Cumoi@
Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề “nóng” và làm ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống xã hội. Một câu hỏi đặt ra là tham nhũng phải chăng chỉ xảy ra ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, tham nhũng là căn bệnh phổ biến của nhiều nước trên thế giới chứ không phảu chỉ riêng tại Việt Nam. Cụ thể là:
Tham nhũng xảy ra ở hầu hết các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu, nghèo, phát triển, đang phát triển hay kém phát triển và xảy ra ở mọi nơi, mọi cơ quan, tổ chức, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là những lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh tế và quản lý xã hội. Hiện nay, tham nhũng không ngừng gia tăng về quy mô, tính chất, phạm vi, thậm chí có nơi còn có sự câu kết chặt chẽ giữa những kẻ tham nhũng với những băng nhóm tội phạm maphia, giữa tham nhũng với tội phạm rửa tiền và sản xuất hàng giả, hoạt động có tính tổ chức, gắn liền với các vấn đề chính trị, vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Theo báo cáo điều tra tại 183 nước và vùng lãnh thổ của Tổ chức Minh bạch thế gới (TI) năm 2011, tình trạng tham nhũng trên thế giới đang có những diễn biến rất phức tạp và ở mức báo động khi số nước có mức độ tham nhũng nghiêm trọng đã tăng từ 75 nước (năm 2010) lên 83 nước (năm 2011)
[1]. Bên cạnh đó, cũng theo tổ chức này, số tiền hối lộ hàng năm trên thế giới có thể đạt 20 đến 40 tỷ USD, dùng để bôi trơn trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc thủ tục hành chính
[2]Tham nhũng xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó nghiêm trọng nhất là ở những nước đang phát triển và kém phát triển. Đây là khẳng định của hầu hết đại biểu các nước tại các cuộc đàm phán Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Không chỉ xảy ra nghiêm trọng ở các nước đang và kém phát triển, hiện nay tham nhũng cũng đang diễn biến phức tạp tại các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Theo tổ chức Minh bạch thế giới, châu Phi là những nước giàu tài nguyên nhất nhưng cũng là nơi có nạn tham nhũng trầm trọng nhất.
Đối với những nước phát triển, tham nhũng cũng xảy ra ở một số lĩnh vực nhưng thường ít hơn so với các nước đang phát triển và kém phát triển. Điển hình như Đan Mạch, quốc gia luôn được thế giới đánh giá là một trong những nước trong sạch nhất, có thứ tự xếp hạng cao trong bảng xếp hạng hàng năm về tình trạng tham nhũng của Tổ chức Minh bạch thế giới. Tại nước này, những hành vi tham nhũng có tính phổ biến ở các nước trên thế giới như nạn mãi lộ cảnh sát trên đường phố, nhũng nhiễu của công chức nơi công sở, tiêu cực ở trường học và bệnh viện... là những hành vi hoàn toàn xa lạ với thực tiễn đất nước và con người ở đây. Đan Mạch chỉ xảy ra một số vụ tham nhũng điển hình như, vụ một cảnh sát kiểm soát tàu thủy nhận hối lộ 1.800 điếu thuốc lá để bỏ qua sai phạm tàu chở hàng quá tải năm 2003; vụ một cảnh sát nhận hối lộ 500 curon (khoảng 100 USD) để bỏ qua lỗi chạy xe quá tốc độ; vụ một Thị trưởng thành phố nhân việc thi công xây dựng công trình của Thành phố đã nhờ xây dựng công trình vệ sinh trong nhà mình... Tuy nhiên, bên cạnh đó, đối với nhiều quốc gia phát triển khác, tuy số vụ tham nhũng xảy ra ít nhưng số tiền trong mỗi vụ lại rất lớn và tính chất nghiêm trọng trong mỗi vụ thường rất cao, chủ yếu xảy ra trong việc đấu thầu mua sắm tài sản công, dịch vụ công; trong các dự án xây dựng và trong quan hệ với quan chức nước ngoài. Điển hình như, vụ tập đoàn BAE (tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất ở Anh, Châu Âu và sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới) đã lập một quỹ đen trị giá 200 triệu USD để hối lộ cho các quan chức, thành viên Hoàng gia các nước Nam Phi, Tan-đa-ni-a, ả-rập-xê-út nhằm ký các hợp đồng bán vũ khí cho các quốc gia này vào các năm 1999, 2001, 2004;
Tham nhũng xảy ra nhiều ở các cơ quan nhà nước, thậm chí còn diễn ra ở những cơ quan bảo vệ pháp luật, lực lượng vũ trang như: Tòa án, Công tố, Cảnh sát, Quân đội... Đơn cử như ở Nga, theo thống kê của Viện Kiểm sát quân sự Nga, trong năm 2009 có khoảng 7.500 vụ tham nhũng liên quan tới lạm dụng quyền chức, hơn 200 quan chức bị trừng trị. Trong đó, có 534 quân nhân, đặc biệt là một số quan chức quân đội cấp cao đã dính líu đến các vụ tham nhũng.
Tính chất nghiêm trọng của nạn tham nhũng hiện nay còn được thể hiện ở nhiều vụ tham nhũng lớn xảy ra đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của kinh tế-xã hội. Trong đó, có không ít vụ mà những nhân vật tham nhũng được lôi ra ánh sáng chính là những quan chức cao cấp, nhân vật quan trọng trong bộ máy Nhà nước hoặc chính là những lãnh tụ của đảng phái cầm quyền. Điển hình như: vụ cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun bị truy tố vì trong thời gian cầm quyền đã để vợ nhận hối lộ hàng triệu USD từ Giám đốc điều hành công ty sản xuất giày Taekwang Industry; vụ cựu Thủ tướng Hàn Quốc, bà Han Myung-sook bị bắt giam vì nhận hối lộ 50.000 USD của một doanh nhân;
[1] Bảng xếp hạng sự trong sạch của các chính quyền năm 2011 của Tổ chức Minh bạch thế giới, nguồn: internet.
[2] 10 quốc gia tham nhũng nhắt thế giới, VnExpress, ngày 23/02/2010.
Ai nói rằng Tham nhũng chỉ xảy ra ở Việt Nam nào? Lập luận đó thật là ngớ ngẩn. Chưa bao giờ tôi thấy có ai có thể chụp một chiếc mũ phiến diện đến như thế về một sự vật hiện tượng cả. Ở đâu, đất nước nào hay lĩnh vực nào cũng có 2 mặt của nó. có cả mặt tích cực hay tiêu cực. Tham nhũng ở nước nào cũng có hết thôi.
Trả lờiXóaTham nhũng là một trong những vấn nạn mang tính quốc gia, cần phải dẹp bỏ nó nhưng lại chẳng thể nào xóa sổ nó ngay trong một sớm một chiều được cả. Theo tôi, chúng ta cần có những biện pháp mạnh và tích cực, phải thanh lọc cả bộ máy chứ không phải cứ ngồi hô khẩu hiệu, hay là đổ trách nhiệm lên đầu nhau được.
Trả lờiXóaTham nhũng, một vấn đề nóng của xã hội, trong thời buổi kinh tế thị trường, phát triển một cách mạnh mẽ thì tham nhũng lại càng dễ sảy ra, vấn nạn này nó không chỉ sảy ra ở Việt Nam mà còn rất nhiều các quốc gia trên thế giới, không phân biệt giàu nghèo, chính trị, văn hóa... nó gây ảnh hưởng xấu đến phát triển của xã hội. Mỗi con người chính là nhân tố tạo nên tham nhũng, vì vậy cần phải có biện pháp mạnh hơn trong phòng chống tham nhũng để vấn nạn ấy không cong sảy ra, có như vậy chúng ta mới có được một xã hội ổn định, ít tiêu cực được.
Trả lờiXóaTham nhũng là một vấn nạn lớn, vấn nạn này không chỉ tồn tại ở mỗi nước ta mà nó còn hoành hành trên toàn thế giới. Không thể nào xử lí trong một sớm một chiều được. Nhưng cũng cần phải có biện pháp thiết thực để khắc phục vấn nạn này, k thể để tình trạng này kéo dài mãi được
Trả lờiXóaNgười ta xếp Việt Nam đứng ở vị trí thứ 116/177. Nhưng con số này chẳng ý nghĩa gì cả, bởi được chấm bằng cái nhìn chính trị phiến diện. Chỉ cần biết nước ta còn tham nhũng cần phải đánh bại nó thì mới mong mọi chuyện tốt đẹp lên được. Thông tin thêm: Trung Quốc được đứng ở vị trí 80/177, đồng hạng với Hy Lạp tức là tốt hơn Việt Nam nhưng có người vẫn nói Việt Nam hơn Trung Quốc. Điều này chứng tỏ cái "Ban Giám khảo" này chấm chẳng khách quan gì và không nên tin.
Trả lờiXóaNgoài việc vi phạm luật pháp và khiến chi phí giao dịch tăng cao, tham nhũng còn làm suy yếu hệ thống thị trường tự do lành mạnh bằng cách triệt thoái việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư nhân, làm nản lòng các nhà đầu tư tiềm năng và lãng phí óc sáng tạo kinh doanh vào những hoạt động phân chia lại nguồn lực. Giải pháp cho vấn nạn này gồm hạn chế cơ hội trục lợi từ các biện pháp phi điều tiết, đơn giản hóa các thủ tục để giảm bớt sự tùy tiện trong đội ngũ công chức, tăng lương cho cán bộ đồng thời trừng phạt thích đáng nạn tham nhũng. Tuy vậy, quyết tâm chính trị sẽ vẫn là tiền đề quan trọng nhất đối với một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả.
Trả lờiXóaViệc trục lợi hoặc hưởng lợi có thể diễn ra cùng lúc với việc vi phạm nguyên tắc công minh, nhưng cũng có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Cụ thể, sự thiên vị của một cá nhân nhận hối lộ sẽ khiến cho kẻ hối lộ có bổn phận hoặc đôi khi bắt buộc phải ngấm ngầm đền đáp lại sự ưu ái đó. Bổn phận đó sẽ không mất đi theo thời gian, và vì vậy việc trục lợi từ những cá nhân hối lộ sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai. Nếu trả ơn bằng cách dành cho con trai của ông ta một công việc có thu nhập cao, nhưng cậu ta lại vừa bắt đầu học đại học thì rõ ràng là giữa việc cho và nhận có một khoảng cách về thời gian.khong chỉ ở việt nam mà rất nhiều nước trên thế giới đang xảy ra vấn nạn này
Trả lờiXóaTừ góc độ thực thi pháp luật, tham nhũng là một thỏa thuận. Đó là một thỏa thuận ngầm và vì đó là hành động trái luật nên không có tòa án nào trên thế giới ủng hộ loại thỏa thuận như vậy nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình thực thi. Trái lại một tòa án nghiêm minh sẽ xử tham nhũng là một tội hình sự. Chính tính chất đặc thù của tham nhũng là thỏa thuận trái luật như vậy đã làm nảy sinh chi phí giao dịch đáng kể, ngay cả Mĩ cũng tham nhũng rất nhiều ít hơn các nước là do Mĩ đã có chính săch cứu trợ khiến công dân kém cỏi ko có sự vươn lên
Trả lờiXóarong bối cảnh như vậy, tham nhũng được coi là hình thức vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị. Tham nhũng là chìa khóa cho sự cấu kết nội bộ của những nhóm người muốn lợi dụng lẫn nhau. Người ta sẽ tạo ra những công chức tham nhũng để thỏa mãn lòng mong muốn của kẻ cầm quyền đảm bảo được sự trung thành bằng cách ban chức tước cho họ. Bộ máy hành chính tham nhũng không là gì khác ngoài việc mở rộng hệ thống vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị, các vụ được phanh phui là cơ sở để các nhà rận chủ xuyên tạc và vu khống làm phình lên nghiên trọng vấn đề
Trả lờiXóa