Việt Dũng
Để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông, bên cạnh những hoạt động xâm lấn trên thực tế như chiếm giữ trái phép Hoàng Sa và một phần Trường Sa, bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam thì Trung Quốc còn đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc trong thời gian qua đuợc thể hiện trên một số khía cạnh cụ thể sau:
- Về nội dung tuyên truyền: Trung Quốc tập trung tuyên truyền về cơ sở lịch sử của mình trên Biển Đông, giải thích cho sự ra đời của
“đường lưỡi bò”. Theo đó, Trung Quốc cho rằng việc Trung Quốc có diện tích trên Biển Đông như bản đồ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra là hợp lý bởi căn cứ vào luật pháp quốc tế mà cụ thể là Công ước về Luật Biển 1982 điều đó là phù hợp. Quan điểm mà Trung Quốc đưa ra đây là vùng biển thuộc vùng nước lịch sử và khi công bố bản đồ “
đường lưỡi bò” thì các quốc gia khác không lên tiếng phản đối. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành tuyên truyền về cơ sở pháp lý tại Biển Đông với việc cho ban hành và áp dụng hàng loạt các văn bản pháp lý như: “
Quy hoạch chức năng biển toàn quốc bao gồm vùng chức năng biển” tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc còn công khai tuyên truyền về chủ trương, chính sách trên Biển Đông thể hiện lập trường, quan điểm trong giải quyết tranh chấp tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bên cạnh những quan điểm về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình trên nguyên tắc bình đẳng thì Trung Quốc còn tuyên truyền tư tưởng “
nước lớn”, “
bành trướng” như “
giải quyết tranh chấp với các nước xung quanh, Trung Quốc phải dám đánh thì mới có thể hòa”. Hay trong thời gian gần đây báo mạng Trung Quốc liên tục xuất hiện các tin đồn “
dạy cho Việt Nam một bài học”. Để hợp pháp hóa hoạt động chiếm đóng và hiện diện của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tuyên truyền cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế về các hoạt động như: tổ chức tuyên truyền về hoạt động du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, tuyên truyền về cuộc đua thuyền buồm… Các hoạt động này được tuyên truyền công khai, rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc.
- Về hình thức tuyên truyền: Trung Quốc sử dụng các hình thức tuyên truyền rất đa dạng, phong phú như: thông qua báo chí, xuất bản các loại sách báo, tác phẩm nghệ thuật, khoa học và các phương tiện truyền thông phổ biến khác.
Trung Quốc đã cho lập ra một văn phòng đại diện của Đài Tiếng nói Vịnh Bắc Bộ (Reibuday Radio – BDR) ở Quảng Tây (cạnh Móng Cái – Quảng Ninh) để phục vụ cho công tác tuyên truyền. Khu vực hướng tới là Đông Nam Á với năm thứ tiếng khác nhau như: tiếng Việt, tiếng Anh, Quan Thoại, Thái, Quảng Đông… Nội dung chủ yếu xuyên tạc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và tuyên truyền về chính sách của Trung Quốc.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã sử dụng báo chí như một công cụ tuyên truyền đắc lực phục vụ chính sách của Nhà nước Trung Quốc về Biển Đông. Các báo chí Nhà nước Trung Quốc như: Thời báo Hoàn Cầu, Tạp chí tri thức thế giới Trung cộng, Nhân dân Nhật báo đều đồng loạt đưa ra các tin bài khẳng định “
chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông với những cơ sở lịch sử và cơ sở pháp lý được “
nhào nặn” từ các chuyên gia người Trung Quốc để biện minh cho “
đường lưỡi bò” phi lý. Hơn nữa, các báo chí trong nước của Trung Quốc tập trung đưa tin về các hoạt động xây dựng lực lượng hải quân, xây dựng các cơ sở vật chất của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tuyên truyền về chiến lược phát triển Biển Đông trong các ngành, lĩnh vực cụ thể như: Chiến lược phát triển kinh tế biển, Chiến lược phát triển nghề cá ở Tây Sa… nhằm phô trương sức mạnh, tiềm lực và khả năng kiểm soát Biển Đông. Cùng với đó trong các bài viết, báo chí Trung Quốc luôn đưa ra những thông tin về các hoạt động được cho là “
khiêu khích” của nước ngoài đối với Biển Đông như cho tàu cá của ngư dân “
xâm nhập” đánh bắt cá “
trái phép” trong vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc. Liên tiếp trong thời gian gần đây, báo chí Trung Quốc đều đưa ra các tin bài xuyên tạc sự thật như tháng 11/2011 tạp chí Tri thức thế giới Trung cộng đăng bài vu cáo “
Việt Nam là nước hung hăng nhất trong cuộc chiến tranh giành Nam Hải”. Ngoài ra, tạp chí này còn cho đăng bài “
Nam Hải: Điểm gây ra áp lực khi Trung Quốc trỗi dậy”, tiếp tục công kích Việt Nam gọi “
Việt Nam là kẻ hai mặt”, nước “
nổ phát súng đầu tiên” trong vấn đề Biển Đông [9]. Thời báo Hoàn Cầu trong các ngày 22, 23 và 28 tháng 3 năm 2012 đã dẫn lời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc họp trong ngày 22 tháng 3 cho rằng “
Ngư dân Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa)”.
Bên cạnh sử dụng báo in thì Trung Quốc còn đẩy mạnh sử dụng các loại báo mạng để tuyên truyền tới đông đảo các đối tượng là tri thức, giới trẻ, học sinh, sinh viên với nội dung, liều lượng khác nhau tùy thuộc vào diễn biến tình hình tranh chấp, nhưng nhìn chung đều có quan điểm xuyên tạc tình hình thực tế và tuyên truyền cho chính sách “
đường lưỡi bò” của mình, vu cáo các nước khác vi phạm chủ quyền “
không thể tranh cãi” tại các khu vực biển Trung Quốc chiếm đóng. Cụ thể: trang mạng China.com ngày 27/3/1012 đã đăng loạt bài “
Tranh chấp Nam Hải: Việt Nam tự biên tự diễn nhằm mục đích gì?” hay “
giải quyết vấn đề Nam Hải phải có uy lực tuyệt đối manh động sẽ thất bại”. Theo đó, thể hiện quan điểm Trung Quốc là nước đầu tiên chiếm hữu và khai thác tài nguyên Biển Đông, Trung Quốc có đầy đủ các cơ sở đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, song các nước khác vì lợi ích dân tộc đã đòi hỏi chủ quyền, không ngừng khiêu khích Trung Quốc. Từ đó, nhấn mạnh quan điểm là phải “
có hành động thực tế” để ngăn chặn Việt Nam và các nước xâm chiếm chủ quyền Trung Quốc: “
không nên suốt ngày chỉ nói những lời chỉ đủ để gãi ngứa, phải đánh cho kẻ thù một trận đòn đau để họ phải nhớ suốt đời”. Những lời lẽ này đã kích động mạnh mẽ đến tâm lý dân tộc cực đoan trong nhân dân làm cho nhân dân Trung Quốc bị ngộ nhận và hiểu sai về tình hình thực tiễn. Ngoài ra, trang mạng của báo Thời báo Hoàn Cầu 6/12/2012 đã cho đăng bài dưới hình thức mục điều tra ý kiến bạn đọc về các nước láng giềng, bằng cách đánh dấu vào câu hỏi gợi ý cho sẵn trong đó đối với Việt Nam, có nhiều câu hỏi như: “
vong ơn bội nghĩa”, “
xâm chiếm Biển Đông”, “
nham hiểm”, “
hiếu chiến” hoặc “
bài Hoa”, gây dư luận xấu về hình ảnh của Việt Nam trong cộng đồng người Hoa.
Không chỉ ở sách báo mang tính chính luận Nhà nước Trung Quốc còn sử dụng báo chí tư nhân để tiến hành tuyên truyền về tình hình Biển Đông cho đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước. Trung Quốc cho phép báo chí tư nhân đưa tin bài để tạo tính khách quan trong đánh giá tình hình, gây ra dư luận trái chiều theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Thực chất các báo chí tư nhân này đều nằm dưới sự kiểm soát, kiểm duyệt của Trung Quốc nên thông tin đưa ra mang tính chủ quan, bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.
Trung Quốc sử dụng tổng hợp các hình thức tuyên truyền khác như cho xuất bản các sách, các truyện, tập tô màu cho thiếu nhi trong đó có in hình “
đường lưỡi bò” ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Với hình thức này Trung Quốc đã gián tiếp tác động tới tư tưởng của thanh thiếu nhi về chủ quyền biên giới lãnh thổ trên biển của mình. Thời gian qua, Trung Quốc đã sử dụng thủ đoạn in hình “
đường lưỡi bò” phi pháp ngay trên hộ chiếu của công dân khi xuất cảnh ra nước ngoài làm việc, học tập. Hình ảnh đường lưỡi bò được in chìm dưới thông tin người sử dụng hộ chiếu, mục đích không chỉ tuyên truyền cho nhân dân khẳng định chủ quyền phi pháp trên Biển Đông mà thông qua việc xuất cảnh, nhập cảnh thì nước tiếp nhận đã gián tiếp thừa nhận tính hợp pháp của “
đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho lưu hành rộng rãi game online “
hành động liên hợp Nam Hải” trong đó có chứa đựng những thông tin, hình ảnh kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người chơi có thể quyên góp tiền ủng hộ cho quân đội đồn trú trái phép ở Trường Sa bằng số giờ chơi của mình. Trung Quốc còn chèn bản đồ “
đường lưỡi bò” phi pháp trên các tạp chí khoa học quốc tế, khi các học giả Trung Quốc hoàn thiện các công trình khoa học gửi ra bên ngoài cho đăng trên các tạp chí nổi tiếng như: Nature, Science. Các hoạt động này đã bị vạch trần và bị dư luận quốc tế lên tiếng phản đối mạnh mẽ, các tạp chí trên đã cho đăng các bài viết để bày tỏ thái độ không chấp nhận “
đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc trong các ấn phẩm khoa học. Tạp chí Nature đã lên án hành động lấn chiếm và phản khoa học của các học giả Trung Quốc về vấn đề trên và tuyên bố “
sẽ không có chỗ cho đường lưỡi bò” trên tạp chí này. Tạp chí Science cũng lên tiếng phản đối tính phi pháp của đường lưỡi bò này. Đây là cơ sở cho các tạp chí khác không đăng các bài nghiên cứu có in hình “
đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Bởi vì một tạp chí nghiên cứu nghiêm túc sẽ không bao giờ bị lợi dụng vì mục đích chính trị.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, triển lãm ảnh, sách có nội dung liên quan đến Biển Đông và xu hướng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông nhằm tạo không khí tranh luận trong nước theo hướng bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc; tạo sự đồng tình ủng hộ trong các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động tuyên truyền này của Trung Quốc đều bị vạch trần và bị phản đối quyết liệt không chỉ có các quốc gia có cùng tranh chấp mà ngay các nước không có liên quan cũng phản đối mạnh mẽ.
Trung Quốc còn sử dụng các cơ quan thông tin đối ngoại để tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền phi pháp của mình tại Biển Đông cũng như thể hiện quan điểm, chính sách nhất quán trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đối với công luận quốc tế nói chung và các tầng lớp nhân dân tại các nước có tranh chấp. Thông qua Bộ Ngoại giao để đưa ra các bình luận lên tiếng bảo vệ hay biện minh cho các hoạt động manh động của Trung Quốc trên Biển Đông hoặc lên tiếng phản đối hoạt động của các quốc gia đang thực hiện quyền chủ quyền của mình trong khu vực biển mà quốc gia đó kiểm soát, quản lý.
- Đối tượng tuyên truyền: Trung Quốc tiến hành các hoạt động tuyên truyền trước hết hướng đến là các công dân trong nước như: trí thức, học sinh, sinh viên, công nhân viên chức nhà nước… Với việc sử dụng các tầng lớp tri thức, các chuyên gia cho ra các tác phẩm khoa học, bình luận nhạy cảm đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của thanh niên, sinh viên, kích động tâm lý bài ngoại, dân tộc chủ nghĩa trong các phần tử quá khích, gây nên làn sóng ủng hộ chính quyền trong giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác.
Ngoài ra, các cơ quan thông tin đối ngoại, truyền thông của Trung Quốc còn hướng công tác tuyên truyền đến cộng đồng, người Hoa kiều ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế nói chung. Bằng việc cho phát các chương trình truyền hình, phát thanh với nhiều thứ tiếng khác nhau, Trung Quốc chú trọng định hướng dư luận xung quanh các hoạt động của mình tại khu vực tranh chấp; tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo Hoa kiều, thông qua Hoa kiều để tuyên truyền tới đông đảo cộng đồng nơi đông dân Hoa kiều sinh sống. Ngoài ra, thông qua con đường ngoại giao, Trung Quốc tích cực mở rộng công tác thông tin tuyên truyền tới nhiều đối tượng là công dân của các nước trên thế giới, các thông tin được đưa ra đều bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến cho cộng đồng quốc tế có cách nhìn nhận và đánh giá tình hình thực tiễn ở Biển Đông bị sai lệch có lợi cho Trung Quốc.
Trung Quốc luôn được người khác biết đến với những âm mưu vô cùng thâm độc và những thủ đoạn vô cùng gian xảo nhất là đối với biển Đông. Chúng sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn, nói dối trắng trợn để lừa dối người dân nước họ và không ngại sử dụng mọi phương tiện truyền thông để hợp thức hóa những vùng tranh chấp của chúng cho thế giới, rõ ràng những đòn che mắt người dân nước họ và người trên thế giới của chúng được ra chỉ thị từ chính phủ nên đã được thực hiện một cách đồng bộ. Điều đó thể hiện quyết tâm của chúng với biển Đông là rõ ràng.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang ngày càng thể hiện rõ quyết tâm cũng như ham muốn chiếm đoạt vĩnh viễn những vùng hiện đang tranh chấp lãnh thổ đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam ta, chúng luôn tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật những gì diễn ra trên biển Đông cho người dân nước họ nhằm bịt mắt những con người yêu hòa bình, yêu sự công bằng làm người dân họ mù quáng tin vào những gì chính quyền họ đang làm, đó thật là những chiêu bài thâm độc của Trung Quốc.
Trả lờiXóađây chính là một chiêu bài, một hành động nhục nhã mà Trung Quốc từ lâu đã làm, Trung Quốc đang đầu độc chính dân tộc của họ, đang làm mù đi thông tin thật về Biển Đông, rồi Trung Quốc sẽ phải chịu nhận những hậu quả mà do các hành dộng này gây ra thôi. tôi chỉ xin nói một điều rằng, dù Trung Quốc có những hành động gì thì sự thật mãi luôn là sự thật, và Việt Nam có đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của đất nước mình , và thế giới còn có cả toàn án quốc tế để giải quyết nên Trung Quốc cho dù che dấu đến đâu cũng vô ích thôi
Trả lờiXóaKhông thể nào chấp nhận được cho những hành động ngang ngược này của Trung Quốc.Họ đang thật sự nhận vơ những gì không thuộc về của họ.Chủ quyền lãnh thổ việt nam ở trên biển đã được khẳng định từ lâu và luôn được bạn bè thế giới công nhận.Việt Nam trước sau như một luôn thể hiện con đường giải quyết tranh chấp của mình bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như là sự ủng hộ của thế giới.Mỗi người trong chúng ta cần có những nhận thức và việc làm đúng đắn hơn nữa về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc để góp phần cùng với Đảng và nhà nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Trả lờiXóaTrung Quốc thật sự là đang quá ngang ngược với những việc làm của mình.Những hành động vi phạm chủ quyền kia là không thể nào chấp nhận được.Những lí luận và bằng chứng mà bọn Tàu Khựa kia đưa ra về đường lưỡi bò là hết sức phi lí.Việt Nam một lần nữa yêu cầu trung quốc dừng ngay những hành động kia lại.Việt Nam có đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền lãnh thổ của mình.Tàu khựa các ngươi hãy luôn nhớ rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.
Trả lờiXóaCó lẽ đây là truyền thống của người Trung Quốc rồi ! luôn muốn lần chiếm muốn chinh phục người khác ! muốn mình là bá chủ ! hết cướp đất rồi đến cướp biển Trung Quốc giờ chắc đang coi biển đông là cái ao của nhà mình thỏa sức làm gì trên đó cũng được ! nhưng thực chất là cái lưỡi bò phi lý mọc ra từ co bò Trung Quốc ! cái lưỡi bị cắt lúc nào không biết nữa nhưng giờ trung Quốc đang cố hợp lý hóa cái lưỡi bò đó ! vì thế mà chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động để cắt cái lưỡi bò ngỗ ngược đi !
Trả lờiXóaNhân dân Việt Nam không thể nào chấp nhận được hành vi bỉ ổi của Trung Quốc trong thời gian qua. Chúng tự công bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam dù biết chúng ta có đầy đủ chủ quyền về hai quần đảo. Đây là hành vi cướp hai quần đảo của chúng ta. Chúng ỷ mạnh hiếp yếu đây mà vì nghĩ rằng Việt Nam ta là một nước nhỏ nên có thể cướp đảo của ta. Nhân dân ta đoàn kết một lòng đả đảo Tàu Khựa kiên quyết không để chủ quyền hai quần đảo của dân tộc rơi vào tay chúng.
Trả lờiXóaTrong khu vực Trung Quốc luôn có tranh chấp với rất nhiều nước, không chỉ riêng gì Việt Nam. Chúng lợi thế về sức mạnh kinh tế và quân sự, vị thế một nước lớn nên luôn gây hấn thậm chí đe dọa các nước khác. Đây là một điều vô cùng bất bình và gây bức xúc cho tất cả các nước khác. Nếu các nước đơn lẻ cùng liên kết lại với nhau để cùng chống lại sự ngang ngược này của Trung Quốc thì thử hỏi Trung Quốc còn dám làm gì nữa.
Trả lờiXóaTrung Quốc quá coi thường luật pháp quốc tế. Chúng tự cho mình cái quyền công nhận chủ quyền biển đảo của quốc gia khác thành chủ quyền của nước mình. Hành động đó không chỉ gây phẫn nộ cho nhân dân Việt nam mà còn gây bất bình trong dư luận quốc tế. Quốc tế nên có những hành vi trừng phạt nghiêm khắc với Trung Quốc. Không thể để chúng ngày càng manh động như vậy được.
Trả lờiXóaTrên đảo của Việt nam, chủ quyền của Việt nam mà Trung Quốc ngang nhiên tổ chức các hoạt động, chúng tự cho mình cái quyền thích làm gì thì làm trên đất người khác cho rằng hai quần đảo của ta là thuộc chủ quyền của chúng. Cái đường lưỡi bò khỉ gió của chúng. ở đâu ra vậy? Hay là một dân tộc ngu như bò nên mới có đường lưỡi bò. Vậy nên gọi Trung Quốc là dân tộc bò rồi còn gì. Dân tộc hơn 1 tỷ ba con bò cơ đấy.
Trả lờiXóaKiên quyết làm thất bại mọi âm mưu của kẻ "hàng xóm" xấu tính. Dân tộc ta không phải là dân tộc có quân đội mạnh nhất nhưng không một quân đội mạnh nhất nào có thể khuất phục chúng ta
Trả lờiXóatrong tình hình hiện nay khi mà mạng internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, lợi dụng nhu cầu này của người dân nhất là giới trẻ, Trung Quốc đưa ra nhiều phần mềm được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng cư dân mạng như phần mềm Wechat... Người dùng Việt Nam và các nước khác có lẽ không hề biết rằng đây là “trò lừa đảo” của Trung Quốc. chúng ta cần hết sức nâng cao cảnh giác về vấn đề này đây là một chiêu trò bỉ ổi vô liêm sỉ của tàu Khựa
Trả lờiXóathông qua Internet Trung Quốc đã cho đăng tải một lượng rất lớn thông tin, bài viết tuyên truyền xuyên tạc chủ quyền biển, đảo Việt Nam nhằm đầu độc tư tưởng của không chỉ của nhân dân Trung Quốc mà còn là nhân dân thế giới làm cho họ hiểu nhầm về chủ quyền biển, đảo Việt Nam nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhằm thực hiện âm mưu “độc chiếm Biển Đông”. Chính vì vậy việc khẩn trương triển khai các hình thức đấu tranh phản bác với các luận điệu sai trái của Trung Quốc nhất là trên mạng Internet trở thành vấn đề hết sức quan trọng nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.
Trả lờiXóaÂm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc không còn là mới nhưng nó luôn luôn nóng, nó tạo căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông này. Trung Quốc họ làm đủ mọi thủ đoạn để tuyên truyền những luận điệu sai trái về chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông, lợi dụng truyền thông, internet, báo trí... Nhưng tất cả hành động trái phép của Trung Quốc luôn nhận được sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng thế giới, âm mưu đó của Trung Quốc sẽ mãi thất bại.
Trả lờiXóaTrung Quốc ngày càng trắng trợn trong vấn đề biển Đông,Trung Quốc ngày càng đang thể hiện rõ âm mưu bá quyền trên biển. Trung Quốc luôn có các hành động gây hấn trên biển bên cạnh đó Trung Quốc hiện nay đã vô lý ra tuyên bố về đường lưỡi bò, có các hành vi tuyên truyền đối với âm mưu của chúng. Cũng như hiện nay chúng đang có những hành động như thiết lập vùng nhận dạng trên không tại biển Hoa Nam, sắp tới dự đoán là hoạt động này sẽ xảy ra tại cả ở biển Đông,
Trả lờiXóaNhững hành động , việc làm của Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông với Việt Nam đều là những hành động vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm lãnh thổ của Việt Nam, việc xâm phạm nghiêm trọng lãnh hải của nhiều quốc gia trong khu vực biển Đông trong đó có Việt Nam là hành động không thể chấp nhận được. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng về hành động vi phạm của Trung Quốc. Không thể để họ nghĩ mình là nước lớn thì thích làm gì cũng được.
Trả lờiXóaSự ngang ngược trắng trợn của TQ đã bị cả thế giới lên án phản đối rồi. Nhật Bản cũng cho máy bay rượt đuổi máy bay TQ trên biển Đông rồi. Căn bản là TQ không dám công khai tranh luận với VN, VN hoàn toàn đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền trên biển Đông. Rồi xem TQ dám làm gì tiếp
Trả lờiXóaCàng ngày Trung Quốc càng có những hành động ngang ngươc và bành trướng về tranh chấp biển đảo, tranh chấp lãnh thổ với các nước lân cận. Những hành động đó được cả thế giới biết đến và lên án. Ở Việt Nam Với những hành động xuyên tạc về chủ quyền biển đảo mà Trung Quốc đang thực hiện, đề nghị bên phía Trung Quốc tuân thủ đúng luật , đúng nguyên tắc để quan hệ 2 nước tốt đẹp hơn.
Trả lờiXóakhu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo công ước luật biển của LHQ 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp , chúng nó đang cố tình xuyên tạc điều này
Trả lờiXóaViệt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước
Trả lờiXóaTrung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.nhưng chíng chúng mới đnag xuyên tạc 1 cách lố bịch , mặc dù không phải của mình chúng vẫn lao ra cướp và vu không ngang nhiên tổ chức và bảo là của mình lừa gạt nhân dân trung hoa để dân chúng họ nghĩ từ xưa biển đông thuộc về trung quốc hết haiz
Trả lờiXóaMột số tờ báo Trung Quốc đã vu cáo Việt Nam “âm mưu giành những gì không phải của mình” khi Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thậm chí còn cho đăng những bài báo nói rằng “Việt Nam làm trái Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002” và “làm phức tạp tình hình Biển Đông”. Một số cơ quan báo chí của Trung Quốc còn lớn tiếng: “Việt Nam cực kỳ lố bịch khi phản đối ngược lại Trung Quốc”; “Các đại biểu Quốc hội Việt Nam không quan tâm tới hòa bình, thịnh vượng”; “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông” và đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”; “Trung Quốc có thừa các biện pháp đáp trả”; “Hải quân Trung Quốc đã sẵn sàng chờ lệnh”; “Trung Quốc sẵn sàng áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn, bao gồm bảo vệ chủ quyền bằng vũ lực khi cần thiết”…
Trả lờiXóaBáo chí Trung Quốc cũng dẫn lời Thiếu tướng La Viện khi ông ta kêu gọi Bắc Kinh thành lập khu vực “không phận cảnh giới”, “khu vực phòng không” và triển khai quân đội cấp sư đoàn ở 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tướng diều hâu La Viện đề xuất, chiến đấu cơ và chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên Biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam. Trong tuyên bố hôm 28/6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết, quân đội nước này đã thành lập các đội tuần tra biển thường xuyên tại Biển Đông.
Trả lờiXóaBáo Trung Quốc răn đe rằng, Trung Quốc có lực lượng hải, không quân mạnh làm hậu thuẫn, nên không phải lo ngại vì những "hành vi khiêu khích" của một số nước; Trung Quốc có khả năng "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và ổn định của Biển Đông". Rõ ràng, những tuyên truyền xuyên tạc này của báo chí Trung Quốc cũng là một điều đáng để cảnh giác, đề phòng và xem đằng sau nó là ai.
Trả lờiXóaTheo bài báo, lực lượng tàu ngầm Việt Nam trong ngắn hạn vẫn chưa thể phát huy được khả năng răn đe lớn lắm. Trước đây, Hải quân Việt Nam chủ yếu trang bị tàu tên lửa, tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu ngầm cỡ nhỏ, không có kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm lớp Kilo - trang bị tác chiến phức tạp như vậy. Bọn tàu nó quá khinh thương quần ta , nhưng chúng ta còn có lòng đoàn kết dân tộc
Trả lờiXóaBài báo răn đe và tuyên truyền với luận điệu cũ cho rằng, lực lượng Hải, Không quân Trung Quốc là sự "bảo đảm quan trọng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và sự ổn định của Biển Đông", "sẽ không đem lại cơ hội cho những người lòng dạ khó lường". Như vậy, tuy không tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, nhưng cứ khăng khăng “khẳng định và bảo vệ chủ quyền đường lười bò” thì chắc chắn một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ chính thức tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”. Nói chung nó chỉ được cái xuyên tạc thôi
Trả lờiXóaBài báo lấy ví dụ cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ngày 6 tháng 1 đã tổ chức triển lãm tư liệu "bảo vệ Biển Đông", những tư liệu này khẳng định rất rõ ràng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nói chung bọn tàu chỉ dám nói mồm thôi chúng dùng những thủ đoạn ngôn luận để lừa bịp người dân
Trả lờiXóa