Cumoi@
Thời gian vừa qua có khá nhiều các cá nhân trong nước với bản chất thù địch với Nhà nước Việt Nam đã lập ra các Blog trên mạng hoặc thông qua các trang Web của các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài để đăng tải nhiều bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Điển hình như các đối tượng Nguyễn Văn Hải-blog Điếu cày, Tạ Phong Tần-blog Công lý và sự thật.... Hoặc cũng có người trực tiếp rải các tờ rơi, truyền đơn, treo các khẩu hiệu có nội dung chống Nhà nước như Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên - hai đối tượng đã rải nhiều tờ rơi, truyền đơn phản động và cờ ba sọc của chế độ Việt nam Cộng hòa. Những hoạt động của họ đã phần nào gây phức tạp tình hình an ninh trật tự và đi ngược lại với lợi ích của toàn dân tộc. Đó là những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên điều nực cười là những người này lại một mực cho rằng mình không hề vi phạm pháp luật mà đó chỉ là việc thể hiện chính kiến, là thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Và khi Nhà nước Việt Nam bắt, xét xử thì họ một mực kêu rằng
“mình vô tội” và
“Nhà nước Việt Nam đàn áp nhân quyền”. Gần như ngay lập tức thì một số cá nhân, tổ chức không thiện cảm với Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài cũng tuyên bố
“Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Trong số đó nổi lên là các tổ chức phản động lưu vong người Việt, một số nghị sỹ không thiện cảm với Việt Nam trong chính giới Mỹ và các nước phương Tây cũng như một số tổ chức quốc tế do các nước này thao túng, chi phối phục vụ cho mục đích, ý đồ chính trị của họ như tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW), tổ chức Ân xá quốc tế (AI) hay Phóng viên không biên giới (RSF)…Những luận điểm của họ chủ yếu xoay quanh các vấn đề như
“Việt Nam bóp ngẹt tự do báo chí”, “Việt Nam đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, các tù nhân lương tâm”… Rõ ràng đây là những hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống Đảng, chống Nhà nước Việt Nam. Để làm rõ Việt Nam có vi phạm dân chủ, nhân quyền hay không cũng như sự thực ở các nước Mỹ, phương Tây có thật sự tôn trọng nhân quyền hay không thiết nghĩ cần xem xét mấy vấn đề sau:
- Thứ nhất, tôn trọng quyền con người và đảm bảo quyền con người được thực hiện đầy đủ luôn là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong các đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như được thể chế hóa trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam đó là Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Điều 6, 7, 8, 9, 10) và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi năm 2001). Hiến pháp Việt Nam năm 1992, văn kiện pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam, đã ghi nhận một cách trang trọng, rõ ràng và toàn diện các quyền con người (tại các điều 2 và 50) và nội dung các quyền này đã được thể hiện xuyên suốt trong các chương, mục của Hiến pháp, đặc biệt được nêu tập trung tại Chương 5 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (năm 2013), quyền con người cũng đặc biệt được nhấn mạnh và được quy định cụ thể (Điều 2 và Điều 15). Ngoài ra, các quyền cụ thể của con người còn được quy định rõ ràng tại Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” …
Các quyền tự do dân chủ, quyền con người quy định trong Hiến pháp đã không ngừng được cụ thể hóa trong các văn bản pháp quy của Việt Nam. Chỉ tính từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ban hành trên 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 bộ luật và luật, trên 120 pháp lệnh, gần 1000 văn bản của Chính phủ và trên 3000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành được thông qua và thực thi. Đặc biệt, Quốc hội đã thảo luận và thông qua nhiều đạo luật, pháp lệnh trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó có những đạo luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc hoàn thiện thể chế dân chủ, thực thi quyền con người như: Luật tổ chức Quốc hội; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ; Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Bộ Luật Dân sự; Bộ Luật tố tụng dân sự; Bộ Luật Hình sự; Bộ Luật Tố tụng Hình sự; Luật Báo chí; Luật Xuất bản; Luật khiếu nại, tố cáo của công dân; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Giáo dục; Luật Lao động, Luật tổ chức Công đoàn; Luật bình đẳng giới, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em... Như vậy xét dưới góc độ chính sách pháp luật thì nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Thứ hai, không chỉ quy định trong pháp luật mà quyền con người luôn được nhà nước Việt Nam đảm bảo trong thực tiễn. Điển hình như đối với quyền tự do báo chí, cho đến nay ở Việt Nam báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Hiện Việt Nam có 894 cơ quan báo chí với 759 báo in, 68 báo điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình và hệ thống báo chí trên mạng Internet. Việt Nam còn là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng, với hơn 20 triệu tín đồ tôn giáo, mọi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ, chức sắc diễn ra bình thường. Đội ngũ chức sắc, nhà tu hành không ngừng tăng. Nhà nước Việt Nam không ngừng tạo điều kiện để các tôn giáo ở Việt Nam mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế. Với những sự thật không thể
“chối cãi” như vậy thì rõ ràng những luận điệu
“Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền” chỉ là những đánh giá phiến diện, chủ quan và không xuất phát từ thực tiễn.
- Thứ ba, xét dưới gốc độ các quy định pháp luật quốc tế về quyền con người thì cũng thấy rõ không có chuyện Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, “đàn áp các tù nhân lương tâm, người bất đồng chính kiến”. Luật quốc tế về quyền con người được thể hiện trong hàng trăm văn kiện pháp lý quốc tế về vấn đề nhân quyền có hiệu lực toàn cầu hoặc khu vực, bao gồm: các công ước, nghị định thư; các tuyên ngôn, tuyên bố, khuyến nghị, hướng dẫn... Trong đó Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) là những văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng, đã thiết lập một hệ thống chuẩn mực pháp lý quốc tế cơ bản trên lĩnh vực quyền con người. Ngoài ra, Tuyên bố Têhêran (của Hội nghị nhân quyền thế giới năm 1968) và Tuyên bố Viên và chương trình hành động (của Hội nghị nhân quyền thế giới năm 1993) đã đưa ra nhiều quan điểm chung của cộng đồng thế giới về nhân quyền. Các công ước, tuyên ngôn, tuyên bố quốc tế nêu trên không chỉ là quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ, thúc đẩy các quyền và tự do căn bản của con người, mà nó còn phản ánh nhận thức chung của cộng đồng nhân loại về vấn đề nhân quyền.
Các văn bản trên đây quy định rất nhiều vấn đề trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân. Các quy định trong luật nhân quyền quốc tế không chỉ đề cập đến các quyền, mà còn đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng. Khoản 1, Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền quy định “Mỗi người đều có những nghĩa vụ với cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển một cách tự do và trọn vẹn.” Theo khoản 2 của điều này thì mỗi người, trong khi hưởng thụ các quyền và các tự do cá nhân phải chịu những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ. Trong lời nói đầu của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) đều ghi rõ “mỗi cá nhân, trong khi có nghĩa vụ đối với người khác và đối với cộng đồng của mình, thì phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền đã được thừa nhận trong Công ước này”
Như vậy có thể thấy cộng đồng quốc tế cũng nhấn mạnh rằng khi mỗi cá nhân thực hiện quyền của mình cần phải phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung của xã hội. Hành vi của những người như Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần không thể nói là thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách đơn thuần được mà đó chính là lợi dụng quyền này để tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định chính trị xã hội, trật tự công cộng. Những hành vi của họ đã trái với các tinh thần của cộng đồng quốc tế về quyền con người. Vì vậy không hề có chuyện Nhà nước Việt Nam “vi phạm nhân quyền”. Hoạt động của những người này là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại trật tự công cộng do đó việc họ phải chịu những hình phạt của pháp luật cũng là lẽ thường tình. Họ không phải là “tù nhân lương tâm, nhà bất đồng chính kiến” như các “mỹ từ” của Mỹ và phương Tây thường gọi mà họ chính là những người vi phạm pháp luật. Không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ bất kỳ nước nào khác trên thế giới kể cả Mỹ, Anh, Pháp khi có những cá nhân chống đối Nhà nước, gây mất trật tự xã hội thì họ cũng đều bị xử lý.
- Thứ tư, Mỹ là nước thường xuyên có những đánh giá thiếu khách quan, trung thực về tình hình nhân quyền tại Việt Nam nhưng ngay bản thân nước Mỹ cũng là nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Chúng ta còn nhớ sự kiện, bức màn bí mật của nhà tù Goan-ta-na-mô được hé lộ, đã tạo ra một sự phẫn nộ của hàng triệu người không chỉ ở nước Mỹ mà còn ở trên toàn thế giới. Nhà tù này được Chính phủ Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 2002, là nơi giam giữ, thẩm vấn những nghi can khủng bố nhằm vào nước Mỹ, họ bị giam giữ và tra tấn với những thủ đoạn dã man như thời Trung cổ. Có khoảng 100 tù nhân được chuyển tới Goan-ta-na-mô sau khi chịu những cuộc thẩm vấn với những đòn tra tấn “rùng rợn”, tàn bạo của những sĩ quan Mỹ đã bị mắc bệnh trầm cảm hoặc tâm thần. Rất nhiều tù nhân trong số này đã chống đối bằng cách nhịn đói hoặc cố gắng tự sát.
Trong cuộc chiến tranh Iraq, vào tháng 3/2003, lấy cớ tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, và giải phóng nhân dân Iraq khỏi chế độ độc tài, liên quân do Mỹ đứng đầu với khí thế áp đảo về lực lượng và vũ khí công nghệ cao đã tiến hành cuộc chiến lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein bất chấp nghị quyết của LHQ phủ quyết hành động này của Mỹ. Trong thời gian chiếm đóng, cuộc chiến của Mỹ đã làm hơn 100.000 dân thường Iraq chết, Mỹ không những không trấn áp được khủng bố mà Iraq còn trở thành một "địa bàn" cho khủng bố tung hoành. Sau này, không tìm thấy bằng chứng nào của sự tồn tại của vũ khí hủy diệt, chính phủ Mỹ đã buộc phải công khai thừa nhận nguồn tin Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt, nguyên nhân trực tiếp mà Mỹ nêu ra để tiến hành chiến tranh xâm lược Irad là không chính xác. Chỉ vì một nguồn tin chưa chính xác (tất nhiên trong đó có ý đồ chính trị của người Mỹ) mà Mỹ đã bất chấp luật pháp quốc tế, phát động một cuộc chiến tranh can thiệp vào một quốc gia độc lập, có chủ quyền và gây nên biết bao đau thương, tang tóc cho người dân Iraq. Phải chăng đó là những giá trị nhân quyền mà người Mỹ vẫn thường tự hào?
Tóm lại, những luận điệu “Việt Nam vi phạm nhân quyền” thực ra chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện, sai sự thật của những tổ chức, cá nhân không có thiện chí, thậm chí là thù địch với Nhà nước Việt Nam. Và suy cho cùng đây cũng chỉ là những hành động lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” chống phá Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật, Việt Nam vẫn là một đất nước dân chủ và với những nỗ lực của Đảng, Nhà nước cũng toàn thể nhân dân, Việt Nam vẫn đang có những bước tiến mạnh mẽ trên con đường xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Khổ là mấy cái đám mà chống phá chính quyền thì đều mang cái mác dân chủ thường xuyên xuyên tạc nói xấu chính quyền và đảng ! Điều quan trọng nhất là đám rận này được sự hậu thuẫn rất lớn từ những cơ quan nhân quyền ... ở các nước đế quốc tư bản ! bởi vậy mà khi chúng bị bắt vì hành phi vi phạm pháp luật dù là chốn thuế hay bất kì tội gì thì chúng đều cho rằng nhà nước ta bắt người hoạt động vì nhân quyền làm mất quyền tự do ... chúng mạnh mồm bởi chúng có bệ phóng sau mông ! nhưng những điều chúng nói đều bốc phét cả ! nhà nước chúng ta thì cũng chẳng tội gì mằ bắt mấy thằng võ mồm cả ! khi nào chúng lộ bản chất thật bằng hành động thì bắt !
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch cùng bè lũ rận chủ luôn xuyên tạc về các đường lối chính sách của Đảng ta. Chúng cho rằng Việt Nam không tôn trọng dân chủ nhân quyền. Thế nhưng đây chỉ là những đánh giá chủ quan phiếm diện của chúng bởi mục đích chính của chúng là lợi dụng điều đó để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Giờ thì ta đã trở thành thành viên của hội đồng nhân quyền thế giới. Thử xem chúng còn dám bố láo gì nữa nào.
Trả lờiXóaGiờ không thích ai thì nhìn đâu cũng ghét thôi , chúng ta khác nước Mỹ ở chế độ chính trị , khác nhau về những chủ trương chính sách phát triển kinh tế, an ninh, vv... có lẽ từ đó đã nảy sinh những điều khác nhau quan điểm về nhân quyền , nước MỸ không có quyền phán xét về dân chủ nhân quyền ở Việt Nam , chúng ta khác họ , không thể đánh đồng tất cả được
Trả lờiXóaluận điệu tuyên truyền, chống phá Đảng, nhà nước Việt Nam của các thế lực thù địch cũng như những tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài mà cụ thể trong thời gian qua đó chính là bọn chúng tung ra những luận điệu “Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Đó chỉ là nhăng cuội làm càn, của bọn chúng vì sự ghen ghét khi Việt Nam trở thành thành vien hội đồng nhân quyền của liên hợp quốc mà thôi, nên đây là điều rất bình thường cũng như bỉ ổi, bẩn thỉu của bọn chúng và chúng ta không cần quá ngạc nhiên.
Trả lờiXóaĐược bầu vào Hội đồng Nhân quyền cũng là một thắng lợi quan trọng của đối ngoại Việt Nam, thể hiện uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Thắng lợi này bắt nguồn từ những thành tựu to lớn đã đạt được trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đem lại cho người dân sự hưởng thụ ngày càng đầy đủ hơn các quyền con người và quyền công dân. Việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu cao nhất là sự kiện có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự tín nhiệm của các quốc gia thành viên LHQ, cũng như sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.
Trả lờiXóaCác thế lực phản động, thù địch luôn mong muốn giành lại những gì mà chúng đã mất. Vì vậy chúng sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, viện mọi nguyên cớ, dù là nhỏ nhất để nói xấu chế độ ta, đồng thời chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chúng cho rằng Việt Nam đã vi phạm nhân quyền trong một số lĩnh vực tư pháp, lao động, tôn giáo. Luận điệu của chúng là: Trong hoạt động xét xử của chúng ta vẫn có hình phạt tử hình. Hay trong sử dụng lao động, người lao động vẫn còn hưởng lương thấp… Những luận điệu trên là không có căn cứ bởi lẽ Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: Mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có lãnh thổ, chủ quyền riêng do chính quốc gia đó lập ra. Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng và bất khả xâm phạm.
Trả lờiXóaTổ quốc Việt Nam vô cùng thiêng liêng trong trái tim mỗi người Việt Nam. Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm kết hợp với dựng nước và giữ nước. Biết bao thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống để dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Khát vọng tự do ấy chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam, đồng thời cũng là ước mơ của toàn nhân loại. Nhưng chỉ có điều chúng ta nên nhớ, quyền tự do tốt đẹp nhất của mỗi con người, của mỗi dân tộc chính là quyền tự do trong pháp luật
Trả lờiXóatất cả những luận điệu, hành động đáng xấu hổ của bọn phản động, gắn mác dân chủ chỉ làm nên những vết nhơ cho chúng. Mọi điều mà chúng nói và làm chẳng qua cũng chỉ vì trục lợi cá nhân chứ chẳng có tí giá trị gì với thực tiễn. Các nước khi quan hệ với Việt Nam họ sẽ thấy hết được thực tế và biết đâu là sự thật và Việt Nam luôn được bạn bè thế gới đánh giá cao về các chính sách nhân quyền của mình.
Trả lờiXóaKhi luận điệu trên được đưa ra phần lớn trong số chúng được tạo dựng với một nền tảng của sự mạnh miệng cùng với sự so sánh khập khiễng áp đặt vào chính quyền. Luận điệu đưa là không thể hiện được ý chí của toàn bộ người dân trong xã hội họ chỉ lấy số lượng nhỏ, thành phần cá biệt để quy chụp cho toàn bộ xã hội.
Trả lờiXóađể một xã hội phát triển thực sự chúng ta bác bỏ những luận điệu sai trái không đúng.
Đấy chỉ toàn là luận điệu của các thế lực thù địch nhằm vào Việt Nam, nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Việt Nam mà thôi. Nhưng mục đích của chúng đã không thành công khi mà bạn bè quốc tế vẫn coi Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định bậc nhất. Bằng chứng là Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu rất cao.
Trả lờiXóaĐây là bài viết đã nói lên đầy đủ những hành động vu cáo, chống đối, xuyên tạc của bọn phản động, bọn dận chủ và cũng nêu lên được những chính sách và đường lối của nhà nước ta trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. Bài viết đã phân tích rất rõ Việt Nam ta là một nước dân chủ, nhân quyền nhưng bị nhiều thế lực, con người cả trong và ngoài nước chống đối, phản đối. Những luận điệu tố cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền đều là không thể chấp nhận được
Trả lờiXóaTrên thực tế cả thế giới đều đã công nhận nước ta là một nước dân chủ, nhân quyền chỉ có những kẻ phản bội tổ quốc mà đi theo tiếng gọi của những tổ chức phản động ngoài nước, và những nước có thái độ và định kiến không tốt với Việt Nam mới không suy nghĩ như vậy. Mỹ là một nước đứng đầu trong số đó và các tổ chức chống đối, phản động cũng chủ yếu là có trụ sở ở Mỹ, chính họ đã tài trợ và gieo giắt những suy nghĩ tiêu cực về Việt Nam.
Trả lờiXóaMỗi người dân đều có thể tự trả lời được Đảng, Nhà nước Việt Nam đối xử với nhân dân như thế nào. Chúng ta đang được sống trên một đất nước hòa bình, chúng ta được tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tuân thủ đúng luật pháp thì đâu có chuyện gì xảy ra. Làm gì có chuyện bất công không tôn trọng dân chủ nhân quyền như bọn nước ngoài nói. Thực sự là thấy vô cùng tức khi chúng cứ rêu rao Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền. Không lẽ nên vả vào mồm bọn chúng để chúng khỏi sủa nữa.
Trả lờiXóaĐúng là bọn phản quốc, vu cáo một cách trăng trợn như thế mà chúng cũng có thể làm được, chúng không sợ mọi người chửi cho hay sao?
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta có nhân quyền tốt hay không thì nhân dân Việt Nam đều cảm nhận được, và bạn bè quốc tế đánh giá rồi. Vừa qua Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền liên hợp quốc với số phiều cao nhất đã cho thấy sự ủng hộ và đánh giá cao về Việt Nam chúng ta trên vấn đề nhân quyền rồi.
Nhân quyền ở Việt Nam như thế nào không thể để những kẻ có truyền thống chống đối Việt Nam đánh giá được, vì như thế là không hề khách quan.
Trả lờiXóaVấn đề nhân quyền phải để nhân dân Việt Nam, người được hưởng hay không hưởng nhân quyền ở Việt Nam đánh giá và Các tổ chức quốc tế có uy tín, ban bè quốc tế đánh giá, khi đó mới khách quan được.
Nhìn vào cuộc sống ấm no, hòa bình mà nhân dân Việt Nam đang được hưởng và Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất là chúng ta có thể thấy ngay câu trả lời rồi!
Được bầu vào Hội đồng Nhân quyền cũng là một thắng lợi quan trọng của đối ngoại Việt Nam, thể hiện uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Thắng lợi này bắt nguồn từ những thành tựu to lớn đã đạt được trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đem lại cho người dân sự hưởng thụ ngày càng đầy đủ hơn các quyền con người và quyền công dân.
Trả lờiXóaViệc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu cao nhất là sự kiện có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự tín nhiệm của các quốc gia thành viên LHQ, cũng như sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam. Điều đó cho thấy: dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam ai cũng biết, thật đúng “hữu xạ tự nhiên hương” một cú đám mạnh cho lũ rận hay khiêu khích bớ móc 1 bài học , khi chúng cứ sủa lung tung
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước việt nam luôn có những chủ trương đúng đắn về quyền con người.Nó đã được thể hiện rất rõ và được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao bằng việc bỏ phiếu cho việt nam trúng cử vào hội đồng nhân quyền của liên hợp quốc.Đây vừa thể hiện thành quả xứng đáng của Đảng và nhà nước việt nam mà nó còn là cú tát mạnh vào vào mặt của các thế lực thù địch.Chúng đang âm mưu để chống phá nước ta.Hãy dừng lại đi những luận điệu vu cáo kia ạ
Trả lờiXóaBọn rận bán nước này nó không có việc gì khác để làm ngoài việc xuyên tạc,bôi nhọ để chống phá Đảng và nhà nước việt nam.Hãy nhìn vào quá khứ cũng như hiện tại là có thể thấy rõ được vấn đề dân chủ nhân quyền của việt nam như thế nào.Đừng có mà ngồi đó mà kêu than nữa đám rận kia ạ.Những luận điệu xuyên tạc kia không thể làm thay đổi thực tế đâu.Việc việt nam trúng cử vào hội đồng nhân quyền liên hợp quốc mới đây đã khẳng định tất cả rồi.Đúng là không biết xấu hổ.
Trả lờiXóaNhững luận điệu vu cáo trắng trợn kia thật sự là không thể nào thay đổi được sự thật là Việt nam là một nước luôn tôn trọng quyền của con người.Điều đó đã được khẳng định bằng việc việt nam trúng cử vào hội đồng nhân quyền liên hợp quốc với số phiếu cao nhất.Đó thật sự là một kết quả xứng đáng và cũng là sự khẳng định cho những kẻ chống phá kia rằng.Đừng có mà xuyên tạc vô ích nữa.
Trả lờiXóa