các cơ quan thông tin đối ngoại để tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền phi pháp của mình tại Biển Đông cũng như thể hiện quan điểm, chính sách nhất quán trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đối với công luận quốc tế nói chung và các tầng lớp nhân dân tại các nước có tranh chấp. Thông qua Bộ Ngoại giao để đưa ra các bình luận lên tiếng bảo vệ hay biện minh cho các hoạt động manh động của Trung Quốc trên Biển Đông hoặc lên tiếng phản đối hoạt động của các quốc gia đang thực hiện quyền chủ quyền của mình trong khu vực biển mà quốc gia đó kiểm soát, quản lý.

- Đối tượng tuyên truyền: Trung Quốc tiến hành các hoạt động tuyên truyền trước hết hướng đến là các công dân trong nước như: trí thức, học sinh, sinh viên, công nhân viên chức nhà nước… Với việc sử dụng các tầng lớp tri thức, các chuyên gia cho ra các tác phẩm khoa học, bình luận nhạy cảm đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của thanh niên, sinh viên, kích động tâm lý bài ngoại, dân tộc chủ nghĩa trong các phần tử quá khích, gây nên làn sóng ủng hộ chính quyền trong giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác.

Ngoài ra, các cơ quan thông tin đối ngoại, truyền thông của Trung Quốc còn hướng công tác tuyên truyền đến cộng đồng, người Hoa kiều ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế nói chung. Bằng việc cho phát các chương trình truyền hình, phát thanh với nhiều thứ tiếng khác nhau, Trung Quốc chú trọng định hướng dư luận xung quanh các hoạt động của mình tại khu vực tranh chấp; tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo Hoa kiều, thông qua Hoa kiều để tuyên truyền tới đông đảo cộng đồng nơi đông dân Hoa kiều sinh sống. Ngoài ra, thông qua con đường ngoại giao, Trung Quốc tích cực mở rộng công tác thông tin tuyên truyền tới nhiều đối tượng là công dân của các nước trên thế giới, các thông tin được đưa ra đều bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến cho cộng đồng quốc tế có cách nhìn nhận và đánh giá tình hình thực tiễn ở Biển Đông bị sai lệch có lợi cho Trung Quốc.

 
Read more…

Những vi phạm nhân quyền của Mỹ

tháng 11 27, 2013 |

11


Cumoi@


Là người Việt Nam, chúng ta không thể quên đi những trận mưa bom hủy diệt trên khắp đất nước, những vụ giết người hàng loạt, những thủ đoạn tra tấn tàn bạo đối với quân và dân ta khi binh lính Mỹ xâm lược Việt Nam. Khi xem lại những hình ảnh tù binh Iraq ngược đãi, tôi vô cùng phẫn nộ và xót thương cho người dân Iraq. Tôi tin chắc rằng còn có những điều tồi tệ hơn nữa chưa được công bố và có thể sẽ không bao giờ được biết tới. Tôi không thể hiểu được vì sao lính Mỹ những người được cho là đến từ nước văn minh, phát triển nhất thế giới mà có thể đối xử với những con người như thế. Trong khi giới lãnh đạo Mỹ luôn tỏ ra quan tâm đến nhân quyền, đấu tranh cho nhân quyền, tự cho mình cái quyền trừng trị những hành động vi phạm nhân quyền trên thế giới thì chính họ và những binh lính lại là những người vi phạm một cách nghiêm trọng ngay cả trên đất nước họ.

Trước tiên, chúng ta cũng nhìn lại vấn đề nhân quyền trong lịch sử nước Mỹ. Chế độ nô lệ được chấp nhận ở các bang miền Nam suốt 75 năm đầu tiên của chế độ Cộng hòa Mỹ. Tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công cộng và định kiến xã hội. Cần phải nói đến việc người Mỹ bản xứ (người da đỏ) đã phải bị di chuyển tới các vùng đất khô cằn, tình trạng phân biệt giới tính cũng là một vấn đề nhức nhối, đến tận 1875 phụ nữ mới được pháp luật ( đạo luật Minor v Happersett, 88 U.S 165) thừa nhận họ là những con người. Mãi đến nửa đầu thế kỷ XX, phụ nữ mới có quyền bầu cử. được tham gia bồi thẩm đoàn, có quyền sỏ hữu tài sản trong vai trò của một người vợ. Vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX, trong cùng một công việc thì phụ nữ được trả lương thấp hơn. Điều này đã dẫn đến việc thông qua “ đạo luật trả lương công bằng năm 1963” tại thời điểm đó, phụ nữ chỉ nhận được 58 cent so với 1 dollar của một người đàn ông.

Ngày nay, ở Mỹ tình trạng chế độ nô lệ, tình trạng phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính đã được giảm đi, nhưng một loạt vi phạm nhân quền khác đang diễn ra hàng ngày tại nước Mỹ như: theo dõi công dân, tội phạm và bạo lực tràn lan, lạm dụng quyền lực của các cảnh sát ( đặc biệt là trong các nhà tù). Nghèo đói dẫn đến số vụ tử tự tăng cao, quyền của công dân Mỹ không được đảm bảo ( đặc biệt là người nghèo và người da đen) phụ nữ và trẻ em là nạn nhân thường xuyên của tình trạng bạo lực, chà đạp lên nhân quyền của các nước khác.

Một trong những vấn đề nhức nhối khác là vấn đề tù nhân Afghanistan, quân đội mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người ở đất nước này, là nguyên nhân gây ra cái chết và những thương tích trong thường dân. Những tù nhân được trả tự do cho biết họ đã bị đánh đạp nhiều lần và thương tích đầy người, dội nước lạnh và quỳ xuống trong những tư thế đau đớn trong một thời gian dài. Tại trại giam vịnh Guantanamo, tù nhân bị đánh đạp, bị tra tấn ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi lạnh giá hoặc xua chó dữ hăm dọa, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ ở đây suốt 4 năm, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 mà không hề bị đưa ra xét xử. Tại nhà tù Abu Ghraib, các tù nhân Iraq đã bị nhục hình  bằng cách bị phô ra những bộ phận kín đáo trước những máy quay, hay phải đập đầu vào tường; xác chết các tù nhân trần truồng trong tư thế nhục hình bị tra tấn dã man. Hàng loạt những bức ảnh và những đoạn băng ghi hình cảnh binh lính Mỹ tra tấn, ngược đãi tù nhân trong thời gian qua đã được đăng tải trên các trang mạng.

Trước những vụ việc ngày càng trắng trợn, những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi chúng ta không nên nhầm lẫn về một đất nước Mỹ có cái nhân quyền toàn diện được mà đang còn những vết nứt khó có thể hàn gắn lại được.
Read more…

HÃY ĐẾN VỚI VIỆT NAM TÔI

tháng 11 27, 2013 |

13 


      Vin-Pơn

“Việt Nam” – hai tiếng thân quen gắn với tôi từ khi vừa lọt lòng mẹ, sống với sự giản dị của đồng quê, sống với những tiếng xào xạc của khóm tre làng, sống trong tình thương yêu, đùm bọc của đấng sinh thành, của làng xóm, của bè bạn. Và cứ thế, tôi lớn dần và tình yêu Việt Nam cũng theo đó lớn dần trong tôi.

Việt Nam của tôi là nơi sản sinh ra những con người thân thiện, nồng hậu và ấm áp tình thương. Tuy chỉ là một dải đất nhỏ hình chữ S nhưng ở đó cái ấn tượng nhất với tôi vẫn là con người Việt Nam. Đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau là một truyền thống của người Việt. Người Việt từ xưa có câu: Lá lành đùm lá rách; môi hở răng lạnh…đó là truyền thống quý báu của người Việt chúng tôi. Hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất dũng cảm đứng lên chống bao nhiêu cuộc xâm lược từ nghìn năm lịch sử. Hình ảnh người nông dân dầm mưa giãi nắng “một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi” thực sự khắc sâu vào trái tim tôi một cách tự nhiên, sâu sắc và không hề phai mờ.

Việt Nam của tôi là cái nôi của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc. Từ những khu phố cổ từ những năm thế kỷ IXX vẫn còn giữ nét hoang sơ, yên bình mà không kém phần đặc sắc đến những nền văn hóa mang đậm đà bản sắc của người dân tộc thiểu số như cồng chiêng Tây Nguyên hay sự đặc trưng của ẩm thực dân tộc… Người Việt hiện nay là một sự giao thoa hài hòa giữa văn hóa truyền thống và tiếp thu nần văn hóa tiên tiến của nhân loại. Tất cả đã tạo nên một Việt Nam kỳ diệu.

Tuy chỉ vẻn vẹn một dải chữ S và biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng Việt Nam sở hữu một phong cảnh thiên nhiên trù phú, mang tầm thế giới. Đầu tiên phải nhắc tới những danh lam thắng cảnh như Vịnh Hạ Long – một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới, Động Phong Nha – Kẻ Bàng, Thác Bản Dốc, những khu sinh thái như rừng Cúc Phương… cùng hàng trăm các bãi tắm lớn nhỏ trải dài 3260Km đường biển. Đó thực sự là một món quà vô giá mà tạo hóa đã dành cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến một quốc gia có tình hình an ninh ổn định vào bậc nhất thế giới. Việt Nam là nơi mà một nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Australia John Howard có thể dạo hai vòng Hồ Gươm vào mỗi buổi sáng sớm khi tham dự Hội nghị cấp cao APEC. Việt Nam có một chế độ chính trị ổn định, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã anh dũng kiên cường đập tan ách thống trị, đô hộ của Pháp, Mĩ. Đảng cùng nhân dân thực hiện cuộc cách mạng, phát triển nền kinh tế từ một nước nghèo nàn, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh thì giờ đây cũng có thứ bậc trên thế giới về một số lĩnh vực…

Tất cả những điều ấy đã tạo trong tôi những tình cảm thiêng liêng về Tổ quốc, càng ý thức trong tôi phải giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống đó. Và hẳn với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới tôi cũng có thể nói rằng: tôi tự hào khi may mắn được là người Việt Nam.

 
Read more…

Những vi phạm nhân quyền của nước Mỹ

tháng 11 25, 2013 |

2


Thanh Huyền

Tôi thực sự thắc mắc là tại sao nước Mỹ lại có thể tự cho mình cái quyền được ban hành đạo luật với các nước khác, họ làm sao có cái quyền kia được chứ? Phải chăng họ cho rằng họ là một cường quốc hàng đầu thế giới nên họ có cái quyền trời cho như vậy. Quả thực tôi cho rằng đó là sự phi lý hết sức, không thể chấp nhận được, họ hoàn toàn hiểu được rằng mỗi một quốc gia đều có chủ quyền riêng biệt bất khả xâm phạm, nhưng cần nhìn nhận rằng trong chính nội bộ của nước Mỹ vẫn đang tồn tại tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bị thế giới lên án mạnh mẽ.

Ai đã một lần lướt qua những thông tin về tình hình nước Mỹ đều thấy rằng trong cái xã hội đó vẫn còn đầy rẫy những vi phạm nhân quyền con người như vấn đề phân biệt chủng tộc, nghèo đói, bạo lực tràn lan, ấy vậy mà ngay cả chính quyền của công dân nước họ không đảm bảo được văn hóa, cuộc sống cho công dân của mình, vẫn còn đó nạn bạo lực mà phụ nữ, trẻ em là nạn nhân phải gánh chịu, tội phạm hình sự diễn ra ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Theo Bộ Tư pháp Mỹ thì mỗi ngày trên toàn nước Mỹ có khoảng 60 nghìn người Mỹ bị giết hại, khoảng 600 nghìn người bị tàn phế, thương tích nặng nề do bạo lực, quyền sống của con người không được đảm bảo thì không thể có được các quyền khác tốt được.

Tiếp theo đó là tình trạng phân biệt chủng tộc sâu sắc, nạn phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công nghiệp, các khu cộng cộng... tình trạng nghèo đói hoành hành ngay ở tại quốc gia có nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ là nước có tỷ lệ người nghèo cao so với thế giới. Theo báo cáo của cục thống kê dân số Mỹ thì có đến 46,2 triệu người dân Mỹ đang sống dưới mức nghèo đói, chiếm 15,7% dân số Mỹ, hơn 1/5 người Mỹ dưới 18 tuổi sống trong cảnh nghèo đói, tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao. Bên cạnh đó, các quyền khác như quyền dân sự, chính trị, các quyền văn hóa không được quan tâm tích cực từ phía chính quyền sở tại. Mỹ còn cho các công ty viễn thông, các cơ quan đặc biệt của mình tiến hành nghe lén điện thoại, giám sát theo dõi các công dân của mình với lý do để đảm bảo an ninh quốc gia, nhưng rõ ràng đó là hành vi vi phạm nhân quyền một cách sâu sắc, đã được ngụy biện bằng các lý do chính đáng của nhà cầm quyền. không chỉ có vậy, các phạm nhân mà Mỹ cho là có nguy cơ đe dọa tới an ninh quốc gia, bị quy chụp cho cái mác là khủng bố thì bị giam giữ một cách trái pháp luật, ngoài ra còn bị tra tấn một cách dã man để có thể moi các thông tin có liên quan đến khủng bố, việc Mỹ tiến hành tiêu diệt trùm khủng bố o.Binladen mà không thông qua các cơ quan chức năng của Pakixtan là điều đã vi phạm chủ quyền, nhân quyền của quốc gia trên.

Trong tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ có một số ý kiến liên quan tới nhân quyền đó là: “sự thật hiển nhiên mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa ban cho họ có những quyền không ai có thể xâm phạm được trong đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...”. tuy nhiên hiện tại với những gì mà ta đang được chứng kiến thì những khẩu hiệu của nước Mỹ đang có những sự đối lập nhau, hay bị xa rời mục tiêu ngay từ khi được đề ra.

Mặc dù còn có những vi phạm mang tính công khai như thế không chỉ đối với công dân trong nước Mỹ mà còn đối với các công dân của các nước khác, thế mà mỗi năm cứ theo định kỳ Mỹ lại tự cho mình cái quyền đưa ra các danh sách nước vi phạm nhân quyền trên thế giới, Mỹ tự coi mình là cái khuôn mẫu điển hình để các nước phải noi theo, áp đặt cái nền văn hóa, dân chủ kiểu Mỹ đối với các nước không có cùng mục tiêu như Mỹ. Do đó,hầu hết các nước bị Mỹ xếp đặt vào vị trí của danh sách này chủ yếu là các nước có thái độ chống đối lại tư tưởng dân chủ kiểu Mỹ, không muốn bị Mỹ áp đặt.
Read more…

MỘT VÀI DỰ BÁO VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

tháng 11 25, 2013 |

5


Cumoi@

Thực tế thời gian qua cho thấy, Trung Quốc đã và đang tiến hành hàng loạt các hoạt động phi pháp trên Biển Đông. Vì vậy, để cụ thể hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông, trong thời gian tới không có lý gì mà Trung Quốc chịu “ngồi yên”, trái lại họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam với kế sách “lấn dần từng bước”, “biến không thành có”. Điều đó khiến cho tình hình tranh chấp Biển Đông sẽ còn diễn biến phức tạp hơn.

Trong quá trình giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông thời gian qua, Trung Quốc không chỉ khẳng định “chủ quyền” của mình bằng các tuyên bố mà họ còn tích cực tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển, đảo của các bên có liên quan, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, phía Trung Quốc còn thể hiện chủ trương “nói một đằng làm một nẻo” khi liên tục có những hành động gây hấn đi trái lại với những phát ngôn về việc muốn giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình. Theo đó, có thể nhận định trong thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam theo một số hướng sau:

Một là, Trung Quốc sẽ tăng cường các lực lượng chấp pháp (như: tàu hải giám, ngư chính…) để tiến hành các hoạt động trên Biển Đông, như: trấn áp, xua đuổi hoặc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam; tổ chức bảo vệ hoạt động đánh bắt cá trái phép của ngư dân Trung Quốc… Việc tăng cường lực lượng sẽ được Trung Quốc tiến hành trên cả hai mặt là số lượng và chất lượng. Để đảm bảo cho nhiệm vụ “tuần tra bảo vệ ngư dân”, Trung Quốc sẽ tăng số lượng nhân viên trên các tàu chấp pháp, đưa vào sử dụng nhiều loại tàu mới với trang bị hiện đại, có vũ trang, ban hành các quy định mới phục vụ cho hoạt động của các lực lượng trên… Đồng thời với đó, các hoạt động khai thác hải sản, thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa… của Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục diễn ra thường xuyên hơn, thậm chí có thể gia tăng. Với hướng này, Trung Quốc muốn củng cố “chủ quyền” trên quần đảo Hoàng Sa và một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như đẩy mạnh hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Hai là, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động tập trận trên Biển Đông với quy mô ngày càng lớn hơn nhằm phô trương sức mạnh quân sự cũng như gửi thông điệp để cảnh báo các quốc gia khác trong vấn đề tranh chấp và mở đường cho chủ trương “chiếm lĩnh thực chất” khi có cơ hội. Đi liền với đó, Trung Quốc sẽ chú trọng tăng cường trang bị hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân với việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng nhiều loại vũ khí mới, nâng cao chất lượng binh lực… nhằm tạo áp lực hậu thuẫn cho đấu tranh ngoại giao. Theo hướng này, Trung Quốc sẽ gia tăng đe dọa sử dụng vũ lực đối với các bên có liên quan trong tranh chấp, chủ yếu là nhằm vào Việt Nam.

Hai xu hướng trên đây là tương đối hiện thực. Nếu xảy ra nó sẽ khiến cho tình hình tranh chấp Biển Đông ngày càng thêm căng thẳng, phức tạp. Ngoài ra, sự hiện diện ngày càng đậm nét của Mỹ cũng như những phản ứng từ dư luận quốc tế cũng sẽ tác động mạnh mẽ tới vấn đề tranh chấp trong thời gian tới. Những yếu tố trên sẽ đưa tình hình tranh chấp Biển Đông tới các khả năng khác nhau, trong đó không loại trừ một số khả năng tiêu cực ảnh hưởng bất lợi tới nước ta. Cùng với những diễn biến mới của tình hình tranh chấp Biển Đông sẽ là “cơ sở thực tế” để Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Trung Quốc sẽ lợi dụng tối đa, thậm chí “bám víu” vào những hoạt động đã tiến hành để làm “đòn bẩy” nhằm lăng xê cho “cái gọi là” “chủ quyền” của mình. Đặc biệt, nếu tình hình tranh chấp diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho Việt Nam, phía Trung Quốc sẽ càng “được đà” hơn trên mặt trận ngoại giao, họ sẽ có cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền “đánh lừa dư luận”, hạ thấp Việt Nam, cho rằng chúng ta không đủ cơ sở để khẳng định và bảo vệ chủ quyền. Vì vậy, chúng ta cần phải có những “bước đi” đúng đắn trong quá trình giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, kiên quyết phản đối và sẵn sàng đáp trả đối với những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, không để tình hình tranh chấp diễn biến theo chiều hướng bất lợi, đe dọa tới lợi ích quốc gia dân tộc.

 

 
Read more…

MỘT CON NGƯỜI KIỆT XUẤT CỦA DÂN TỘC

tháng 11 25, 2013 |

3


Vin-pơn

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam và lịch sử phát triển của nhân loại ở thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kiệt xuất. Địa vị có một không hai của Hồ Chí Minh trong lịch sử đã được xác lập, củng cố nhờ vai trò và công lao to lớn mà Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam và thế giới. Với những đóng góp và công lao to lớn của Người như vậy, đã được rất nhiều sách báo, phong phú về thể loại, với những lời lẽ tốt đẹp nhất, cao quý nhất không thể kể hết để ca ngợi Hồ chủ tịch

Hồ Chí Minh là người gắn liền các sự kiện trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam và của các biến cố chính trị - xã hội trên thế giới mà Người sống. Người đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, quan trọng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại. Hồ Chí Minh được mọi người dân Việt Nam yêu nước, mọi thế hệ tôn vinh và coi Người là lãnh tụ anh minh. Hình ảnh Hồ Chí Minh hòa với hình ảnh của đất nước Việt Nam. Thong bản báo cáo “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”, tại hội thảo quốc tế “Hồ Chí Minh – Việt Nam và hòa bình thế giới” tổ chức tại Calcutta (Ấn Độ), diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 1 năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh – vị anh hùng của nhân dân Việt Nam, người bạn chung thủy của các dân tộc và nhân dân tiến bộ trên thế giới, là một nhà tư tưởng, một nhà hiền triết – hành động luôn đi đôi với thực tiễn”. Throng “Điếu văn vĩnh biệt Người”, Cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã khái quát lại câu hết sức xúc động mà đầy tự hào: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Và “Hồ chủ tịch là vị lãnh tụ của Đảng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế cộng sản chân chính. Hồ chủ tịch là kết tinh những tinh hoa của nhân dân ta suốt 4000 năm lịch sử”.

Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc, người đồng chí của Bác, một trong những vị lãnh tụ xuất sắc của Đảng và nhân dân ta viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. Nối tiếp những lời đánh giá về Hồ Chí Minh, trong “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tư do, vì Chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới”, nhà xuất bản Sự thật Hà Nội năm 1975 đã có những đoạn đánh giá về Hồ Chí Minh như sau: “Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do, với lý tưởng xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa, giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế cộng sản chân chính. Hồ chủ tịch là kết tinh những giá trị tinh thần của nhân dân ta suốt 4000 năm lịch sử. Ở Người, tinh hoa của dân tộc được kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới. Cuộc đời của Hồ chủ tịch trong như ánh sáng. Đó là tấm gương tuyệt đối về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị”.

Người là hiện thân của lịch sử, trong suốt gần nửa thế kỷ nhân dân Việt Nam cầm vũ khí đứng lên kháng chiến trường kì gian khổ, nhiều mất mát hi sinh đã đi đến thắng lợi hoàn toàn đã phản ánh đầy đủ tinh thần, tư tưởng thời đại Hồ Chí Minh, linh hồn và trí tuệ của Người. Người là hiện thân của cả dân tộc.

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”


Ngày nay, mọi người chúng ta vẫn đang cố gắng thực hiện ước mơ của Bác xây dựng một xã hội ấm no, công bằng, văn minh, tiến bộ. Sức mạnh trong nhân cách, đạo đức vẫn đủ sức lan tỏa đến tất cả mọi người. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là việc làm cần thiết và bổ ích. Bác hiện lên trong lòng nhân dân thế giới cao đẹp biết bao. Cả dân tộc ta cùng đồng lòng tiếp bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam.
Read more…

THAM NHŨNG PHẢI CHĂNG CHỈ XẢY RA Ở VIỆT NAM

tháng 11 25, 2013 |

4


Cumoi@


Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề “nóng” và làm ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống xã hội. Một câu hỏi đặt ra là tham nhũng phải chăng chỉ xảy ra ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, tham nhũng là căn bệnh phổ biến của nhiều nước trên thế giới chứ không phảu chỉ riêng tại Việt Nam. Cụ thể là:

Tham nhũng xảy ra ở hầu hết các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu, nghèo, phát triển, đang phát triển hay kém phát triển và xảy ra ở mọi nơi, mọi cơ quan, tổ chức, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là những lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh tế và quản lý xã hội. Hiện nay, tham nhũng không ngừng gia tăng về quy mô, tính chất, phạm vi, thậm chí có nơi còn có sự câu kết chặt chẽ giữa những kẻ tham nhũng với những băng nhóm tội phạm maphia, giữa tham nhũng với tội phạm rửa tiền và sản xuất hàng giả, hoạt động có tính tổ chức, gắn liền với các vấn đề chính trị, vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Theo báo cáo điều tra tại 183 nước và vùng lãnh thổ của Tổ chức Minh bạch thế gới (TI) năm 2011, tình trạng tham nhũng trên thế giới đang có những diễn biến rất phức tạp và ở mức báo động khi số nước có mức độ tham nhũng nghiêm trọng đã tăng từ 75 nước (năm 2010) lên 83 nước (năm 2011)[1]. Bên cạnh đó, cũng theo tổ chức này, số tiền hối lộ hàng năm trên thế giới có thể đạt 20 đến 40 tỷ USD, dùng để bôi trơn trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc thủ tục hành chính[2]

Tham nhũng xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó nghiêm trọng nhất là ở những nước đang phát triển và kém phát triển. Đây là khẳng định của hầu hết đại biểu các nước tại các cuộc đàm phán Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Không chỉ xảy ra nghiêm trọng ở các nước đang và kém phát triển, hiện nay tham nhũng cũng đang diễn biến phức tạp tại các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Theo tổ chức Minh bạch thế giới, châu Phi là những nước giàu tài nguyên nhất nhưng cũng là nơi có nạn tham nhũng trầm trọng nhất.

Đối với những nước phát triển, tham nhũng cũng xảy ra ở một số lĩnh vực nhưng thường ít hơn so với các nước đang phát triển và kém phát triển. Điển hình như Đan Mạch, quốc gia luôn được thế giới đánh giá là một trong những nước trong sạch nhất, có thứ tự xếp hạng cao trong bảng xếp hạng hàng năm về tình trạng tham nhũng của Tổ chức Minh bạch thế giới. Tại nước này, những hành vi tham nhũng có tính phổ biến ở các nước trên thế giới như nạn mãi lộ cảnh sát trên đường phố, nhũng nhiễu của công chức nơi công sở, tiêu cực ở trường học và bệnh viện... là những hành vi hoàn toàn xa lạ với thực tiễn đất nước và con người ở đây. Đan Mạch chỉ xảy ra một số vụ tham nhũng điển hình như, vụ một cảnh sát kiểm soát tàu thủy nhận hối lộ 1.800 điếu thuốc lá để bỏ qua sai phạm tàu chở hàng quá tải năm 2003; vụ một cảnh sát nhận hối lộ 500 curon (khoảng 100 USD) để bỏ qua lỗi chạy xe quá tốc độ; vụ một Thị trưởng thành phố nhân việc thi công xây dựng công trình của Thành phố đã nhờ xây dựng công trình vệ sinh trong nhà mình... Tuy nhiên, bên cạnh đó, đối với nhiều quốc gia phát triển khác, tuy số vụ tham nhũng xảy ra ít nhưng số tiền trong mỗi vụ lại rất lớn và tính chất nghiêm trọng trong mỗi vụ thường rất cao, chủ yếu xảy ra trong việc đấu thầu mua sắm tài sản công, dịch vụ công; trong các dự án xây dựng và trong quan hệ với quan chức nước ngoài. Điển hình như, vụ tập đoàn BAE (tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất ở Anh, Châu Âu và sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới) đã lập một quỹ đen trị giá 200 triệu USD để hối lộ cho các quan chức, thành viên Hoàng gia các nước Nam Phi, Tan-đa-ni-a, ả-rập-xê-út nhằm ký các hợp đồng bán vũ khí cho các quốc gia này vào các năm 1999, 2001, 2004;

Tham nhũng xảy ra nhiều ở các cơ quan nhà nước, thậm chí còn diễn ra ở những cơ quan bảo vệ pháp luật, lực lượng vũ trang như: Tòa án, Công tố, Cảnh sát, Quân đội... Đơn cử như ở Nga, theo thống kê của Viện Kiểm sát quân sự Nga, trong năm 2009 có khoảng 7.500 vụ tham nhũng liên quan tới lạm dụng quyền chức, hơn 200 quan chức bị trừng trị. Trong đó, có 534 quân nhân, đặc biệt là một số quan chức quân đội cấp cao đã dính líu đến các vụ tham nhũng.

Tính chất nghiêm trọng của nạn tham nhũng hiện nay còn được thể hiện ở nhiều vụ tham nhũng lớn xảy ra đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của kinh tế-xã hội. Trong đó, có không ít vụ mà những nhân vật tham nhũng được lôi ra ánh sáng chính là những quan chức cao cấp, nhân vật quan trọng trong bộ máy Nhà nước hoặc chính là những lãnh tụ của đảng phái cầm quyền. Điển hình như: vụ cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun bị truy tố vì trong thời gian cầm quyền đã để vợ nhận hối lộ hàng triệu USD từ Giám đốc điều hành công ty sản xuất giày Taekwang Industry; vụ cựu Thủ tướng Hàn Quốc, bà Han Myung-sook bị bắt giam vì nhận hối lộ 50.000 USD của một doanh nhân;

 

 







[1] Bảng xếp hạng sự trong sạch của các chính quyền năm 2011 của Tổ chức Minh bạch thế giới, nguồn: internet.




[2] 10 quốc gia tham nhũng nhắt thế giới, VnExpress, ngày 23/02/2010.


Read more…

CẦN NHÌN NHẬN ĐÚNG VỀ NHÂN QUYỀN TẠI MỸ

tháng 11 22, 2013 |
 

2

Dương Quá

Thực tế báo cáo tình hình nhân quyền của các nước nhằm đánh giá chi tiết tình hình nhân quyền ở một số nước trên thế giới. Một số nước trên thế giới đã lên án mạnh mẽ, chỉ trích Mỹ vi phạm nhân quyền. Với các hành động thường bị coi là sự can thiệp vào nhân quyền của các nước đã vấp phải những phản ứng nhất định. Mỹ luôn có các hành động xuyên tạc, bôi nhọ một số nước trên thế giới trên trường quốc tế nhằm chia rẽ, tạo ra tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ, Mỹ tự cho mình có quyền can thiệp “can thiệp nhân đạo”“quyền con người không có biên giới”, nhân quyền cao hơn chủ quyền , để phủ nhận quyền của các dân tộc, nhất à quyền tự quyết, Mỹ dung các chính sách nhân quyền để tác động, gây ảnh hưởng đến chính trị tại một số nước trên thế giới. Nước Mỹ vẫn còn những vấn đề không tốt đẹp về nhân quyền trong lịch sử và đương đại, việc phân biệt chủng tộc và da màu vẫn còn diễn ra, việc phân biệt người giàu, người nghèo vẫn còn tiếp diễn, trong quan hệ quốc tế Mỹ bị nhiều nước chỉ trích và cáo buộc vì những bằng chứng cho rằng Mỹ đã ca thiệp, vi phạm nhân quyền, nhất là bộ phận quân đội Hoa Kỳ, vi phạm nhân quyền mang tính cá nhân của từng lính Mỹ, các hành động như theo dõi công nhân, tội phạm và bạo lực tràn lan, lạm dụng quyền lực của cảnh sát đặc biệt …

Mỹ - Một nước sẵn sang can thiệp vào nội bộ bất kỳ nước nào gây ảnh hưởng đối với các nước trên thế giới, áp đặt cái gọi là dân chủ, nhân quyền vào nước khác  trong khi đó chính nước Mỹ là nước có nhiều vi phạm nhất.

Ở Mỹ họ luôn cho họ là nước dân chủ, nhân quyền nhưng thực ra ở đất nước họ chỉ có Đảng dân chủ và Đảng Cộng hòa là hai Đảng thay nhau cầm quyền. Tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ rất lớn, người giàu thì rất giàu, còn người nghèo thì cuộc sống vô cùng khổ cực, họ phải sống trong khu nhà ổ chuột hoặc là lang thang không có chỗ ở.

Ngoài ra Mỹ lấy cớ là tiêu diệt khủng bố hay bảo vệ an ninh trên toàn cầu để tiến hành các cuộc chiến tranh phi pháp, can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, gây ra các cuộc chiến tranh tàn bạo, gây ra sự chết chóc đau thương cho hàng triệu người dân vô tội, khiến cho người dân lâm vào cảnh lầm than, ly biệt.

Hàng ngày, hàng giờ Mỹ luôn thực hiện âm mưu, ý đồ để can thiệp vào các nước khác làm chuyển biến nội bộ các nước vi phạm tới các quyền tự do, dân chủ của các nước khác. Và còn rất nhiều lý do khác nữa để chúng ta thấy được phần nào sự vi phạm về nhân quyền của Mỹ.

 
Read more…

Hiệu ứng lan tỏa: Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc với số phiếu cao nhất

tháng 11 21, 2013 |

2


Sáng ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 đã tiến hành bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu tín nhiệm cao nhất (184/192, 96%), cao hơn các nước lớn ứng cử khác như Pháp (174/192), Anh (171), Nga (176), Trung Quốc (176).

Một món quà đầy ý nghĩa dành cho các tổ chức, cá nhân không có thiện chí với Việt Nam, thường xuyên lợi dụng vấn đề nhân quyền dưới lăng kính chủ quan và khả năng chém gió siêu hạng của mình để xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta về dân chủ, nhân quyền. Phải chăng đây là minh chứng rõ ràng nhất để khẳng định mục tiêu và giá trị nhân văn của chế độ XHCN, những thành tựu về mọi mặt của đất nước trong thời gian qua, cũng như sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những kết quả của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…

Đây thực sự là một liều thuốc an thần đủ cho các tổ chức phản động (Việt Tân, MFI, KKF…), và các loại loa như Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Á châu Tự do (RFA, RFI)… bớt đi những màn kịch vụng về trong các “báo cáo”, “tuyên bố”, “bản tin” về tình hình nhân quyền Việt Nam. Và phải nhìn lại để thấy rằng, những bài viết xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam kém độ tin cậy, thiếu khách quan, thiếu trung thực đang dần lạc lõng đang lấy đi cần câu cơm của các nhà “Rân chủ” suốt ngày làm mỗi việc viết bài để kiếm sống.

Lợi ích từ việc trở thành thành viên Hội đồng này khó có thể không đo, đong, đếm được ngay, nhưng chăc bạn đọc phải biết vì sao đất nước mình phải chật vật khi muốn trở thành thành viên các tổ chức như WTO, APEC, ASEM, hay TPP.. để được hưởng quy chế thuận lợi về giao thương, văn hóa, giáo dục, xã hội thì vấn đề nhân quyền luôn được khai thác để cản trở.

Và phải nhận thức rõ rằng, sự phát triển nhân quyền ở Việt Nam là sự cố gắng của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân, nhưng điều quan trọng hơn là giá trị đó được nhân lên khi được quốc tế nhìn nhận và đánh giá, khi vị trí Việt Nam trong Hội đồng nhân quyền LHQ ngày càng được khẳng định bằng những đóng góp thiết thực cho công việc chung của thế giới.

                                                                Hoa đất

 
Read more…

CÁI GỌI LÀ NHÂN QUYỀN KIỂU MỸ

tháng 11 19, 2013 |
3

Lan Anh

Vấn đề dân chủ, nhân quyền luôn là một vấn đề nóng bỏng, nhạy cảm mà Mỹ đã và đang lợi dụng để tác động vào trong tư tưởng của mỗi công dân nước ta, lợi dụng vấn đề đó để lôi kéo quần chúng nhân dân chống Đảng, Nhà nước ta. Luôn tìm kiếm những sơ hở, thiếu sót trong ban hành và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để chúng lợi dụng tác động, tấn công chuyển hóa tư tưởng trong quần chúng nhân dân về vấn đề nhân quyền. Nhân quyền tại nước Mỹ là tổng thể tất cả các mối quan hệ liên quan đến việc thực thi quyền con người Mỹ tại các vùng lãnh thổ trên thế giới có sự hiện diện hoặc can thiệp của Mỹ vậy mà Mỹ đã áp đặt tiêu chí quyền con người lên một số quốc gia khác.

Vấn đề nhân quyền – quyền con người ở Mỹ đã được ban hành và thực hiện từ lâu trong lịch sử, vậy mà chính nước Mỹ đang có những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đó là việc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thực hiện hơn 61.000 vụ đánh cắp thong tin trên toàn cầu thu giữ một lượng lớn dữ liệu điện thoại và Internet. Sự vi phạm nhân quyền của nước Mỹ không chỉ trên phương diện đối nội mà còn trên cả phương  diện đối ngoại, không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của riêng công dân nước Mỹ mà còn đụng chạm vào những bí mật quốc gia, độc lập chủ quyền của nước khác. Các cơ quan An ninh và tình báo Mỹ cài thiết bị, phương tiện tại các văn phòng của Liên minh Châu Âu (EU), đột nhập vào hệ thống máy tính nội bộ của EU để nghe lén, do thám, thu thập tin tức tình báo, đánh cắp thông tin trên toàn cầu. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác được thực hiện bởi một nước Mỹ vãn tuej cho mình là đại diện cho sự tự do, dân chủ, nhân quyền. Bên cạnh đó, hoạt động của cơ quan CIA Mỹ cũng hết sức mạnh động, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, đó là nước Mỹ đã bắt người, tra tấn, đánh đập dã man…

Nhân quyền là giá trị cao quý của cả nhân loai đã được thừa nhận, đó là quyền bất khả xâm phạm đã được chính nước Mỹ tuyên bố trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776. Ấy vậy mà nước Mỹ chính là nước đang có những vi phạm nhân quyền quan trọng, xâm phạm đến quyền tự do dân chủ, nhân quyền, bí mật nội bộ Nhà nước và độc lập chủ quyền của quốc gia khác. Không những vậy, mà Mỹ còn lợi dụng chính vấn đề dân chủ, nhân quyền để tác động, lôi kéo, chuyển hóa tư tưởng chính trị của công dân nước khác dù những nước đó không có sự vi phạm dân chủ,nhân quyền nào cả. Vì vậy những hành vi, việc làm vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Mỹ là không thể chấp nhận được cần phải được cả thé giới lên án, phê phán, chỉ trích mạnh mẽ để bảo vệ nhân quyề của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Read more…

BÁC HỒ-MỘT TÌNH YÊU BAO LA

tháng 11 19, 2013 |
5

Dương Quá

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người là một vị anh hùng vĩ đại không thể của riêng dân tộc Việt Nam mà còn của cả thế giới, vị anh hùng cứu nước của dân tộc Việt Nam, người đã lãnh đạo đưa nhân dân ta đứng lên đấu tranh để thoát khỏi cảnh làm than, ách đô hộ của đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc và làm chủ đất nước, một đất nước của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân làm chủ. Người anh hùng được nhân dân ta gọi với cái tên quen thuộc gần gũi là Bác Hồ, Bác là một tám gương sáng và là niềm tin thiết tha nhất trong trái tim mõi người dân và cả dân tộc Việt Nam để mọi mọi người noi theo học tập và làm theo tấm gương của Người. Vạy mà có những kẻ phản động dám dùng những lời lẽ ngụy biện xấu xa để xuyên tạc, xúc phạm đến Người, bôi nhọ hình ảnh đẹp của Người trước nhân dân và cả thế giới. Chúng làm vậy với mục đích làm mất uy tín, hình tượng vĩ đại cao đẹp của Bác trong lòng mọi người, làm cho mọi người có cái nhìn khác đó là cái nhìn phiến diện về Bác, những kẻ đó là những kẻ vô lương tâm, tiêu cực phản động quay lưng phủ nhận vị lãnh tụ vĩ đại không những của dân tộc Việt Nam mà cả thế giới, quay lưng lại với cả dân tộc Việt Nam, những kẻ phản động đó không xứng đáng là con dân của dân tộc Việt Nam, chúng chỉ là những kẻ phản quốc vô liêm sỉ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng, vị lãnh tụ vĩ đại, Người đã đưa nhân dân ta thoát khỏi sự lầm than, khổ cực. Trong cảnh đất nước, dân tộc lâm vào nguy nan, nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, trước sự cơ cực của cả dân tộc, Bác Hồ đã gánh vác vạn mệnh của cả dân tộc lên đôi vai mình, Người đã bôn ba khắp cả năm châu bốn bể để tìm ra con đường cứu nước. Và cuối cùng Người đã tìm ra con đường cho cách mạng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản để đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc, thoát khỏi ách đô hộ. Với con đường mà Người đã lựa chọn, nhân dân ta từ kiếp lầm than, nô lệ đã đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi đế quốc thực dân, giành đất nước về tay nhân dân để nhân dân ta có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.

Sau khi thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ đã dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với những chủ trương, đường lối đúng đắn, khéo léo Người đã đưa đất nước ta thoát khỏi hiểm nghèo, giành được những thành tựu to lớn. Sau đó Người đã trở thành Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam có độc lập, chủ quyền, dân tộc. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cả một đời vì nước vì dân, giành trọn cuộc đời đấu tranh cho sự thống nhất đất nước đưa đất nước ta đi vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập và phát triển.

Qua những điều trên ta thấy được công lao hết sức to lớn, vĩ đại của Người – một bậc vĩ nhân đối với dân tộc, Người luôn đặt lợi ích dân tộc, đất nước lên trên lợi ích cá nhân, không có mưu cầu lợi ích cá nhân ở Người. Người luôn sống giản dị, gần gũi với dân, yêu thương dân như con của Người. Dân tộc Việt Nam mãi tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của thế kỉ XX, tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng: Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa kiệt xuất. Người mãi là một tấm gương sáng về nhân cách một con người thời đại cho mọi thế hệ sau.

 

 
Read more…

VIỆT NAM TRÚNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC-MỘT SỰ KIỆN NHIỀU Ý NGHĨA

tháng 11 15, 2013 |

image


Viễn

Ngày 12/11/2013 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tiến hành bỏ phiếu bầu bổ sung Hội đồng nhân quyền. Với 184 phiếu thuận trên 192 phiếu, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Một điều thú vị là Việt Nam chính là nước đạt được số phiếu cao nhất trong kỳ bầu cử này. Ngay sau phiên bỏ phiếu nhiều nước đã chúc mừng Việt nam trúng cử và bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ thực hiện tốt vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Nhiệm kỳ của Việt Nam sẽ kéo dài trong ba năm 2014-1016. Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam. Qua việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc gợi lên cho chúng ta một số suy nghĩ sau:

Thứ nhất: Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Đây cũng là minh chứng cho quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp và thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực này.

Thứ hai, đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng… Việc trúng cử với số phiếu cao nhất chứng tỏ rằng việc đảm bảo quyền con người của Việt Nam trong những năm qua đạt được rất nhiều tiến bộ. Điều này cũng đã được Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định:  “Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, có thể nói, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân. Thậm chí, phát triển kinh tế có lúc gặp khó khăn, nhưng việc thực hiện các Mục tiêu phát triển của LHQ luôn được thực hiện tích cực, mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.Trong sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu của đất nước là sửa đổi Hiến pháp, vấn đề quyền con người cũng được chú trọng, theo hướng vừa thể hiện chính xác hơn chức năng cơ bản của Hiến pháp trong việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đồng thời hiến định một số nguyên tắc và quyền con người cụ thể trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên”.

Thứ ba, Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà khi bỏ phiếu, gần như tất cả các quốc gia đều chọn Việt Nam để trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền. Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam là một điểm sáng trong con mắt của bạn bè quốc tế về nhiều lĩnh vực nói chung và đảm bảo nhân quyền nói riêng. Sự kiện này thể hiện thế và lực của đất nước đang ngày một vững chắc hơn, là sự tiếp nối của những thành công của Việt Nam trong ASEAN, APEC, ASEM, của việc cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam đăng cai Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới năm 2015 và Hội nghị cấp cao APEC năm 2017.

Thứ tư, đây cũng là một minh chứng hùng hồn bác bỏ những quan điểm, đánh giá phiến diện về tình hình nhân quyền Việt Nam của một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua, xuất phát từ mưu đồ chính trị đối với Việt Nam mà một số tổ chức, cá nhân đã đưa ra những bản báo cáo, nghị quyết, phúc trình xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cho rằng Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, bóp nhgẹt các quyền tự do dân chủ của người dân. Điển hình là một số tổ chức như Theo dõi nhân quyền quốc tế, Ân xá quốc tế, Việt Tân kể cả Bộ ngoại giao Mỹ và một số cá nhân khác. Nay với việc Việt Nam được đông đảo các nước trên thế giới tín nhiệm bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã chứng minh rằng Việt Nam không hề vi phạm nhân quyền và thế giới đã có sự đánh giá hết sức công tâm, khách quan về tình hình nhân quyền tại Việt nam. Nếu Việt Nam thực sự vi phạm nhân quyền như các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các tổ chức, cá nhân trên thì Việt Nam đâu đủ tư cách ứng cử vào Hội đồng nhân quyền, huống chi là còn đạt được số phiếu cao nhất.

Tóm lại,việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền liên hợp quốc là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Là một người dân Việt Nam tôi càng thấy tự hào về quê hương, đất nước mình.
Read more…

NHÂN QUYỀN TẠI MỸ

tháng 11 15, 2013 |
 

11

Kinh Kha

Nhân quyền là gì? Đó là quyền của con người, quyền được tự do, bình đẳng, quyền được mưu cầu hạnh phúc, đó là những quyền cơ bản của con người không phải do Chính phủ ban mà là đó là quyền mà mỗi con người có được, bất khả xâm phạm. Chính bản Tuyên ngôn độc lập năm 1976 của Mỹ khẳng định rằng: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Nhưng thực ra tại nước Mỹ có nhân quyền hay không?

Chính phủ Mỹ với tiềm lực kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới họ luôn cho rằng ở nhiều nước trên thế giới vi phạm nhân quyền, họ phải có trách nhiệm để can thiệp vào những nước đó để tạo ra cái gọi là “nhân quyền”, bình đẳng trong xã hội. Còn ở Mỹ thì tình hình nhân quyền đang diễn ra như thế nào?

Về cuộc sống, hơn 1% dân số người Mỹ là những người giàu có nắm toàn bộ của cải trong xã hội, những người còn lại đa số là những người nghèo phải đi làm thuê hoặc không có việc làm phải sống bằng trợ cấp của xã hội. Khoảng cách giàu nghèo quá lớn dẫn đến “người ăn không hết, kẻ làm mãi không ra”, những người nghèo họ không có đủ tiền để trang trải cuộc sống, không có việc làm, không được quan tâm dẫn đến những cuộc biểu tình đòi việc làm, đòi công bằng trong xã hội. Chính phủ Mỹ là gì? Đó là chính phủ đại diện cho giai cấp tư sản, thuộc tầng lớp giàu có  trong xã hội chứ không phải đại diện cho giai cấp công nhân, toàn thể nhân dân trong xã hội, Chính phủ chỉ quan tâm đến lợi ích của giai cấp tư sản vậy nhân dân đặt ở đâu?

Tình trạng phân biệt giới tính ở Mỹ cũng đang là một vấn đề nhức nhối nghiêm trọng vào đầu thế kỉ XX, trong cùng một công việc với môi trường làm việc giống nhau nhưng phụ nữ lại được trả lương thấp hơn và không có quyền được sở hữu tài sản. Bình đẳng giới đang ở đâu ở một quốc gia giàu có, lớn mạnh như nước Mỹ.

Nước Mỹ, một trong những nước được tự do sở hữu vũ khí để người dân có thể tự bảo vệ chính mình nhưng hàng loạt vụ xả súng kinh hoàng, cướp đi tính mạng của bao người dân vô tội trong đó có rất nhiều trẻ em và phụ nữ thì Chính phủ Mỹ vẫn thờ ơ, ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho người dân đây, khi mà họ cảm thấy không an toàn và dược bảo vệ trên chính đất nước của mình thì cuộc sống bình đẳng và nhân quyền của họ đang ở đâu?

Bình đẳng có thực sự tồn tại ở nước Mỹ khi nạn phân biệt chủng tộc vẫn đang còn những vấn đề nhức nhối, tồn tại qua hàng thế kỉ của nước Mỹ. Người da trắng phân biệt với người da màu, họ luôn cho rằng người da màu là tầng lớp hạ lưu, phục dịch… người da trắng.

Như vậy để khẳng định rằng trong xã hội nước Mỹ còn tồn tại nhiều vấn đề về “nhân quyền” trong khi chính họ còn chưa giải quyết được thì họ không có quyền phán xét bất cứ quốc gia nào trên thế giới về vấn đề nhân quyền.
Read more…

TẠI SAO HỌ CỐ TÌNH XUYÊN TẠC, HẠ UY TÍN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

tháng 11 13, 2013 |

3


          Vin-pơn

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời của Người gắn liền với sự nghiệp cách mạng, là một nhà hoạt động cách mạng kiệt xuất. Người đặt nền móng cho công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn cho Nhà nước Việt Nam hiện nay. Tấm gương đạo đức của Người luôn soi sáng cho dân tộc Việt Nam, hình ảnh của người đã và đang ăn sâu vào tiềm thức của các thế hệ các tầng lớp ở cả trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách để chống phá công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng, trong đó hoạt động bôi nhọ nói xấu chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm hạ bệ, hạ thấp uy tín của Người. Mặt khác, từ những âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch tiến tới mục tiêu tạo ra những tiền đề, nhân tố và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta hướng Việt Nam đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản. Thông qua hoạt động nói xấu chủ tịch Hồ Chí Minh để tiến hành phá hoại tư tưởng, từng bước hình thành các khuynh hướng, trào lưu quan điểm đối lập, thù địch với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam. Thông qua hoạt động này chúng từng bước chuyển hóa nhận thức tư tưởng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội để lợi dụng vấn đề này hình thành các lực lượng đối lập. Các thế lực thù địch tiến hành các hoạt động gây dựng cơ sở tư tưởng và cơ sở giai cấp, để tiến tới các mục tiêu chính trị xâu xa trong tương lai. Hơn nữa, thông qua hoạt động phá hoại tư tưởng này còn phủ định vai trò, thành quả cách mạng của dân tộc Việt Nam và phủ định hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó làm cho nhân dân Việt Nam bị lầm tưởng và mơ hồ về chính trị, cũng như con đường đi của dân tộc trong phía trước để từ đó đưa ra các luận điệu xuyên tạc niềm tin chắc chắn của mỗi người dân Việt Nam về Bác về chế độ.

Như vậy, nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô lương tâm, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc ta, hành động đó phải bị lên án một cách nghiêm khắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam và của nhân dân trên toàn thế giới.

 
Read more…

MỸ ĐÂU ĐỦ TƯ CÁCH NÓI CHUYỆN VỀ NHÂN QUYỀN

tháng 11 11, 2013 |

3


Lan Anh


Nhân quyền được hiểu là các quyền cơ bản của con người, không một quốc gia nào trên thế giới được xâm hại đến nhân quyền. Mỹ là một nước lên tiếng mạnh  mẽ nhất về vấn đề nhân quyền và luôn áp đặt chính sách về nhân quyền của họ lên tất cả các quốc gia trên thế giới. Song điều đáng nực cười ở đây là Mỹ lại có những hành động xâm hại đến nhân quyền nặng nề nhất. Sau đây là những ví dụ điển hình cho một nước Mỹ - một nước vi phạm nặng nề về vấn đề nhân quyền.

Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã khiến người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới phản đối và lên án kịch liệt, quân đội Mỹ đã tàn sát hàng triệu người vô tội ở Việt Nam, bất kể đó là đứa trẻ mới sơ sinh, phụ nữ hay đó là người già đều bị binh lính Mỹ sát hại. Những hậu quả sau chiến tranh của Mỹ để lại cho Việt Nam còn ảnh hưởng đến tận ngày hôm nay, đó là sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam và bom mìn còn sót lại. Chiến tranh đã lùi xã gần được 40 năm nhưng người dân Việt Nam hàng ngày, hàng giờ vẫn phải khắc phục những hậu quả chiến tranh đó. Hàng năm, nước Mỹ đều công bố về vấn đề nhân quyền ở những nước mà họ đang dòm ngó tới, trong đó Mỹ chú trọng việc “moi móc” những vấn đề vi phạm nhân quyền của các nước đó cả trong quá khứ và hiện tại nhưng Mỹ lại không hề đả động tới sự vi phạm nhân quyền của chính mình. Nhiều quốc gia trên thế giới lên án mạnh mẽ việc lợi dụng bảo vệ nhân quyền của Mỹ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Chiến tranh Irắc (2003-2010) mà Chính phủ Hoa Kỳ gọi là “Chiến dịch đất nước Irắc tự do”, thế giới đã chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh phi nghĩa nữa của Mỹ và các nước đồng minh. Cả thế giới đã thêm một lần nữa chứng kiến sự tàn bạo của người Mỹ ở Irắc, trong cuộc chiến tranh này người ta nghe nhiều đến nhà tù Abu Ghraib nơi mà tù nhân bị quân đội Mỹ và các nước đồng minh ngược đãi. Nơi đây quân đội Mỹ đã ngược đãi tù nhân bằng cách dung súng đã lên đạn để đe dọa tù nhân, dùng nước lạnh đổ lên người tù nhân không mảnh vải che thân, dung chổi và ghế đánh tù nhân, đe dọa, cưỡng hiếp tù nhân nam, ép buộc tù nhân thực hiện các tư thế sinh hoạt tình dục để chụp ảnh, bắt tù nhân trần truồng nằm chất đống và dẫm đạp lên; những tù nhân ở đây bị giam giữ hầu hết là người vô tội, họ bị bắt giữ mà không hề được xét xử… Những tội ác trên của Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib đã xâm hại nghiêm trọng đến nhân quyền, điều khiến người ta cảm thấy căm ghét Mỹ là tại thời điểm đó Mỹ vẫn vu khống các nước khác vi phạm nhân quyền mà không hề xấu hổ trước hành động của mình tại nhà tù Abu Ghraib.

Nhà tù Goantanamo, đây là nơi giam giữ những nghi can khủng bố nhằm vào Mỹ, những tù nhân ở các nhà tù này thường bị tra tấn giã man, bị xiềng xích, đánh đập, không được ngủ, thậm chí còn ép uống nước tiểu và bị xâm hại tình dục. Vậy mà Mỹ tự cho rằng mình là nước có nền tự do, dân chủ, nhân quyền tốt nhất.

Thường thì người ta sẽ nhìn Mỹ là một quốc gia giàu có nhất, song nhìn thẳng vào vấn đề thì tỉ lệ chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ rất lớn, số lượng người thất nghiệp ở Mỹ ngày càng tăng và trong tương lai sẽ có rất nhiều người phải sống trong cảnh nghèo đói. Vậy thực chất nhân quyền của Mỹ nằm ở đâu?

Trên đây là một vài ví dụ điển hình về tình hình vi phạm nhân quyền của Mỹ, đây chỉ là một trong những vi phạm trong vô vàn vi phạm khác của Mỹ. Bây giờ Mỹ vẫn đang hô hào rằng các nước khác vi phạm nhân quyền, từ đó chúng ta có thể thấy sự giả tạo của Chính phủ Mỹ - Một Chính phủ luôn đội lốt thánh thiện để nhúng tay vào công việc nội bộ của các nước.
Read more…

SỰ THẬT VỀ VIỆC THỰC HIỆN “NHÂN QUYỀN” Ở NƯỚC MỸ

tháng 11 10, 2013 |

4


          Việt Dũng

Nước Mỹ luôn tự cho mình là quốc gia dân chủ, tự do, coi trọng quyền con người. Song thực tế đã chứng minh việc thực hiện nhân quyền ở nước Mỹ không như những gì mà họ từng tuyên bố. Chế độ nô lệ được chấp nhận ở các bang miền Nam nước Mỹ trong suốt 75 năm đầu tiên của nền cộng hòa Mỹ; tình trạng phân biệt chủng tộc, giới tính tại các trường học, các khu dân tộc luôn là một trong những vấn đề nhức nhối, phải đến năm 1875, phụ nữ mới được luật pháp Mỹ thừa nhận họ là con người; trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ đã ủng hộ một số chế độ quân sự độc tài tàn bạo thông qua hỗ trợ tài chính và quân sự miễn là họ ủng hộ các lợi ích kinh tế và địa chính trị của Mỹ…

Hiện nay, vi phạm nhân quyền đang diễn ra từng ngày ở nước Mỹ như: theo dõi công dân trái pháp luật; bạo lực xảy ra tràn lan; lạm dụng quyền lực để hành hạ tù nhân; chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng; quyền công dân không được đảm bảo, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân thường xuyên của tình trạng bạo lực.

Năm 2011, chính quyền Bắc Kinh đã công bố Báo cáo về tình trạng nhân quyền nước Mỹ, trong đó nêu rõ tình trạng nghèo đói, an ninh cá nhân, các quyền dân sự và chính trị, các quyền văn hóa, xã hội và kinh tế, tệ phân biệt chủng tộc, quyền phụ nữ và trẻ em, cuối cùng là thực trạng nhân quyền của Mỹ ở các nước khác. Tình trạng vi phạm các quyền dân sự và chính trị diễn ra “nghiêm trọng” ở Mỹ và nước Mỹ đang “tự lừa dối” khi tự cho rằng nước Mỹ là “mảnh đất tự do”. Tuyên bố đề cao tự do báo chí nhưng thực tế Mỹ lại áp đặt sự kiểm duyệt và kiểm soát gắt gao đối với báo chí. Đạo luật yêu nước và đạo luật An ninh nội địa của Mỹ có những điều khoản về giám sát Internet, cho phép chính phủ hay các cơ quan thực thi pháp luật có quyền kiểm soát và ngăn chặn bất kỳ nội dung nào trên mạng Internet “tổn hại tới an ninh quốc gia”. Trung Quốc đã trích dẫn tờ “Người bảo vệ” của Anh cho biết quân đội Mỹ đang phát triển phần mềm cho phép thao túng các mạng truyền thông xã hội nhằm kiểm soát và hạn chế tự do ngôn luận trên Internet. Ở Mỹ, số phóng viên thất nghiệp, mất việc đang gia tăng vì có những bình luận không phù hợp liên quan đến chính trị. Ngoài ra, cách thức chính phủ Mỹ đối xử với những người biểu tình tham gia phong trào “Chiếm phố Wall” đã cho cả thế giới thấy được cái gọi là “nhân quyền” của nước Mỹ… Mỹ cũng đã thực hiện hàng chục ngàn cuộc theo dõi, nghe lén trái phép đối với công dân.

Thực tế cho thấy trong quan hệ quốc tế, Mỹ bị nhiều nước chỉ trích và cáo buộc vì có những bằng chứng cho rằng đã có sự vi phạm nhân quyền. Năm 2004, tổ chức Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm nhân quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Năm 2006, Mỹ cũng từng bị Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc chỉ trích về nhân quyền, theo đó tổ chức này yêu cầu Hoa Kỳ phải đóng cửa tất cả các nhà giam bí mật mà nước này sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố đồng thời kêu gọi Mỹ cho Hội Chữ thập đỏ quốc tế được tiếp cận với những người bị giam tại các cơ sở này.

Việc cựu nhân viên tình báo Edward Snowden với những công bố gây chấn động thế giới thời gian vừa qua đã phần nào lật tẩy bộ mặt giả tạo mà bấy lâu nay Mỹ đang xây dựng. Người ta ngày càng nhận ra rõ hơn việc Mỹ chỉ trích các nước khác về nhân quyền nhưng thực tế Mỹ lại chính là nước thiếu nhân quyền. Mỹ sẽ không từ một thủ đoạn nào dù là tàn bạo nhất hay tiểu nhân nhất để can dự vào công việc nội bộ của nước khác, xâm phạm độc lập, chủ quyền, vi phạm những quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của các quốc gia khác. Điều này thực sự đáng phải lên án!

 
Read more…

CẦN VẠCH TRẦN BẢN CHẤT XẤU XA CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG ĐỐI

tháng 11 09, 2013 |


Thanh Huyền

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người đã có công lao to lớn trong việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc, cả một đời người hi sinh vì nước vì dân, nhưng sau hơn 40 năm ngày Người ra đi vẫn có những kẻ rắp tâm muốn hạ bệ người trước dân tộc. Chúng liên tục có nhiều bài viết trên các trang báo lề trái với những luận điệu khác nhau nhằm bôi nhọ Bác và ác liệt hơn là còn có những bài viết được tung ra như mê hồn trận làm cho người đọc có những cái nhìn nhận sai trái về Bác.

Thử hỏi đó có phải là người con đất Việt hay không? Chúng có còn có lương tâm hay không?

Hiện nay chế độ Việt Nam và nhân dân Việt Nam yêu nước vẫn luôn tôn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ kính yêu, người cha già của dân tộc, người vẫn luôn sống mãi trong tim của mỗi người dân Việt Nam yêu nước. trong khi đó lại xuất hiện một số phần tử phản động lại tìm cách đổi trắn thay đen, nói sai sự thật, bịa đặt xuyên tạc sự thật về Bác.

Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao xuyên tạc về Hồ Chí Minh làm gì? Tại sao chúng không đấu tranh với những thực tế đang diễn ra , những vấn đề đang cần phải có những đóng góp tích cực hơn nữa. phải chăng chúng muốn gieo rắc sự hoài nghi về chủ nghĩa cộng sản bằng cách đưa ra những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về Bác. Đây thực sự là thủ đoạn hết sức thâm độc và nham hiểm của các thế lực thù địch nhằm mục đích chính trị, gây ra các hậu quả khôn lường đó là tạo ra một luồng tư tưởng mới, nhận thức mới về Bác Hồ mà cái nhìn bị thiên lệch theo hướng sai trái, không đúng với thực tế lịch sử. Nhân dân ta thường có câu:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”


Bác mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, người cha già kính yêu của dân tộc, công lao to lớn của Bác không có gì có thể sánh ngang được. Vì vậy với những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc mỗi người chúng ta cần phải có cái nhìn khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử, không tin và nghe theo những luận điệu xuyên tạc của một số cá nhân cơ hội chính trị hay một nhóm người có tư tưởng bất mãn sâu sắc với chế độ. Giới trẻ ngày nay cần phải biết phát huy những thành quả cách mạng của dân tộc, phải là lá cờ đi đầu trong việc chống lại các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, bằng cả tấm lòng và bằng những hành động thực tế thì chắc chắn những âm mưu, thủ đoạn của các nhóm người kia sẽ hoàn toàn thất bại.
Read more…

CHÚNG TA PHẢI HÀNH ĐỘNG VÌ LẼ PHẢI

tháng 11 07, 2013 |

3


          Việt Dũng

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người cũng là danh nhân văn hóa thế giới đã được cả thế giới ngưỡng mộ. Chính Người đã vạch đường chỉ lối cho công cuộc đấu tranh giành lại độc lập thống nhất đất nước trước ách xâm lược thống trị của các nước đế quốc, thực dân hùng mạnh nhất thế giới. Nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không chỉ nhân dân Việt Nam mà những dân tộc tiến bộ trên thế giới đều bày tỏ sự khâm phục và kính trọng về cả đức – tài – trí – dũng, những phẩm chất cao quý nhất của một người lãnh đạo toàn dân tộc anh hùng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch hiện nay luôn tìm mọi cách để nói xấu, xuyên tạc sự thật về cuộc đời và thân thế của Bác, điều đó là hoàn toàn đi ngược lại dân tộc Việt Nam, đi ngược lại tình cảm mà Bác đã dành cho toàn thể nhân dân Việt Nam, và những người đó chắc chắn không phải vì mục đích và động cơ cao đẹp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một cuộc đời với sự hi sinh cao cả vi dân vì nước Việt Nam, người luôn tâm niệm một điều duy nhất đó là ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành đầy đủ, với trí tuệ và phẩm chất của cả dân tộc được hội tụ trong con người của Bác cũng như tình cảm yêu nước thấm đẫm trong từng hoạt dộng của Bác khi ra đi tìm đường cứu nước đã làm cho nhân dân ta vô cùng khâm phục và biết ơn những gì mà Bác đã làm đối với đất nước Việt Nam, tình cảm đó đã được coi như là một truyền thống uống nước nhơ nguồn, như một chân lý không có gì có thể thay đổi được của nhân dân ta.

Vậy mà trong thời gian gần đây chúng ta phải chứng kiến một “ hiện tượng” đó là việc xuất hiện các bài viết cố tình xuyên tạc sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bài viết đó tập trung đi sâu vào các chi tiết nhỏ nhặt về đời tư của Người, các hoạt động của Người khi đang trong quá trình gian truân tìm đường cứu nước ở nước ngoài. Chúng ta không thể để tình trạng này xảy ra khi mà sự thật thực sự lại bị chính các luận điệu tuyên truyền phá hoại của các đối tượng lấn át, chúng ta cần có những hành động thực sự để thể hiện tình cảm trong sáng đối với Bác, điều này chỉ có được khi chúng ta xuất phát từ trái tim. Hành động của chúng ta không chỉ bảo vệ lẽ phải của lịch sử mà còn thể hiện được tinh thần yêu nước, mỗi hành động phản bác lại luận điệu xuyên tạc cảu các thế lực thù địch cần được cộng đồng đồng thuận và tuyên truyền sâu rộng cho những người khác noi theo.

Trong giai đoạn hiện nay khi mà cả nước đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thiết nghĩ với tinh thần yêu nước chúng ta nên có những hành động bảo vệ sự chân chính, coi đó là lẽ sống của chính bản thân với xã hội cũng như thể hiện được tình cảm với Bác Hồ.
Read more…

Cần có một niềm tin son sắt

tháng 11 07, 2013 |

2


          Cumoi@

Dân tộc Việt Nam đã anh dũng trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lập nên nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động. Dưới sự chỉ đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước chúng ta đang có những bước chuyển mình mang tính chất lịch sử mở ra một trang mới, thời đại mới đó là thời đại Hồ Chí Minh.

Ngược dòng thời gian để trở lại không khí của mùa thu Cách mạng Tháng Tám hào hùng của dân tộc ta mới thấy hết tầm to lớn, công lao của các bậc lão thành cách mạng đã làm được, với khí thế sục sôi căm thù giặc ngoại xâm cũng như sự chất chứa lòng yêu quê hương đất nước, toàn thể dân tộc ta đã làm được một cuộc cách mạng long trời lở đất, đập tan hoàn toàn các thế lực phong kiến và thực dân kìm kẹp thống trị nhân dân ta trong nhiều năm. Trong toàn bộ thắng lợi của nhân dân ta cần phải nhấn mạnh đến vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh, từng bước đưa lại cho nhân dân ta một cuộc sống mới với những quyền cao cả mà trước đây nhân dân ta chưa từng được hưởng. Cùng với năm tháng đấu tranh với không chỉ các thế lực thù địch ở trong nước mà dưới sự lãnh đạo của Người chúng ta đã từng bước đánh bại các nước thực dân, đế quốc sừng sỏ trên thế giới mang lại độc lập thống nhất cho dân tộc Việt Nam như ngày nay.

Cả cuộc đời Người phấn đấu, hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, đó là điều không thể phủ nhận được. Công lao của Người đã được Đảng, Nhà nước ta ghi nhận và coi tư tưởng của Người là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho các hành động của Đảng, Nhà nước ta.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả nước ta đang hăng say phấn đấu để xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN thì có không ít các đối tượng chống đối, thù địch nhà nước Việt Nam cả trong và ngoài nước luôn dựa trên các căn cứ không có thực để tiến hành xuyên tạc về lịch sử của dân tộc, trong đó chúng lồng ghép các quan điểm sai trái, sai sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mục đích của chúng không chỉ dừng lại là làm cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ có một cái nhìn hoàn toàn khác về Bác Hồ, đưa ra các thông tin gây tranh cãi về cuộc đời và sự nghiệp của Bác mà âm mưu của chúng là tiến hành một kế hoạch phá hoại tư tưởng sâu rộng với trọng tâm là tư tưởng Hồ Chí Minh, coi tư tưởng đó là vô giá trị và không còn phù hợp với quá trình lịch sử hiện tại nhằm hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh. Cuối cùng các thế lực thù địch tiêm nhiễm các giá trị tư tưởng ngoại lai khác trong mỗi người dân Việt Nam để khi có cơ hội chúng tiến hành các hoạt động đấu tranh bất bạo động giành chính quyền và thay đổi hệ tư tưởng XHCN bằng các tư tưởng khác mà theo chúng là “tiến bộ và hợp với tiến trình lịch sử”.

Mỗi người dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần phải có một tầm nhìn rộng lớn để có thể vững vàng trước các luận điệu tuyên truyền của các thế lực xấu, đồng thời cần phải củng cố niềm tin với chính quyền và sắt son với những tư tưởng cao đẹp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại.
Read more…

AI, HRW công khai phê phán Mỹ về vấn đề dân chủ, nhân quyền

tháng 11 06, 2013 |

5



Xứ Thanh


Các tổ chức này đã đưa ra nhiều bằng chứng có giá trị, và yêu cầu Mỹ phải công khai hoá các phi vụ drone (sử dụng máy bay không người lái để xâm phạm chủ quyền, nhân quyền các quốc gia, vùng lãnh thổ độc lập khác trên toàn thế giới)


Giới bảo vệ nhân quyền biểu tình phản đối các phi vụ drone - REUTERS /Kevin Lamarque

Một ngày trước khi tổng thống Hoa Kỳ tiếp thủ tướng Pakistan tại Washington, Amnesty International và Human Rights Watch cùng chỉ trích chính quyền Washington tiến hành các phi vụ bằng máy bay không người lái tại Paksitan và Yemen.

Đây là hồ sơ sẽ được thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif đề cập đến trong cuộc hội đàm với tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày mai, 23/10/2013. Theo báo cáo của Amnesty International từ năm 2000 tới nay, đã có từ 2 ngàn đến 4 ngàn 700 người thiệt mạng trong khoảng hơn 300 phi vụ máy bay không người lái do Mỹ tiến hành tại khu vực tây bắc Pakistan, nơi được coi là thành trì của quân Taliban và các nhóm khủng bố thuộc Al Qaeda. Trong số các nạn nhân đã có hàng trăm thường dân.

Báo cáo dày khoảng 60 trang của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, gọi các phi vụ nói trên là « quyền sát hại trên cả thẩm quyền của các tòa án và các chuẩn mực cơ bản của luật quốc tế ». Do vậy tổ chức này kêu gọi chính phủ Mỹ chấm dứt việc giữ bí mật về các phi vụ nói trên.

Amnesty International cho biết Mỹ đã tiến hành khoảng 40 vụ tấn công từ giữa năm 2012 tới nay tại miền tây bắc Pakistan. Trong quá trình điều tra, tổ chức này không tìm thấy bằng chứng các mục tiêu tấn công của Hoa Kỳ là những địa điểm quân sự hay có sự hiện diện của các nhóm vũ trang. Ân Xá Quốc tế đòi chính phủ Mỹ điều tra và xét xử những người có trách nhiệm trong các đợt tấn công « bất hợp pháp » đó.

Nếu như Amnesty International tập trung vào trường hợp của Pakistan thì Human Rights Watch chú trọng đến vấn đề của Yemen và Human Rights Watch đưa ra những lập luận tương tự như của Ân Xá Quốc tế trong trường hợp Mỹ vi phạm chủ quyền và nhân quyền tại Pakistan.

Quả thực nước Mỹ hiện nay đang ngập sâu trong khủng hoảng kinh tế - xã hội và nhiều vấn đề khác.

 
Read more…

Ăn mày Quá khứ, hay Chí Phèo Quá khứ … thế nào cũng được

tháng 11 06, 2013 |

1


Cái gọi là lễ Tưởng Niệm cố TT Ngụy quyền Ngô Đình Diệm Tại Orlando, Florida

Xứ Thanh

“Orlando, 26-10-2013 - Một lễ truy điệu Cố TT Ngô Đình Diệm, Tổng Thống đầu tiên của nước Việt Nam Công Hòa (1954-1963) được tổ chức tại Giáo Xứ Philippe Phan Văn Minh, thành phố Orlando Florida vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy 26-10-2013. Một Thánh Lễ đồng tế đã được cử hành long trọng với lễ dâng hương. Cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di đọc bài tiểu sử của cố Tổng Thống NĐD, sự hình thành và những thành tựu của một nước độc lập sau khi hiệp định Geneve 1954 chia đôi Việt Nam thành hai: nước Việt Nam Cộng Hòa theo thể chế dân chủ tự do ở miền Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc theo chế độ độc tài cộng sản.

Biến cố đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã lật đổ nền đệ Nhất Cộng Hòa và sát hạt TT Ngô Đình Diệm và bào đệ là Cố Vấn Ngô Đình Nhu, thành lập nền đệ nhị Cộng Hòa, cuối cùng đưa đến sự sụp của Miến Nam Việt Nam ngày 30-4-1975. Toàn thể Việt Nam hai miền đã bị cai trị dưới ách độc tài Cộng Sản trên 38 năm qua.

Khoảng 200 người đã tham dự bao gồm các thành phần quân dân cán chính đủ mọi tôn giáo, tuổi tác, và xã hội.

Mọi người lần lượt lên dâng hương trước bàn thờ di ảnh của cố TT Ngôi Đình Diệm. Buổi lễ kết thúc trong sự bồi hồi nhớ tiếc một vị nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Cộng Hòa. LM chánh xứ trong lời phát biểu kết thúc đã nói đại ý: Tôi sinh năm 1960, nên lúc TT NĐD bị giết tôi không biết gì. Sau này, qua những tài liệu tin tức thì được biết đã có sự sắp xếp để TT ra đi, nhưng TT từ chối, cho thấy Ngài thà chết để bày tỏ chí khí và chính nghĩa Quốc Gia đối với dân tộc và đất nước Việt Nam hơn là ra đi lưu vong tại nước ngoài.”

Đọc bài viết tự bản thân thấy bản thân ớn lạnh. Bởi giữa thế kỷ 21 rồi, vẫn còn những tên “Chí Phèo dĩ vãng”, mang tư tưởng hận thù chế độ Việt Nam đang trên đà phát triển hiện nay, để hoài tưởng về một thây ma của chế độ cũ, một chế độ được cả thế giới biết đến như một vết đen trong lịch sử dân tộc.

Ngô Đình Diệm là ai? Có lẽ chẳng cần phải nói nhiều bởi nhắc đến Diệm ai cũng ớn lạnh đến căm thù tột độ khi nghĩ ngay tới một gã đồ tể, bán nước nhưng lại là cha đẻ của “đạo luật 10/59” cho phép quân đội người Việt lê máy chém đi khắp miền Nam Việt Nam để khủng bố, và đàn áp đồng bào mình trong biển máu. Câu nói nổi tiếng của hắn sau khi ăn gan nuốt máu đồng bào mình: “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” có lẽ chưa đủ thể hiện sự sát nhân của Diệm và chế độ Ngụy quyền.

Cùng nhìn lại một số hính ảnh của lũ bán nước trong cái gọi là lễ tưởng niệm “Ngụy quyền Ngô Dình Diệm” mà chúng tự đăng tải.



















2

4
Read more…

CẦN NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ THEO ĐÚNG VỚI THỰC TẾ KHÁCH QUAN

tháng 11 04, 2013 |
1

 

Việt Dũng

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng giải phóng dân tộc, nhiều người đã được vinh danh, người người nối tiếp nhau truyền thống vẻ vang của dân tộc, trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng vĩ đại nhất, trang sử Người để lại vẻ vang nhất và là hành trang cho thế hệ mai sau cần phải học tập và noi theo.

Đối với Hồ Chí Minh, ở Việt Nam tuyệt đối không có tệ sùng bái cá nhân, không có sự thúc ép của tổ chức nào mà đó là sự tự thôi thúc của bao con tim, khối óc của đồng bào mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó.

Công lao như trời bể của Bác không ai trong đất nước Việt Nam là không biết đến, Người đã đưa dân tộc ta thoát khỏi ách lầm than của kiếp nô dịch, từng bước đưa lại độc lập tự do cho người dân, đưa nước ta phát triển theo con đường đúng đắn nhất. Công lao của Bác đã được cả thế giới ghi nhận như một chiến công hiển hách trong thế kỷ XX. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh bà Katherin Muller – Marin, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã nhận định : “Hồ Chí Minh là một vĩ nhân có tầm nhìn xa trông rộng, Người đoán trước được sự phát triển vi đại của dân tộc Việt Nam và do đó, đã góp phần vào việc xây dựng một phong cách mới của ngoại giao Việt Nam, một phong cách đã giúp Việt Nam xác lập thành công vị trí của mình ở khu vực và trên thế giới, rất phù hợp với những khái niệm về hòa bình hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên thế giới được UNESCO quảng bá”.

Tuy nhiên hiện nay một số đối tượng thù địch với Nhà nước Việt Nam đang muốn “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”. Có nhưng người vì những mục đích đê hèn hoặc và bất mãn sâu sắc với chế độ đã tiến hành xuyên tạc, bịa đặt về thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ. Chúng ta thường thấy những bài viết trên các phương tiện thông tin công cộng với các chủ bút danh như Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Lê Hữu Mục, Thế Anh.. Đây là một trong những thủ đoạn thâm hiểm nhất mà các thế lực thù địch đang sử dụng nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Nhiều người trong số họ là người bất mãn với chế độ chính trị Việt Nam hiện tại cho nên những tác phẩm của họ toát lên những mùi vị cực đoan, hằn học, với lời lẽ lập luận nặng mùi vu cáo xuyên tạc. Số người bất mãn này thường liên lạc với nhau ở trong và ngoài nước, tự phong là những người dân chủ, “bất đồng chính kiến”, họ cho mình cái quyền được nói, được phủ nhận tất cả những gì liên quan đến lịch sử của dân tộc, thực chất đó là bôi xấu, bôi lem lại lịch sử, nhào nặn theo ý muốn của chúng để rồi dựa vào đó để tạo ra cái cớ nhằm mục đích lật đổ chính quyền, hướng tới xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.

Vì vậy, chúng ta cần phải thực sự có tầm nhìn và bản lĩnh chính trị để có thể phân biệt rõ ràng những luận điệu vu cáo, xuyên tạc trên để đảm bảo giữ vững được sự thật lịch sử cũng như để khẳng định tấm lòng của mỗi người dân đối với Bác Hồ vĩ đại
Read more…